Tại Sao Có 18 Vị La Hán Trong Phật Giáo?
Có thể bạn quan tâm
Trong Phật giáo, Thập Bát La Hán là 18 vị tu luyện tới cực hạn, vĩnh viễn giải thoát khỏi luân hồi, còn được gọi là Vô Cực Quả hoặc Giả Vô Học Quả. Xin giới thiệu cụ thể về 18 vị để bạn đọc có thêm thông tin.
Ý nghĩa chức danh La Hán trong Phật giáoLa Hán là đệ tử đắc đạo của Phật, là chính quả có tu hành cao nhất trong Phật giáo. Tu đến cảnh giới La Hán tức là đã đoạn tận buồn phiền của tam giới, diệt trừ những điều đã thấy, vĩnh viễn giải thoát luân hồi. Về mặt ý nghĩa, La Hán có thể coi là Vô Cực Quả hoặc Giải Vô Học Quả, biểu thị đã đạt tới cực điểm, học hết mọi thứ, không có gì không thể học rồi.La Hán trong Phật giáo có ba ý nghĩa:Một là “sát tặc”, tức là loại bỏ mọi buồn phiền. Phật giáo dẫn dắt chúng sinh thoát khỏi mê muội, vọng tưởng, nghi hoặc, bởi nó chính là nguyên nhân gây nhiễu loạn nội tâm thanh tĩnh, trở ngại chi tu hành, mang tới tình cảm tai hại. La Hán diệt bỏ mối họa này.Hai là “ ứng cung”, gọi là chính quả La Hán, đã đoạn diệt với tất cả những nguyên nhân có thể dẫn tới sinh tử lưu chuyển, cả người thanh tĩnh, được trời cung dưỡng.Ba là “vô sinh”, tức là La Hán đã tiến vào cảnh giới Niết Bàn vĩnh hằng bất biến, không cần bước vào luân hồi sinh tử, là cảnh giới bất sinh bất diệt.Các vị La Hán xuất hiện khá sớm, chủ yếu xác định dựa vào căn cứ là sáng tác “Đại A La Hán Nan Đề Mật Đa La sở thuyết pháp trú ký” của Đường Đại Huyền Trang. Trong đó có đề cập tới 16 vị La Hán, là đệ tử được Phật cử ở lại nhân gian, không vào cõi Niết Bàn, được chúng sinh cung dưỡng để bảo vệ Phật hiệu. Khi thuyết về 18 vị La Hán hưng khởi, người ta lý giải ý nghĩa của con số 18 là vì số 9 là số may mắn, bội số của 9 là 18 cũng là một con số rất tốt lành. Vì thế nên La Hán có 18 vị, chứ không phải 16 vị. Thực chất, mọi con số trong Phật giáo đều chỉ mang tính chất ước lệ tương trưng, hầu như không có căn cứ chính xác.Qua các thời kì, nhiều dị bản về các vị La Hán xuất hiện, lưu truyền và được bổ sung nên tên gọi cùng sự tích, vị trí xuất hiện của các vị không đồng nhất. Ghi chép sớm nhất về 18 vị La Hán là của Tô Đông Pha người Bắc Tống, Trung Quốc. Tô gia chuyên tâm hướng Phật, quy về làm đệ tử cửa Phật, cùng với một vị đại sư vẽ ra Thập Bát La Hán thư, sau này lần lượt có nhiều sự thay đổi, bổ sung, thêm bớt hoặc hoán vị nhưng quy chung lại vẫn là cốt lõi tinh thần từ tác phẩm này.Giới thiệu 18 vị La Hán trong Phật giáoNhư đã nói ở trên, các vị La Hán trong Phật giáo được phóng tác theo truyền thuyết, qua mỗi thời kì đều có sự biến đổi, không đồng nhất nên ở các tài liệu khác nhau, ghi chép khác nhau thì tên tuổi và vị trí của các vị sẽ bị thay đổi. Dưới đây xin giới thiệu 18 vị La Hán theo dị bản gần nhất, phổ biến nhất. 1. Tân Đầu Lô Tôn Giả - Tọa Lộc La Hán, người cưỡi nai tiến vào hoàng cung khuyên bảo Quốc vương học Phật tu hành.2. Già La Già Phạt Tha Tôn Giả - Hỉ Khánh La Hán, Hoa Hỉ La Hán, biết tất cả các pháp thiện ác, phân biệt mọi tốt xấu trên thế gian. Trước đây rất lâu, ở thời kì Ấn Độ cổ đại là một nhà hùng biện, lúc người biện luận thường mang theo nụ cười, nên mới gọi là Hoan Hỉ.3. Già Nặc Già Bạt Ly Noa Đóc Tôn Giả - Cử Bát La Hán, ngụ ở Đông Thắng Thân Châu, vị giữ bát hóa duyên, khuyến giáo hành giả, hình tượng trong các chùa là vị La Hán trên tay cầm chiếc bát.4. Tô Tần Đà Tôn Giả - Thác Tháp La Hán, ngụ ở Bắc Câu Lô Châu, là vị đệ tử cuối cùng mà Đức Phật thu napk, vì thường hoài niệm tới Đức Phật mà trong tay nâng Phật tháp.5. Nặc Cự La Tôn Giả - Tĩnh Tọa La Hán, ngụ ở Nam Thiệm Bộ Châu, còn có tên gọi là Đại Lực La Hán bởi trong quá khứ ngài là võ sĩ có sức lực vô cùng lớn, có thể di chuyển bất kì vật nặng nào.6. Bạt Đà La Tôn Giải – Quá Giang La Hán, là thị giả của Phật, chủ quản việc tắm rửa, ngụ tại Đam Không La Châu, hiền giả qua sông tựa như chuồn chuồn lướt nước, vô ngã vô thường.7. Già Lý Già Tôn Giả - Kỵ Tượng La Hán, là thị giả của Phật, ngụ ở tăng Già Đồ Châu, là người thuần phục thú.8. Đốc La Phật Đa La Tôn Giả - Tiếu Sư La Hán, ngụ ở Bát Thứ Nã Châu, trước kia là thợ săn bởi vì học Phật mà sau đó không sát sinh, sư tử đến tạ ơn nên có tên này.9. Tuất Bác Già Tôn Giả - Khai Tâm La Hán, trước khi xuất gia là thái giám, ở tại ngôi chùa nhỏ trong núi, cũng có dị bản nói trước đây là một người ăn mày thường cởi trần để tu hành, móc tim thấy có Phật nên có tên Khai Tâm.10. Bán Thác Già Tôn Giả - Tham Thủ La Hán, người sinh ra ở ven đường, sau khi tĩnh tọa xong thường vươn tay duỗi người nên gọi là Tham Thủ. 11. Hầu La Tôn Giả - Trầm Tư La Hán, con trai ruột của Đức Phật Thích Ca Mâu Ni, xuất gia trở thành một trong 10 đại đệ tử, được xưng là Mật Hành đệ nhất, ngụ ở Dương Cù Châu, đạo hạnh Phật hiệu ở vị trí hàng đầu.12. Na Già Tê Na Tôn Giả - Oạt Nhĩ La Hán, ngũ ở sườn núi non rộng rãi, tai lớn để nghe mọi chuyện, giữ lòng thanh tịnh.13. Yết Đà Tôn Giả - Bố Đại La Hán, ngụ ở hang núi rộng rãi, trên vai thường cõng một chiếc túi vải, thường mở miệng cười lớn.14. Phạt Na Bà Tư Tôn Giả - Ba Tiêu La Hán, ngụ ở trong núi, sau khi xuất gia thương ngồi dưới cây ba tiêu tu hành, một ngày tu thành chính quả nên có tên đó. Hiên nay có nơi gọi là Bố Đại Di Lặc.15. A Thị Đa Tôn Giả - Trường Mi La Hán, là thị giả của Phật cùng với Kỵ Tượng La Hán, ngụ ở đỉnh núi Linh Thứu, khi sinh ra đời có hàng lông mày dài nên gọi tên Trường Mi.16.Chú Đồ Thác Già Tôn Giả - Khán Môn La Hán, là em của Bán Thác Già Tôn Giả, là người tận trung với cương vị công tác.17. Già Diệp Tôn Giả - Hàng Long La Hán, thời Ấn Độ cổ đại Long Vương lén lấy kinh Phật, ngài đi đánh hàng Long Vương để lấy lại, lập công lớn nên có tên Hàng Long.
18. Di Lặc Tôn Giả - Phục Hổ La Hán, truyền thuyết xưa có con hổ thường qua lại ngoài miếu nơi ngài tu hành, ngài bèn mang cơm chay cho con hổ ăn, thuần phục nó nên gọi tên Phục Hổ.
18 vị La Hán đạt tới cảnh giới bất sinh bất diệt, được người người cung dưỡng, có thể cắt đứt tất cả cảm xúc nhiễu loạn tu hành. Hiện nay trong các chùa thường đặt tượng 18 vị La Hán với tạo hình tương ứng với truyền thuyết.
Theo: Tâm Lan (Lichngaytot)Từ khóa » Sự Tích 18 Vị La Hán
-
CÓ 16 HAY 18 VỊ LA HÁN? SỰ TÍCH, Ý NGHĨA CỦA ... - YouTube
-
Sự Tích 18 Vị La Hán - Phật Giáo - Tam Kỳ RT
-
Sự Tích Thập Bát La Hán - Thư Viện Hoa Sen
-
Thập Bát La Hán – Wikipedia Tiếng Việt
-
Tượng 18 Vị La Hán Có ý Nghĩa Gì? Cách Sắp Xếp
-
Sự Tích 18 Vị La Hán Xuất Chiêu Khiến Vô Trần Đại Sư Kinh Ngạc
-
7. QUÁN ÂM VÀ 18 VỊ LA HÁN - Truyền Thuyết Về Bồ Tát Quán Thế Âm
-
Xuất Xứ, Tên Gọi Và đặc Trưng Của 18 Vị La Hán
-
Sự Tích Thập Bát La Hán - Xuất Xứ, Tên Gọi Và Đặc Trưng Của 18 ...
-
Sự Tích 18 Vị A La Hán
-
Sơ Lược 18 Vị La Hán Trong Phật Giáo - Tượng Phật Đá Cao Trang
-
Sự Tích 18 Vị A La Hán - Video - Thiền Viện Vô Ưu
-
Thập Bát A La Hán Phật Giáo. Top 21+ Tượng A La Hán đẹp Nhất