TẠI SAO ĐÀN ÔNG VIỆT NAM ÍT CÓ RÂU?
Có thể bạn quan tâm
Người Á Đông và Râu, hai danh từ ít khi đứng cùng một câu. Hẳn bạn sẽ khá ít thấy một anh bạn người châu Á (không kể Trung và Tây Á vì mấy anh này râu nhiều) nào đó bước đi kiêu hãnh với một bộ râu dày. Biết bao người anh em da vàng tâm tư quanh quẩn, chỉ một câu hỏi : “Dân Châu Á có thể có râu không?” Nếu bạn Google “Râu Châu Á” hoặc “Asian Beard”, câu trả lời sẽ rất rõ ràng: Hoàn Toàn có thể. Đúng, đàn ông Châu Á vẫn có râu, đẹp nữa là khác. Vậy tại sao bạn ngồi đây gãi cằm mà không thấy tí gì? Việt Nam của chúng ta tại sao lại ít râu như vậy?
"THÙ TRONG"
GEN VÀ CHỌN LỌC TỰ NHIÊN
Đàn ông gốc Á như Việt Nam, Trung Quốc, Nhật Bản, Thái Lan, Indonesia, Philippines, thường có xu hướng rất ít lông trên cơ thể (đặc biệt là lông mặt, hay râu đó ạ), và nếu có, cũng sẽ thưa thớt và “tơ”.Lí do đầu tiên khá dễ đoán, nó là vì bộ gen của chúng ta các bạn ạ.
Tất cả là vì một đột biến gen xảy ra từ 3 vạn năm trước với tộc người Châu Á Cổ Đại, sinh sống ở vùng đất thuộc Trung Quốc bây giờ. Gene EDAR là một loại gen tự nhiên của động vật có vú, quyết định về sự phát triển lông tóc, móng và da. Nếu những người anh em gốc Âu và Phi mang trong mình phiên bản “chuẩn” của EDAR, thì chúng ta, những anh em châu Á lại mang 1 đột biến trong nó. Sự biến đổi gen này khiến cho các sợi tóc dày, thưa thớt hơn và mật độ tóc thấp hơn. Đi cùng với nó là sự phát triển của tuyến mồ hôi, hai đặc điểm giúp tổ tiên châu Á của chúng ta tồn tại được nơi khí hậu nóng ẩm. Đột biến gen EDAR cũng làm cho ngực những người phụ nữ nhỏ đi qua năm tháng, dần dà sau nhiều đời, nó lại thành cái chuẩn đẹp trong mắt đàn ông. Họ nhìn vếu nhau và yêu nhau, sinh con đẻ cái, gia đình hòa thuận, đến 3 vạn năm sau thì đột biến, mang theo đặc tính vếu nhỏ và ít lông cho con cháu Châu Á đời sau.
Tuy nhiên vẫn có một tộc người Châu Á không chịu sự ảnh hưởng của đột biến gen này (những anh em may mắn), là tộc người Ainu, tổ tiên của người Nhật Bản hiện nay. Những người này di dân đến Đông Á vào khoảng 15.000 năm trước, sinh sống chủ yếu ở khu vực đảo Hokkaidō và đảo Kruril (nay thuộc lãnh thổ nước Nga). Họ vẫn giữ được những đặc điểm về râu rậm và lông nhiều vì phải sống ở vùng khí hậu khắc nghiệt hơn. Nhiều nghìn năm sau, những người mang dòng máu Ainu lại bắt đầu đến sinh sống ở những nơi mà ngày nay là Trung Quốc và Hàn Quốc. Điều đó lí giải vì sao phần trăm bạn nhìn thấy một anh chàng Nhật hay Hàn với một bộ râu đẹp sẽ nhiều hơn những anh bạn đến từ Sài Gòn. Con lai Ainu hưởng lợi từ gen lông tóc của tổ tiên, nhưng về mặt xã hội, những người Ainu từng bị phân biệt đối xử rất khắc nghiệt ở Nhật và bị coi là chủng tộc thấp. Cũng vì lẽ đó mà gen này vẫn nằm ở phần thiểu số, nhờ vậy giữ được đến nay cùng những đặc tính về râu.
Fun fact 1: Đàn ông Ainu luôn để râu rất dài và rậm và xem nó như một chuẩn mực của vẻ đẹp, thậm chí những người phụ nữ còn xăm đen vùng quanh miệng mình để có một bộ râu.
Fun fact 2 : Con lai Nhật Bản – Brazil (Nippo-Brasiliano) cũng khá rậm râu. Từng có một cuộc di dân của người Nhật tới Xứ sở Samba bắt đầu từ trước Thế Chiến Thứ I và đến khoảng đầu Thế Chiến Thứ II. Đến nay đã có khoảng 1.6 Triệu người tự nhận mình là người Nippo-Brasiliano.
NỘI TIẾT TỐ
Một phỏng đoán khá thường gặp là vì đàn ông gốc Á có lượng testosterone trong cơ thể thấp hơn các “đồng loại” với nguồn gốc khác, một bộ râu dày và rậm sẽ có liên hệ mật thiết với 2 hormone tạo nên đàn ông là Testosterone và hormone sinh dục nam Dihydrotestosterone (DHT) . Tuy vậy, có khá nhiều nghiên cứu chỉ ra rằng nhiều người dù có Testosterone cao vẫn chỉ có thể mọc râu mỏng hoặc thậm chí không có râu. Mức chênh lệch về testosterone giữa đàn ông Châu Á và những người da trắng là không đủ nhiều để lí giải cho việc chúng ta ít có râu hơn. Thậm chí một vài người châu Á còn có mức Testosterone cao hơn mức trung bình của Châu Âu. Hãy xem Lý Tiểu Long quay Chuck Norris như dế trong Mãnh Long Quá Giang. Vậy vấn đề không hoàn toàn chỉ nằm ở Hormone.
Dihydrotestosterone (DHT)
DHT là một hormone thuộc nhóm hormone androgen. Nghiên cứu cho thấy nồng độ DHT cao có liên quan đến chứng rụng tóc gây hói đầu ở nam giới. Ở nam giới, enzyme 5-alpha-reductase (5-AR) giúp chuyển đổi testosterone thành DHT ở tinh hoàn và tuyến tiền liệt. Bình thường, có đến 10% testosterone được chuyển hóa thành DHT. Hormone DHT có hoạt tính mạnh hơn testosterone. Mặc dù chúng cũng gắn vào cùng vị trí với testosterone nhưng khả năng gắn kết dễ dàng hơn. Một khi đã gắn vào, thời gian DHT tồn tại ở đó cũng lâu hơn.
Thụ thể Androgen
Androgen là một bộ hormone kích thích sinh dục ở nam giới, tạo nên sự nam tính. Khi thiếu hormone này cơ thể người nam sẽ bị nữ hóa, cơ bắp không phát triển. Androgen bao gồm cả Testosterone, DHT và nhiều hormone khác. Đàn ông Châu Á có nhiều thụ thể Androgen trên mặt và cơ thể. Các thụ thể này nếu xuất hiện càng nhiều, sẽ càng giảm độ nhạy. Androgen sẽ mang Testosterone và nhiều hormone khác đến thụ thể, và vì hoạt tính yếu, Testosterone sẽ bị gây khó dễ để đến được lông để kích nó phát triển. Cuối cùng, bạn có thể có mức testosterone cao nhưng cũng nhẵn nhụi.
Theo ảnh trên thì nhóm người sinh sống ở khu vực Châu Phi Hạ Sahara và Nam-Đông Nam Á là ít râu nhất (<5%). Ngoài những trường hợp có dòng máu Á-Âu như Keanu Reeves và Lý Tiểu Long (phải, mẹ của Lý Tiểu Long là con lai Á-Âu) thì những phần còn lại của Châu Á có lượng râu tóc trung bình thấp (Trung Quốc và Trung Á khoảng 6-24%). Phần đậm nhất châu Á rõ ràng sẽ là Nhật – Hàn nhờ bộ gen Ainu cổ (40-70%)
"GIẶC NGOÀI"
Thẩm mỹ
Đàn ông Á Đông không để râu, vì chúng ta không có một bộ râu đẹp. Rất nhiều người bạn của tui đã từ chối để râu vì nó không đều, không rậm, hoặc như tui là đều và rậm nhưng lại bị thiếu hẳn một vùng bên trái cằm.
Vấn đề thẩm mỹ này ngăn nhiều người như không ngăn được tui. Tui bắt đầu tìm nhiều cách để “vá” chỗ trống đó, bắt đầu từ thay đổi cách sinh hoạt, ăn uống, luyện tập và cuối cùng là dùng Minoxidil.
Văn hóa
“Con cạo râu giùm mẹ đi”. – mẹ.“Râu ria nhìn già quá” – người dưng.“Nhìn dơ dơ sao á mày” – bạn thường.“Râu đỉnh vậy bạn” – bạn thân với 17 sợi râu và cũng thích râu như tui.Họ có thể quan tâm đến bạn, và thực sự nghĩ rằng râu không hợp với bạn, tin tui đi, khi mẹ đã nói thì nó xấu thật đó, nhưng có thể nào họ đang bị ảnh hưởng bởi một nền văn hóa không hề cổ súy cho việc râu ria xồm xoàm? Trước khi tới một buổi phỏng vấn xin việc, hay một cuộc gặp gỡ quan trọng, mấy ông có cạo râu không? Một suy nghĩ khá thâm căn cố đế trong đầu nhiều thế hệ người Việt đó là việc để râu thể hiện sự thiếu chuyên nghiệp, thậm chí mất vệ sinh và sẽ thật là thiếu tôn trọng đối phương khi xuất hiện trong bộ dạng như vậy. Vậy thì mấy ông cạo râu là do không thích để râu, hay là do thói quen xã hội? Câu này tui nghĩ mấy ông tự trả lời.
Tui đem câu hỏi này lên Quora search thì thấy bài này, tui nghĩ vấn đề không chỉ nằm ở Việt Nam, mà còn ở nhiều nước Á Đông khác, nơi mà những áp lực lên con người có phần khắc nghiệt hơn.
KẾT
Năm 19 tuổi, tui bắt đầu để râu, mặc dù việc đếm số sợi râu có thể hoàn thành trong khoảng 5 phút rảnh rang. Tui của cái thời ngu dại ấy, như bao cậu bạn 19 tuổi khác, mong muốn sự khác biệt, và râu là một sự khác biệt “xấu lộng lẫy”. Sau nhiều góp ý chân thành từ thầy cô, bạn mới, bạn cũ, gia đình, tui cạo. Năm 25 tuổi, tui ra trường và đi làm gần 2 năm trong một công ty về giải trí. Ở đây mọi người rất thoải mái, đi dép lê cũng được, xăm trổ ok, đầu nhuộm 18 màu, nhưng để râu là già và dơ (đời!). Đời va vào tui bằng hình ảnh chị sếp HR của công ty. Đoán xem, cạo.
Năm 2020, có vẻ mọi thứ đã dễ dàng hơn. Nhờ có Đảng và Nhà nước, và nhờ có Trào lưu Râu Ria khơi mào từ George Clooney trên thảm đỏ Oscar năm 2013, râu từng chỉ là một điểm khác biệt của tui, cho tới bây giờ nó đã trở thành điều đặc biệt.
Đối với nhiều người, việc có được một bộ râu là một cách để tự định cột mốc cho việc trở thành “Đàn ông thực thụ” và quan điểm sống này khá phổ biến. Sẽ có những cái bĩu môi, nhưng theo tui, quan điểm trên không hề sai lệch nếu được cắt nghĩa kĩ lưỡng. Việc có râu, và hơn nữa là một bộ râu đẹp không đơn giản chỉ là nhờ có gen tốt và tới lúc thì nó trỗi dậy như hạt giống tới mùa, những phía trên đã chứng minh điều đó. Để đạt được mục tiêu “có râu”, tui cũng phải trải qua một quá trình, dài, đều đặn và khá kỉ luật, kèm theo đó là sử dụng thuốc Minoxidil.
Trên con đường nghiên cứu về cách sử dụng Minox, từ những nguồn khoa học và cả nguồn bình dân trên Facebook và Reddit, tui lại vô tình đặt chân tới những ao hồ kiến thức về Cuộc sống, những nguồn thông tin Sức Khỏe, Lifestyle, thậm chí là Triết học để một chàng trai có thể đạt được một bộ râu đủ đẹp. Một bộ râu không làm nên chất đàn ông, nhưng con đường đạt được bộ râu đó chắc chắn sẽ giúp một người đàn ông sống đúng chất hơn, nhưng đó sẽ là vấn đề của một bài viết khác.
(c) Ảnh tiêu đề : by Stephanie Ecate
Post navigation
Next Post →1 thought on “TẠI SAO ĐÀN ÔNG VIỆT NAM ÍT CÓ RÂU?”
-
hay quá man. hands down!
Reply
Leave a Comment Cancel Reply
Your email address will not be published. Required fields are marked *
Type here..Name*
Email*
Website
Save my name, email, and website in this browser for the next time I comment.
Từ khóa » đàn ông ít Râu
-
Nguyên Nhân Gì Khiến đàn ông Không Có Râu? Giải Quyết Thế Nào?
-
Trong Mắt Phụ Nữ, đàn ông Râu Rậm Hấp Dẫn Hơn đàn ông ít Râu?
-
Xem 7 Tướng Râu Phổ Biến - Nắm Thóp Tính Cách Người đàn ông Của ...
-
Không Có Râu – Biểu Hiện Khiến Nam Giới Lo Lắng Về Chuyện Sinh Lý
-
Lý Giải Cho Tình Trạng đàn ông Không Có Râu
-
4 Sự Thật đàn ông để Râu Nên Biết - VnExpress Đời Sống
-
Nhìn Tướng Râu, đoán Ngay “tính Cách Chìm” Của đàn ông
-
Xem Tướng Râu đàn ông Giải đoán Số Mệnh
-
Đàn ông ít Râu Có Liên Quan đến Nam Tính? - AFamily
-
Đàn ông để Râu Vì Phái Nữ Dễ để Mắt Tới? - BBC News Tiếng Việt
-
Đàn ông Không Có Râu, Tại Sao?
-
Nam Giới Việt Nam Có Nên để Râu? Những Lưu ý Trước Khi để Râu
-
Xem 8 Tướng Râu đàn ông Phổ Biến đoán Tính Cách Chọn Chồng