Tại Sao đồ Thờ Lại Nên Làm Bằng Gỗ Mít ?

Tại sao người ta không dùng các loại gỗ khác làm đồ thờ ? Tại sao lại cứ phải gỗ mít để đục khắc tượng ?

Thờ cúng Tổ tiên là một truyền thống văn hóa có từ xa xưa của Người Việt Nam. Truyền thống đó vừa mang tính nhân văn, vừa thể hiện tinh thần “uống nước nhớ nguồn”. Vì thế mà hầu hết trong mỗi gia đình Người Việt Nam đều lập bàn thờ để thờ cúng gia tiên, với nhiều chất liệu gỗ tự nhiên, được sơn bóng, bền, đảm bảo thẩm mỹ cao cho từng sản phẩm. Trong đó gỗ  mít được ưa dùng hơn cả.

Gỗ dùng để đục tượng thường là gỗ mít, không cong vênh mối mọt, dai mềm

Các đồ thờ xưa thường được làm bằng gỗ mít vì gỗ mít không mọt, có mùi thơm, cây mít lại là biểu tượng của nhà giàu (nhà ngói cây mít). Đồng thời, vì cây mít rất sai quả, quả ra từ gốc đến ngọn, mỗi quả lại có rất nhiều múi, mỗi múi có một hạt, mỗi hạt sẽ phát triển thành một cây tượng trưng cho sự sinh sôi phát triển dồi dào.

Ngày nay, với sự truyền thụ của các nghệ nhân trong nghề và cùng với sự khéo léo của đôi bàn tay mà người làm nghề đã đục đẽo ra được những sản phẩm đặc trưng độc đáo mang đậm nét Tinh hoa văn hoá Việt điều đó đã được chứng minh qua hàng trăm công trình tu bổ đền chùa trong cả nước mà có sự góp sức của bàn tay tài hoa của nhiều nghệ nhân làng. Các sản phẩm này, đều được thiết kế mẫu mã, kiểu cách phù hợp với đặc trưng phong thủy, bản sắc văn hoá làng xã, hoặc từng cá thể gia đình, dòng họ…

Tham Khảo: Hướng dẫn chọn kích thước bàn thờ chuẩn theo tiêu chuẩn

Tính chất chung của gỗ mít

gỗ Mít dễ tìm, và cây mít ở nước ta gần như vùng miền nông thôn nào cũng có trồng tương đối lớn, bàn thờ ở quê gần như gia đình nào cũng có, tất nhiên đa số dân ta vẫn khó khăn nên dùng những loại cây có sẵn lại đủ lớn để dùng. Dễ chạm khắc, lại nhẹ dễ treo hay ít cong vênh và không bị mối mọt. Mít và vàng tâm thì mùi thơm nhẹ, hương của nó cũng có phần nào đó gần mùi trầm, mùi hương nên nó cũng phù hợp với việc dùng làm bàn thờ.

Theo các cụ Nghệ nhân truyền lại xưa nay thì bàn thờ thường làm bằng các loại gỗ mít, dổi, vàng tâm. Ưu điểm nhất vẫn là gỗ mít vì: thứ nhất gỗ mít nhiều, dễ chạm khắc, lại ít bị cong vênh trong khi độ bền có thể đên trên dưới 200 năm. Gỗ mít lại có màu vàng sang, khi để lâu có màu sẫm đỏ, gỗ có mùi thơm nhẹ, gỗ nhẹ lại mềm dẻo, có tính chất cơ lí khá ổn định, không mối mọt, ít cong vênh mà mặt gỗ lại mịn…bàn thờ cổ và đúng thường được đóng bằng gỗ sạch nguyên tấm, tránh ghép 2 mảnh làm 1 vì đây là điều tối kị..

Bàn thờ ấy luôn gợi lên một chiều sâu tâm linh “cây có gốc, nước có nguồn” vừa nhân bản vừa vun đắp truyền thống, đồng thời là niềm tự hào của gia chủ về tổ tiên và về cách dạy con cháu, chính vì vậy gỗ mít vừa thể hiện sự sum vầy con cháu lại nói lên sự giàu sang, đủ đầy.

Tham Khảo: Có nên thờ 2 ông địa và thần tài trong cùng một bàn thờ?

Chúc các bạn vui vẻ !

Từ khóa » đóng Bàn Thờ Gỗ Mít