Tại Sao Gỗ Lại Nổi Trên Mặt Nước - Hỏi Đáp

Một khúc gỗ bí ẩn đã nổi bồng bềnh trong làn nước trong xanh ở hồ miệng núi lửa gần 120 năm nay mà không phân hủy.

Nội dung chính Show
  • Tại sao miếng gỗ thả vào nước lại nổi?
  • Giải thích tại sao miếng gỗ thả vào nước thì nổi?
  • Tìm hiểu các lý thuyết về sự nổi 
  • 1. Khi nào thì vật chìm, khi nào thì vật nổi?
  • 2. Công thức tính độ lớn của lực đẩy Ác-si-mét khi vật nổi trên bề mặt chất lỏng
  • 3. Một số lưu ý khi tính độ lớn lực đẩy Ác – si – mét  vật
  • 4. Có thể bạn chưa biết
  • Video liên quan

This videoKhúc gỗ bí ẩn “thách thức” mọi định luật vật lý, nổi trên mặt nước cả trăm năm không phân hủy

Một khúc gỗ đã nổi bồng bềnh trên mặt nước hồ Crater, bang Oregon, Mỹ, một cách bí ẩn suốt hơn 100 năm nay khiến các nhà khoa học chưa tìm được lời giải đáp chính xác.

Khúc gỗ đặc biệt đã trôi nổi trên mặt hồ Crater theo phương thẳng đứng hơn 100 năm nay

Đó là một khúc gỗ dài chừng 9 m với phần nhô lên khỏi mặt nước hơn 1 m, đường kính 60 cm. Khắp vùng chẳng ai không biết tới khúc gỗ nổi tiếng này và gọi nó với cái tên “Old Man of the Lake” (Ông già của hồ nước).

Được biết, khúc gỗ lần đầu được phát hiện vào năm 1902 cũng là năm Crater Lake trở thành công viên quốc gia.

Kỳ lạ ở chỗ, nó không hề bị chìm xuống hay phân hủy suốt hàng thế kỷ trôi qua

Nhà thám hiểm Joseph Diller từng mô tả về khúc gỗ trắng trôi nổi dọc theo hồ Crater. 5 năm sau, nhà thám hiểm này quan sát thấy vẫn khúc gỗ đó nhưng di chuyển khoảng 400 m so với vị trí ban đầu.

Một nghiên cứu khác được nhà tự nhiên học John Doerr dành 3 tháng quan sát vào năm 1938. Kết quả cho thấy, khúc gỗ bí ẩn chuyển động không theo quy luật nào, có lúc còn di chuyển rất nhanh. Từ ngày 1/7 đến 30/9/1938, nó di chuyển hơn 99 km. Vào ngày mưa gió, thậm chí khúc gỗ di chuyển tới 6 km.

Nhiều câu chuyện được người dân thêu dệt càng khiến cho nơi này trở nên nổi tiếng

Việc xác định niên đại bằng carbon cho thấy nó ít nhất 450 năm tuổi, trải qua gần 120 năm “du lịch” khắp hồ Crater cũng là hồ nước sâu nhất nước Mỹ và sâu thứ 9 trên thế giới.

Và một điều kỳ lạ ở chỗ, những khúc gỗ thông thường chỉ nổi vài năm rồi sẽ tự chìm xuống nước. Nhưng đây là khúc gỗ “thách thức” mọi định luật vật lý khi nổi theo chiều dọc cả thế kỷ mà vẫn giữ nguyên kết cấu, không có dấu hiệu mục ruỗng hay phân hủy.

Cũng từ những điều kỳ lạ kể trên, người dân trong vùng còn thêu dệt nên câu chuyện về “khúc gỗ biết điều khiển thời tiết”. Họ tin rằng, nếu khúc gỗ được kéo sát vào bờ, gió bão sẽ nổi lên. Nhưng chỉ khi được thả tự trôi bình thường, trời lại sáng. Dù vậy, đó vẫn chỉ là chuyện truyền miệng của người dân địa phương.

Có dịp ghé thăm hồ Crater, du khách đừng bỏ lỡ cơ hội chèo thuyền ra hồ để tận mắt ngắn nhìn khúc gỗ “Ông già của hồ nước”

Đến nay, các nhà khoa học cho rằng, có thể do nước hồ Crater trong sạch, luôn ở nền nhiệt thấp giúp khúc gỗ “bảo toàn” được hình dáng như ngày đầu.

Du khách nếu có dịp tới hồ nước sâu nhất nước Mỹ Crater, đừng bỏ qua cơ hội chèo thuyền ra hồ để tận mắt chứng kiến khúc gỗ đặc biệt này. Phải chăng cũng nhờ những điều kỳ lạ khiến cho nó vô tình trở thành điểm du lịch hấp dẫn của hồ miệng núi lửa.

Các nhà khảo cổ Hy Lạp đã tìm thấy một kho báu lớn có niên đại gần 3.800 năm trên một hòn đảo nhỏ ở biển Libya.

Theo Dân Trí - nguồn: Odd/ WK

Người Dơi

Do miếng gỗ có trọng lượng riêng nhỏ hơn nước nên FA > P => miếng gỗ nổi lên trên mặt nước.

Trả lời hay

1 Trả lời 20:38 16/12

  • Phô Mai

    Vật lý lớp 8 - Tại sao miếng gỗ thả vào nước lại nổi?

    Do trọng lượng riêng của gỗ nhỏ hơn so với trọng lượng riêng của nước nên khi thả miếng gỗ vào nước thì nó sẽ chịu lực đẩy Ác-si-mét, khi nó ngập trong nước thì lực đẩy Ác-si-mét lớn hơn trọng lực P nên nó đẩy khối gỗ lên làm khối gỗ nổi.

    0 Trả lời 20:37 16/12

  • Mỡ

    Miếng gỗ thả vào nước lại nổi vì trọng lượng riêng của miếng gỗ nhỏ hơn trọng lượng riêng của nước.

    0 Trả lời 20:37 16/12

  • Tại sao miếng gỗ thả vào nước lại nổi là câu hỏi thắc mắc của nhiều bạn học sinh trong môn Vật lý lớp 8. Để giải thích cho hiện tượng này thì trong nội dung của bài viết hôm nay Kienthuctonghop.vn sẽ giúp bạn giải đáp nhanh chóng mọi thắc mắc. Cùng theo dõi nhé!

    Giải thích tại sao miếng gỗ thả vào nước thì nổi?

    Miếng gỗ thả vào nước thì nổi là do trọng lượng riêng của miếng gỗ nhỏ hơn so với trọng lượng riêng của nước. Vì vậy, khi ta thả miếng gỗ vào nước thì nó sẽ chịu một lực đẩy Ác – si – mét và khi nó ngập trong nước thì lực đẩy này sẽ lớn hơn trọng lực P để đẩy miếng gỗ làm nó nổi lên trên mặt nước.

    Tìm hiểu các lý thuyết về sự nổi 

    Dưới đây là hệ thống lý thuyết nhằm giải thích cho hiện tượng miếng gỗ thả vào nước thì nổi lên:

    1. Khi nào thì vật chìm, khi nào thì vật nổi?

    Gọi P là trọng lực của vật, FA là lực đẩy Ác – si – mét tác dụng lên vật. Khi đó, nếu ta thả một vật vào trong chất lỏng thì:

    Khi nào thì vật chìm, khi nào thì vật nổi?

    • Vật sẽ chìm xuống khi lực đẩy Ác – si – mét nhỏ hơn trọng lực:  FA <P
    • Vật sẽ nổi lên khi lực đẩy Ác – si – mét lớn hơn trọng lực: FA >P
    • Vật sẽ lơ lửng trong chất lỏng khi lực đẩy Ác – si – mét bằng trọng lực: FA = P

    2. Công thức tính độ lớn của lực đẩy Ác-si-mét khi vật nổi trên bề mặt chất lỏng

    Khi vật nổi trên bề mặt của chất lỏng thị độ lớn của lực đẩy Ác – si – mét sẽ tính bằng công thức: 

    FA= d.V

    Trong đó:

    • FA  chính là độ lớn lực đẩy Ác – si – mét (N)
    • d chính là trọng lượng riêng của chất lỏng (N/m³)
    • V là thể tích của phần chất lỏng bị chiếm chỗ trong chất lỏng (m³)

    3. Một số lưu ý khi tính độ lớn lực đẩy Ác – si – mét  vật

    Khi nhúng một vật rắn vào trong chất lỏng thì sẽ có 3 trường hợp xảy ra là vật chìm xuống; vật nằm lơ lửng trong chất lỏng và vật nổi lên mặt chất lỏng. Vì vậy, khi học sinh tính độ lớn lực đẩy Ác – si – mét cần chú ý các vấn đề sau:

    Một số lưu ý khi tính độ lớn lực đẩy Ác – si – mét  vật

    • Thứ nhất, với trường hợp đã chìm, đang lơ lửng hoặc nổi lên mặt chất lỏng là các trường hợp dễ và chỉ cần áp dụng công thức là sẽ ra kết quả.
    • Thứ hai, với trường hợp vật nằm yên ở đáy bình và đặc biệt là trường hợp vật nằm yên trên mặt chất lỏng sẽ khiến nhiều học sinh phân tích sai. Cụ thể các em chỉ hiểu nó trong trường hợp của FA >P mà quên đi rằng khi nó đã nằm yên thì các lực tác dụng lên vật phải cân bằng nhau: P = FA + F’P . Trong đó: F’  là lực của đáy bình tác dụng lên vật rắn.
    • Thứ ba, với trường hợp vật nằm yên trên bề mặt chất lỏng sẽ dễ dàng dẫn đến phân tích thuộc trường hợp FA <P mà quên đi rằng khi vật đã nằm yên thì các lực tác dụng lên vật phải được cân bằng nhau: FA = P
    • Thứ tư, rất nhiều trường hợp khi tính độ lớn lực đẩy Ác – si – mét áp dụng công thức FA= d.V thường xác định V là thể tích của vật rắn dẫn đến kết quả tính toán sai.

    4. Có thể bạn chưa biết

    Tàu ngầm có khả năng điều chỉnh trọng lượng riêng

    Tàu ngầm là một loại tàu có khả năng chạy ngầm dưới mặt nước, bởi phần đáy của tàu gồm nhiều ngăn và có thể dùng máy bơm nước vào hoặc đẩy nước ra ngoài. Do đó, con người có thể thay đổi trọng lượng riêng cả tàu để tàu lặn xuống, lơ lửng trong nước hoặc nổi lên trên bề mặt nước.

    Như vậy, nội dung trên đây chúng tôi đã cung cấp câu trả lời đầy đủ cho câu hỏi tại sao miếng gỗ thả vào nước lại nổi. Hy vọng là với các thông tin kiến thức quan trọng này đã giúp các bạn học sinh giải đáp thắc mắc cũng như hoàn thành bài tập Vật lý được giao.

    ||Bài viết liên quan khác:

    Từ khóa » Khi Miếng Gỗ Nổi Trên Mặt Nước