Tại Sao Gỗ Sưa Quý
Có thể bạn quan tâm
Vì sao gỗ sưa đỏ đắt hơn vàng?
Một cây gỗ sưa đỏ trên 130 tuổi từng được trả giá 100 tỷ đồng ở xã Hòa Chính, huyện Chương Mỹ, Hà Nội. Nhiều người kinh ngạc thậm chí bị sốc không tin có mức giá trên. Có người lại nghĩ người mua và người bán tạo chiêu trò để đẩy mức giá. Vậy là chiêu trò hay sự thật? Nếu thật thì vì sao gỗ sưa đỏ đắt hơn vàng? Cùng chúng tôi tìm hiểu qua bài viết dưới đây nhé.
Nội dung chính Show- Vì mùi thơm đặc biệt
- Vì tác dụng chữa bệnh
- Vậy thực hư công dụng làm thuốc của gỗ sưa đỏ như thế nào?
- Gỗ sưa đỏ có giá trị về tâm linh
- Gỗ Sưa là gì? Gỗ sưa có mấy loại? Cách phân biệt các loại gỗ sưa
- Khái niệm gỗ sưa?
- Gỗ sưa có mấy loại?
- Cách phân biệt gỗ sưa đỏ và gỗ sưa trắng?
- Tại sao gỗ sưa lại quý hiếm và đắt tiền?
- Gỗ sưa có độ bền tốt
- Gỗ sưa có thể ướp xác, trừ tà
- Gỗ sưa có thể chữa bệnh
Bạn đang xem: Vì sao gỗ sưa quý hiếm
Vì mùi thơm đặc biệt
Nếu bạn đã và đang dùng vòng tay gỗ sưa thì chắc hẳn biết rất rõ điều này. Những người buôn gỗ sưa có kinh nghiệm cho rằng gỗ sưa đỏ sở dĩ có giá đắt hơn vàng ròng vì loại gỗ này có mùi thơm, được ưa chuộng thậm chí được dùng làm thuốc.
Đưa ra nhận định về giá trị gỗ sưa, một chủ xưởng gỗ ở Hà Nội cho rằng, gỗ sưa đỏ có màu đẹp, hương thơm dịu mát nên được ưa dùng. Tuy nhiên, chỉ có những cây gỗ tuổi đời hàng chục đến hàng trăm năm mới có những tính chất trên nên gỗ sưa đắt đỏ là điều dễ hiểu.
Theo tiết lộ của một vị đại gia gỗ thì giá trị gỗ sưa đỏ tỷ lệ thuận với tuổi đời của cây. Cây càng già thì càng quý. Vị đại gia cho biết, phần lớn gỗ sưa đỏ mua về đều được dân buôn bán cho thương lái Trung Quốc bởi gỗ sưa thường được các gia đình giàu có quyền quý ở đất nước này ưa chuộng, chúng tỏa mùi thơm rất dễ chịu. Hơn nữa, vân gỗ rất đều, chất gỗ bền để càng lâu càng đẹp.
Chuyên gia Nguyễn Tiến Hiệp - Trung tâm Bảo tồn thực vật Việt Nam cho rằng: “Sưa đỏ có giá trị cao hơn nhờ màu gỗ và hương thơm, gỗ sưa đỏ có vân bốn mặt, mùi thơm thoảng như hương trầm”. Mùi thơm nhẹ dịu, thoang thoảng khiến cho tinh thần con người cảm thấy dễ chịu, sảng khoái.
Vì tác dụng chữa bệnh
Ngoài việc dùng làm đồ mộc thì gỗ sưa còn được thương lái Trung Quốc mua để làm thuốc chữa bệnh.
Theo một số sách y của Trung Quốc gỗ sưa đỏ như một loại thảo dược khi phối hợp với các loại dược liệu khác có tác dụng như cầm máu, giảm đau, chống huyết áp, bệnh đường ruột, nhuận khí, chữa bệnh tim và có tác dụng hoạt huyết.
Theo GS. Đỗ Tất Lợi thì gỗ cây này được sử dụng cùng với dạ dày nhím làm vị chính trong đơn thuốc chữa bệnh đau dạ dày. Có nơi còn chiết suất một số chất có trong gỗ sưa này để chế thuốc chữa ung thư dạ dày. Do được thổi lên giá rất cao.
Xem thêm: ( 2Job Và 3Job Là Gì - (2Job & 3Job) Chính Sách Game Con Đường Tơ Lụa
Tuy nhiên theo nhiều lương y Đỗ Sơn Hà, trong các bài thuốc Đông y mà ông tìm hiểu được, chưa có bài thuốc nào nói chi tiết, cụ thể về công dụng được cho là thần kỳ của gỗ sưa. TS. dược học Phan Quốc Kinh – nguyên Chủ nhiệm bộ môn Hóa dược, trường ĐH Dược Hà Nội cũng chia sẻ với PV rằng, chưa có tài liệu nào minh chứng cho việc gỗ sưa đỏ có thể bài chế chữa được bệnh.
Vậy thực hư công dụng làm thuốc của gỗ sưa đỏ như thế nào?
Là một trong những chuyên gia đầu ngành nghiên cứu về gỗ sưa, PGS.TS. Lê Xuân Phương – Viện trưởng viện Công nghiệp gỗ Đại học Lâm nghiệp cho biết, những nghiên cứu mới nhất đã chỉ ra trong gỗ sưa có chứa chất có thể tiết chế thành thuốc.
Cụ thể, theo PGS.TS. Lê Xuân Phương: "Trong phần gỗ lõi gỗ sưa có hoạt chất Daltonkin A, Daltonkin B, là các Mono- và Dicarboxyethyl Flavanones. Ngoài ra còn có Pinocembrin, Naringenin và Neoflavonoid, 30-hydroxy-2,4,5-trimethoxydalbergiquinol. Các hợp chất này có tác dụng kháng vi sinh vật (nấm, vi khuẩn) ở mức độ nhất định. Ngoài ra, hoạt tính ức chế Enzyme α-glucosidase giúp ngăn ngừa và điều trị bệnh tiểu đường cũng được tìm thấy trong thành phần hóa học của gỗ lõi gỗ sưa".
"Kết quả nghiên cứu này đã mở ra những tác dụng nhất định của gỗ sưa trong điều trị y học và cần được tiếp tục nghiên cứu" - ông Phương cho hay.
Như vậy, hiện nay còn có nhiều quan điểm khác nhau liên quan tới việc gỗ sưa có tác dụng chữa bệnh... Nhưng có một thực tế là gỗ sưa ngày càng hiếm, quý và vẫn đang được người Trung Quốc săn lùng tại Việt Nam với giá rất cao.
Gỗ sưa đỏ có giá trị về tâm linh
Trao đổi với PV Dân trí, ông Nguyễn Văn Hùy, đại gia gỗ ở Đồng Kị người từng chi 26 tỷ để sở hữu cây sưa 200 năm tuổi ở Thuận Thành (Bắc Ninh) cho biết, sở dĩ gỗ sưa có giá đắt đỏ là bởi chúng có ý nghĩa về mặt tâm linh.
Gỗ sưa có vân gỗ đẹp, không bị mối mọt đặc biệt lại có mùi hương vĩnh hằng nên nhiều người quan niệm chúng có thể tránh tà ma, xua đuổi bệnh tật. Đây cũng được xem là loại gỗ “quý tộc”. Trước kia ở Trung Quốc, chỉ có những gia đình vua chúa, quyền thế mới được thưởng các đồ dùng làm từ gỗ này. Thậm chí, nhiều tin đồn cho rằng, người Trung Quốc xưa thường dùng gỗ sưa làm chất ướp xác trong các lăng mộ, hay làm đồ thờ cúng, phong thủy.
Vì những lý do trên mà hiện nay gỗ sưa trong tự nhiên rất khan hiếm và dễ mất trộm. Gỗ sưa đỏ đã được liệt vào nhóm 1A nghiêm cấm khai thác, mua bán vì mục đích thương mại. Ở một số nơi, người dân bảo vệ sưa rất nghiêm ngặt bằng cách túc trực đêm ngày hoặc căng dây thép gai, lắp camera theo dõi.
Hiện nay trên thị trường gỗ sưa giả, gỗ kém chất lượng được bày bán tràn lan. Để bảo vệ chính mình bạn nên biết các cách phân biệt gỗ sưa để đảm bảo mua được gỗ sưa chất lượng
Gỗ Sưa được biết đến là loại gỗ vô cùng quý hiếm và có giá trị kinh tế rất cao. Vậy gỗ Sưa là gì? Tại sao gỗ có sưa lại quý hiếm và đắt tiền? Các loại gỗ sưa và cách phân biệt? Hãy cùng Đồ Gỗ Gia Việt tìm hiểu trong bài viết dưới đây!
Cây gỗ sưa rất quý hiếm. Ảnh internetGỗ Sưa là gì? Gỗ sưa có mấy loại? Cách phân biệt các loại gỗ sưa
Khái niệm gỗ sưa?
Gỗ sưa là gì? Đặc tính của cây gỗ sưa? Ảnh internetCây gỗ sưa có tên tiếng anh là Dalbergia tonkinensis Prain. Là một cây thân gỗ thuộc nhóm họ đậu. Cây gỗ sưa thuộc nhóm 1A (Loại gỗ cực kỳ quý hiếm) cấm khai thác mục đích thương mại từ năm 1994.. Lá cây trung bình dài từ 9-20cm, có lông nhỏ và mìn thường có màu nâu vàng. Thân cây thì có màu xám hoặc vàng nâu. Chiều cao trung bình của cây gỗ sưa là từ 10-15m
Đây là loại gỗ cực kỳ quý hiếm, hiện nay cây mọc hoang trên rừng rất ít, hầu như là đã bị khai thác hết. Do người dân săn lùng loại gỗ này ráo riết với mong muốn đổi đời. Mỗi cây sưa 20 năm tuổi trở lên đều có giá hàng chục tỷ đồng “gỗ sưa trăm tỷ”, một số lượng nhỏ cây sưa đỏ nằm trong các công viên, nhà chùa,… được trông coi cẩn thận, nhưng vẫn phải đối mặt với “sưa tặc” bất cứ lúc nào.
Trong tự nhiên, người ta thường tìm thấy cây sưa trong rừng mưa nhiệt đới và rừng nhiệt đới gió mùa. Sưa chủ yếu phân bố ở Việt Nam và rải rác tại đảo Hải Nam, Trung Quốc. Trong cây gỗ sưa thì phần quý nhất đó là phần lõi trong, còn phần giác gỗ bên ngoài không có giá trị nhiều.
Gỗ sưa có mấy loại?
Có hai loại gỗ sưa chính đã được các nhà khoa học phân loại đó là gỗ sưa trắng và gỗ sưa đỏ. Cây sưa trắng cho hoa đẹp, quả to, khi đốt quả không có mùi. Tuy nhiên, gỗ sưa trắng không giá trị bằng gỗ sưa đỏ. Cây sưa đỏ trông gần giống cây sưa trắng nhưng quả thành từng chùm và đốt lên có mùi thối.
Chính vì vậy mà ở thời phong kiến, gỗ sưa đỏ được gọi là cây Trắc thối Giao Chỉ. Ngoài ra còn có một loại sưa nữa màu đen được gọi là tuyệt gỗ nhưng loại này cực kỳ hiếm thấy.
Cách phân biệt gỗ sưa đỏ và gỗ sưa trắng?
Thân cây sưa trắng có màu xanh, trơn nhẵn và không xù xì. Còn thân cây sưa đỏ thường có màu xám hoặc màu kem sữa, thân xù xì, khi già vỏ cây sẽ bị nứt dọc.
Phân biệt gỗ sưa đỏ và sưa trắng qua thân câyVề lá cây thì cây sưa đỏ có lá so le còn cây sưa trắng có lá đối xứng.
Phân biệt gỗ sưa đỏ và sưa trắng qua lá câyPhân biệt qua hoa. Hoa sưa trắng mọc thành chùm, cánh lớn, màu trắng còn hoa sưa đỏ cũng mọc thành chùm nhưng cánh nhỏ và có màu vàng nhạt.
Phân biệt gỗ sưa đỏ và sưa trắng qua hoa của 2 loạiNgoài ra, còn một cách phân biệt rất đơn giản nữa như đã nói ở trên đó là phân biệt qua quả. Qủa sưa trắng là dạng quả thịt, không hạt, khi đốt lên không có mùi. Còn quả sưa đỏ thường có từ 1 – 2 hạt, đốt lên có mùi thối khó chịu. Mùi thối này chính là do hạt sưa đỏ tạo ra.
Ngoài ra, ở Tam Kỳ – Quảng Nam, có một loại cây cũng được người dân gọi là cây sưa. Tuy nhiên, thực chất đó không phải là cây gỗ sưa thuộc một loài trong chi Dalbergia. Cây sưa Quảng Nam được người dân ở đây gọi bằng nhiều tên khác nhau như sưa vườn, hương vườn, nhưng chính xác nhất thì phải gọi nó là cây hương vườn. Cây này cùng chi với giáng hương mắt chim và giáng hương quả to, đó chính là chi Pterocarpus. Một cây hương vườn trưởng thành chỉ có giá từ 4 đến 5 triệu đồng.
Chính vì cách gọi tên sai này khiến cho nhiều người lầm tưởng rằng có một loại gỗ sưa khác là gỗ sưa vàng.
Tại sao gỗ sưa lại quý hiếm và đắt tiền?
Gỗ sưa có độ bền tốt
Gỗ sưa có độ bền cực kỳ cao, ngâm trong bùn, trong nước nhiều năm vẫn không hề bị thấm nước hay mục nát lại không bay mùi hương, đặt ngoài nắng cũng không hề co nứt. Bởi vì thế mà từ xưa, ở Trung Quốc người ta đã ưa chuộng. Người ta còn quan niệm rằng, gia đình dù giàu có đến mấy, cuộc sống có vương giả đến mấy mà trong nhà không có vật dụng làm bằng gỗ sưa thì cũng chưa đạt đến đẳng cấp thượng lưu.
Ngoài ra gỗ sưa còn có thể dùng làm đồ nội thất, vì gỗ sưa là loại gỗ cực kì giá trị phải những người cực kì có tiền mới có tiền sử dụng loại gỗ này. Các loại được sử dụng nhiều nhất như vòng gỗ, bàn ghế, tủ thờ,…
Gỗ sưa có thể ướp xác, trừ tà
Những thông tin về việc dùng gỗ sưa để ướp xác quý tộc, làm khí cụ trừ ma chưa được những công trình khai quật xác ướp chứng minh nhưng dư luận lại luôn có niềm tin đặc biệt về tính tâm linh của loại gỗ quý này.
Đây thực ra vẫn là một câu hỏi, nghi vấn còn bỏ ngỏ nhưng rõ ràng niềm tin về khả năng của gỗ sưa hút tà khí là rất lớn mới có thể khiến giá gỗ sưa trở nên đắt đỏ như vậy.
Gỗ sưa rất quý hiếm và có nhiều tác dụng trong cuộc sốngGỗ sưa có thể chữa bệnh
Những sách quý về y học cổ truyền của Trung Quốc như : Trung dược đại từ điển”, ” Bản thảo cương mục” có ghi gỗ sưa có tác dụng gì? Đặc biệt nhấn mạnh công dụng cầm máu, giảm đau, chống huyết áp, bệnh đường ruột, nhuận khí, hỗ trợ chữa bệnh tim, hoạt huyết trong cơ thể. Người Trung Quốc luôn tin rằng nếu dùng gỗ sưa để gối đầu thì giống như thuốc được truyền trực tiếp vào người vậy.
Để nhận biết một cách nhanh chóng thì chỉ những người làm trong nghề lâu năm mới nhận ra gỗ Sưa thông qua mùi hương đặc trưng. Cách nhận biết Gỗ Sưa theo kinh nghiệm dân gian thì chủ yếu dựa vào lõi. Lõi của cây Gỗ Sưa rất cứng, thông thường phải trên 10 năm tuổi, cây mới bắt đầu cho lõi.
Tam lân vờn cầu gỗ sưa đỏ siêu quý hiếm. Ảnh dogogiaviet.com> Tham khảo các sản phẩm gỗ Sưa tại: Đồ gỗ Gia Việt
CƠ SỞ SẢN XUẤT ĐỒ GỖ MỸ NGHỆ GIA VIỆT
Từ khóa » Sưa Quý
-
Tại Sao Gỗ Sưa đắt Và Quý ? | Đồ Gỗ Mỹ Nghệ, Cây Cảnh Nghệ Thuật ...
-
Gỗ Sưa Là Gì? Gỗ Sưa Có Mấy Loại Và Tại Sao được Quý Như Vàng?
-
Cây Gỗ Sưa đỏ Quý. | Shopee Việt Nam
-
Sống Lại Những Mầm Sưa Quý - Tuổi Trẻ Online
-
Cây Gỗ Sưa Quý - Báo Tuổi Trẻ
-
Độc Lạ Cóc Thiềm Thừ Gỗ Sưa Quý Hiếm | THDT - YouTube
-
Khám Phá Bí ẩn - Vườn Cây Sưa đỏ Quý Hiếm Tại Sài Gòn - YouTube
-
Sưa Quý - Tin Tức Cập Nhật Mới Nhất Tại | Kết Quả Trang 1
-
Hàng Cây Sưa đỏ Tiền Tỉ Ven Hồ Gươm - Báo Lao Động
-
Những Cây Sưa đỏ Quý Hiếm Ven Hồ Gươm - Vietnamnet
-
Số Phận Bảy Gốc Sưa Quý Hiếm Chết Khô Giữa Phố Hà Nội - Vietnamnet
-
Cây Sưa, Giá Trị Của Gỗ Sưa đỏ Và Kỹ Thuật Trồng Cây Gỗ Sưa
-
Độc Lạ Cóc Thiềm Thừ Gỗ Sưa Quý Hiếm - Báo Đồng Tháp
-
Gỗ Sưa Đắt Hơn Vàng, Lý Do Là Vì Sao? - QuaTest2
-
CLIP: Cận Cảnh Nhiều Cây Sưa đỏ Quý Hiếm Chết Khô
-
Hà Nội: Truyền Dịch Cứu Hàng Cây Sưa Quý Hiếm Trên đường ...
-
Vòng Tay Gỗ Sưa Đỏ Quý Hiếm | Mang May Mắn, Tài Lộc Cho Bạn
-
Vòng Tay Gỗ Sưa Quý Hiếm Cao Cấp