Tại Sao Không Nên Cho Thực Phẩm Nóng Vào Tủ Lạnh? - Thiên Hòa
Thói quen cho tất cả thực phẩm chín hay sống, nóng hay nguội vào tủ lạnh bảo quản là một sai lầm dẫn đến nhiều rủi ro, vừa gây hại sức khỏe vừa tốn kém tiền bạc.
Nhiều người vẫn thường có thói quen cho tất cả thực phẩm kể cả sống hay chín vào tủ lạnh để bảo quản. Tuy nhiên, việc cho thực phẩm nóng vào tủ lạnh lại là sai lầm dẫn đến nhiều mối nguy hiểm tiềm tàng.
Làm mất giá trị dinh dưỡng của thực phẩm
Theo giới chuyên gia, cho thực phẩm nóng vào tủ lạnh sẽ làm mất giá trị dinh dưỡng.
Bởi, quá trình làm nguội thực phẩm nóng trong tủ lạnh có thể kéo dài, khiến nhiệt độ bên trong tủ luôn cao hơn mức nhiệt cần thiết cho quá trình bảo quản lạnh khiến thực phẩm cần được làm lạnh và các thực phẩm khác có thể bị biến chất do không đủ lạnh.
Giảm “tuổi thọ” của tủ lạnh
Thực phẩm nóng khi đưa vào tủ lạnh sẽ toả nhiệt, khiến nhiệt độ bên trong tủ tăng lên, tủ lạnh phải lập tức khởi động mô-tơ để nhanh chóng đưa nhiệt độ trong tủ về mức nhiệt đã cài đặt. Đây là một trong những nguyên nhân làm giảm tuổi thọ của tủ lạnh.
Bên cạnh đó, hơi nóng từ thực phẩm được truyền qua vật chứa như ngăn, hộp, nồi dẫn đến biến dạng khay trong tủ.
Làm tăng các chi phí phải chi trả
Đừng tưởng cho thực phẩm nóng vào tủ lạnh sẽ vô hại. Đây là thói quen tai hại, bởi không chỉ làm mất giá trị dinh dưỡng mà cho thực phẩm nóng vào tủ lạnh có thể làm tăng các chi phí phải chi trả.
Việc phải làm nguội thực phẩm khiến tủ lạnh phải hoạt động tăng cường, tăng nhiệt độ tạm thời làm tiêu tốn năng lượng không cần thiết, gây tốn điện ảnh hưởng lớn đến hóa đơn tiền điện.
Bên cạnh đó, do phải hoạt động hết công suất quá nhiều khiến thiết bị nhanh xuống cấp, dễ hư hỏng.
Ảnh hưởng tới sức khỏe
Đột ngột cho thực phẩm nóng vào tủ lạnh dẫn đến hiện tượng “sốc nhiệt” cho thực phẩm. Đây là điều kiện tốt cho các loại vi khuẩn gây hại phát triển, làm tăng nguy cơ nhiễm bẩn của thực phẩm, gây hại cho sức khỏe người dùng.
Ngoài ra, nếu các loại thực phẩm nóng được chứa trong vật dụng bằng nhựa, sẽ tạo ra một số phản ứng hóa học đe dọa sức khỏe.
Để bảo quản thực phẩm trong tủ lạnh vừa không mất giá trị dinh dưỡng vừa tiết kiệm, các chuyên gia dinh dưỡng và nhà sản xuất khuyến cáo như sau:
- Để thực phẩm vừa đun nóng nguội bớt trong khoảng 10-15 phút.
- Cho thực phẩm vào hộp kín có nắp, tốt nhất họp đựng bằng thủy tinh, nếu khối lượng thực phẩm nhiều thì nên chia ra các hộp nhỏ, sẽ giúp tủ lạnh làm lạnh nhanh hơn.
- Không bỏ thức ăn còn nóng vào tủ lạnh, đồng thời phải luôn đậy kín thức ăn trước khi bỏ tủ lạnh, tránh để hơi nóng tỏa ra khắp tủ vừa hại tủ vừa làm hỏng thực phẩm khác, lây nhiễm chéo vi khuẩn từ thực phẩm khác.
Đọc thêm:
>> Trà sữa để trong tủ lạnh được bao lâu?
>> Top 3 tủ lạnh 120 lít bán chạy nhất
Từ khóa » đồ Nóng Vào Tủ Lạnh
-
Vì Sao Không Nên để Thức ăn Nóng Vào Tủ Lạnh - Pico
-
Giải đáp Thắc Mắc Vì Sao Không Nên Cho Thực Phẩm Nóng Vào Tủ Lạnh
-
Cho Thức ăn Còn Nóng Vào Tủ Lạnh, Tưởng Sai Mà Lại đúng! - MediaMart
-
Tại Sao Không Nên để Thực ăn Nóng Vào Tủ Lạnh? - Điện Máy Chợ Lớn
-
Thực Phẩm Nóng Có Thể được đặt Trực Tiếp Vào Tủ Lạnh? Đây Mới ...
-
Lời Khuyên Không Nên Cho Thực Phẩm Nóng Vào Tủ Lạnh Xuất Phát Từ ...
-
Tại Sao Nên Cho Thực Phẩm Nguội Vào Tủ Lạnh - Sanaky
-
Có Nên Cho đồ ăn Nóng Vào Trong Tủ Lạnh?
-
Để Thức ăn Nguội Hẳn Mới Cho Vào Tủ Lạnh Là đúng Hay Sai?
-
Để đồ ăn Nóng Vào Trong Tủ Lạnh Thông Minh Sẽ Gây Hại Cho Sức Khỏe.
-
Vì Sao Không Nên Cho Thực Phẩm Nóng Vào Tủ Lạnh Nhật?
-
Để Nguội Thức ăn Trước Khi Cho Vào Tủ Lạnh, Nên Hay Không Nên?
-
Tác Hại Của Việc để Thức ăn Còn Nóng Vào Tủ Lạnh - Darling
-
Không Nên Cho Thực Phẩm Nóng Vào Tủ Lạnh Vì Sao Vậy?