Tại Sao Là Chủ Nghĩa Xã Hội ? |
Có thể bạn quan tâm
Tại sao là Chủ nghĩa Xã hội ?
của Albert Einstein, 1949
Lời nói đầu của dịch giả: “Tại sao là Chủ nghĩa Xã hội ?” (“Why Socalism ?”) là một bài viết của nhà khoa học Albert Einstein vào ngày 1 tháng Năm, năm 1949 vốn xuất hiện trong ấn bản đầu tiên của tạp chí thuộc phe chủ nghĩa xã hội, Mothly Review. Quan điểm chính trị của ông Einstein nằm trong sự ủng hộ chủ nghĩa xã hội và phế phán chủ nghĩa tư bản, mà ông ta đã trình bày chi tiết trong những bài luận văn ngắn của mình chẳng hạn như bài viết “Tại sao là Chủ nghĩa Xã hội ?”. Ông ta tự gọi chính mình là người theo chủ thuyết Thượng Đế bất tồn, trong khi tách biệt chính mình khỏi nhãn hiệu người theo chủ thuyết vô thần. Ông ta nói rằng ông ta tin tưởng vào Thượng Đế thuộc “chủ thuyết vũ trụ là thần thánh” của nhà triết học Hòa Lan, Baruch Spinoza, thuộc thế kỷ 17, nhưng không tin vào một vị thần cá nhân, một niềm tin mà ông ta chỉ trích. Thật ra, ngoài khoa học, ông ta không quan tâm nhiều đến những vấn đề chính trị khác ngoại trừ những vấn đề có liên quan đến người Do Thái mà ông ta luôn ủng hộ Chủ nghĩa Phục hồi Quốc gia Do Thái (Zionsim) nhưng chưa bao giờ ông ta đưa ra đề nghị cho nước Israel (Do Thái) vốn được độc lập vào năm 1948 và được Liên hiệp Quốc nhìn nhận vào ngày 11 tháng Năm, năm 1949 –chỉ sau 10 ngày của bài viết “Tại sao là Chủ nghĩa Xã hội ?” được đăng lên– là nên theo con đường xã hội chủ nghĩa như Liên Xô.
(Albert Einstein (1879–1955) vào năm 1947, nhà khoa học nổi tiếng thuộc thế kỷ 20, là người Đức gốc Do Thái, và trốn chạy Hitler sang sinh sống ở Hoa Kỳ từ năm 1933 –nhưng không muốn sống ở nước Cộng sản Liên Xô, mặc dù ông ta đã từng ủng hộ chủ nghĩa xã hội và phê phán chủ nghĩa tư bản một cách dí dỏm)
(Baruch Spinoza (1632–1677), nhà triết học Hòa Lan, người mà Albert Einstein rất ngưỡng mộ và thường đề cấp đến trong những lời phát biểu trên quan điểm về tôn giáo. Ông ta được xem là nhà phê bình Kinh Thánh hiện đại và là người thấp sáng chân lý thuộc thế kỷ 18 mà Phe tả và nhóm chủ thuyết Mát-xít thường tỏ ra thú vị với quan điểm vô thần của ông ta mặc dù ông ta phê bình vai trò thần thánh cá nhân nhưng thừa nhận có linh hồn và xem Thượng Đế là vũ trụ)
===========================================
Có phải đó là điều đáng khuyên bảo cho một người vốn không phải là một chuyên gia về những vấn đề kinh tế và xã hội để bày tỏ những quan điểm trên chủ đề chủ nghĩa xã hội ? Tôi tin tưởng trong một số lượng những lý do mà điều đó là vậy. Trước tiên, chúng ta hãy suy xét câu hỏi từ quan điểm kiến thức khoa học. Điều đó có thể dường như là không có những sự khác biệt thiết yếu về phương pháp học giữa thiên văn học và kinh tế học: những nhà khoa học trong cả hai lãnh vực cố gắng khám phá ra những quy luật về sự chấp nhận chung chung cho một nhóm hiện tượng được khoanh vòng nhằm mục đích tạo nên những kết nối nội tại của những hiện tượng nầy có thể hiểu được rõ ràng như có thể. Nhưng trong thực tế, những sự khác biệt về phương pháp học như thế thực sự tồn tại. Việc phát hiện ra những quy luật chung chung trong lãnh vực kinh tế học được thực hiện khó khăn bởi hoàn cảnh mà những hiện tượng kinh tế được quan sát thường bị ảnh hưởng bởi nhiều yếu tố vốn rất khó để đánh giá một cách riêng biệt. Thêm vào đó, kinh nghiệm vốn đã từng tích lũy từ khi sự bắt đầu của cái được gọi là giai đoạn văn minh hóa của lịch sử nhân loại –như được biết đến nhiều– phần lớn đã bị ảnh hưởng và giới hạn bởi những nguyên nhân vốn không có nghĩa là thuộc về kinh tế độc quyền trong bản chất. Thí dụ, hầu hết những quốc gia chính yếu của lịch sử nhờ vào sự tồn tại của mình để chinh phục. Những dân tộc chinh phục tự thành lập chính mình, về mặt pháp lý và kinh tế, như là những tầng lớp có đặc quyền của một nước bị chinh phục. Họ nắm lấy độc quyền cho chính mình về quyền sở hữu đất đai và bổ nhiệm một chức vụ linh mục từ trong số những đội ngũ của riêng mình. Những vị linh mục, trong việc kiểm soát nền giáo dục, tạo nên sự phân chia đẳng cấp trong xã hội trở thành một tổ chức vĩnh viễn và tạo ra một hệ thống của những giá trị mà người dân từ dạo đó, đến một mức độ rộng lớn vô ý thức, được hướng dẫn theo cách hành xử xã hội của họ. Nhưng truyền thống lịch sử, ấy là nói như thế, thuộc về ngày hôm qua; không có nơi nào mà chúng ta đã thực sự vượt qua cái gì đó mà Thorstein Veblen đã gọi là “giai đoạn săn mồi” của sự phát triển con người. Những sự kiện kinh tế có thể quan sát được thuộc về giai đoạn đó và thậm chí những quy luật như thế mà chúng ta có thể rút ra từ chúng, không phải là những điều có thể ứng dụng được cho giai đoạn khác. Vì mục đích thực sự của chủ nghĩa xã hội một cách chính xác là phải vượt qua và tiến tới xa hơn giai đoạn săn mồi của sự phát triển con người, khoa học kinh tế trong trạng thái hiện tại của nó có thể ném chút ánh sáng trên xã hội thuộc chủ nghĩa xã hội trong tương lai.
(Thorstein Bunde Veblen (1857-1929), là nhà kinh học và xã hội học người Mỹ gốc Na Uy, là người dẫn đầu phong trào Kinh tế Hội. Cuốn sách được biết đến nhiều nhất của ông ta là “The Theory of the Leisure Class” (“Lý thuyết về Giai cấp Nhàn hạ”) (1899), phê bình tế nhị về chủ nghĩa tư bản)
Thứ đến, chủ nghĩa xã hội được điều hành hướng đến mục đích luân lý xã hội. Khoa học, tuy nhiên, không thể tạo ra những mục đích và, thậm chí ít hơn, thấm nhuần chúng trong con người; khoa học, nhiều nhất là, có thể cung cấp phương tiện mà qua đó đạt được những kết thúc nào đó. Nhưng chính những mục đích nầy được nhận thức bởi những cá tính với những lý tưởng luân lý cao cả và –nếu những mục đích nầy không bị chết non, nhưng sống còn và mạnh mẽ –được chấp nhận thực hiện và chuyển tiếp bởi nhiều con người đó vốn là những người, nửa vô thức, quyết định sự tiến hóa chậm chạp của xã hội. Vì những lý do nầy, chúng ta nên cảnh giác không đánh giá quá cao những phương pháp khoa học và mang tính chất khoa học khi nó là một câu hỏi về những nan đề con người; và chúng ta không nên giả định rằng những chuyên gia là những người duy nhất vốn có quyền bày tỏ chính mình trên những câu hỏi gây ảnh hưởng đến tổ chức của xã hội. Những tiếng nói vô số đã và đang khẳng định trong một thời gian hiện tại rằng xã hội loài người đang trải qua một cuộc khủng hoảng, rằng sự ổn định của nó đã từng bị tan vỡ một cách trầm trọng. Đó là đặc trưng của một tình huống như thế mà những cá nhân cảm thấy thờ ơ hoặc thậm chí thù nghịch đối với nhóm, nhỏ hoặc lớn, mà họ thuộc về. Nhằm mục đích minh họa cho ý nghĩa của tôi, hãy để tôi ghi lại ở đây một kinh nghiệm cá nhân. Gần đây tôi đã thảo luận với một người thông minh và có khuynh hướng cảm thông về mối đe dọa của một cuộc chiến tranh khác, mà qua đó theo ý kiến của tôi, sẽ thực sự gây nguy hiểm cho sự tồn tại của nhân loại, và tôi nhận xét rằng chỉ có một tổ chức quốc gia vượt trội sẽ đưa ra sự bảo vệ đối với sự nguy hiểm đó. Khi nghe người khách của tôi, rất bình tĩnh và lạnh lùng, nói với tôi: “Tại sao anh bạn phản đối quá đổi sự biến mất của loài người ?” Tôi chắc chắn rằng ít như là cách đây một thế kỷ, không ai đã có thể đưa ra lời phát biểu của loại rất nhẹ nhàng. Chính là lời phát biểu của một người vốn đã từng cố gắng trong vô vọng để đạt được trạng thái quân bình trong chính mình và đã đánh mất hy vọng ít nhiều về việc thành công. Chính là sự bày tỏ về sự đơn độc đau đớn và sự cô lập mà từ đó rất nhiều người đang gánh chịu khốn khổ trong những ngày nầy. Nguyên nhân là gì ? Có cách nào thoát ra không ? Đó là điều dễ dàng khi đưa ra những câu hỏi như thế, nhưng khó trả lời chúng với bất kỳ mức độ bảo đảm nào. Tuy nhiên, tôi phải cố gắng hết sức mình như tôi có thể, mặc dù tôi rất có tỉnh táo về sự kiện thực tế rằng những cảm xúc và những cố gắng hết sức của chúng tôi thường đối nghịch và mờ mịt và rằng chúng không thể được thể hiện trong những công thức dễ dàng và đơn giản. Con người, vào một thời điểm và cùng một thời điểm, là một hữu thể đơn độc và một hữu thể thuộc xã hội. Như một hữu thể đơn độc, anh ta cố gắng bảo vệ sự tồn tại của riêng mình và sự tồn tại của những người vốn gần gũi nhất với anh ta, để thỏa mãn những khát vọng mong muốn cá nhân của mình, và để phát triển những khả năng bẩm sinh của mình. Như là một hữu thể thuộc xã hội, anh ta tìm cách để có được sự nhìn nhận và tình cảm của con người đồng loại của mình, để chia sẻ trong những niềm vui của họ, để an ủi họ trong những nỗi buồn của họ, và để cải thiện những điều kiện sống của họ. Chỉ sự tồn tại của những cố gắng đa dạng, thường xung đột nầy, giải thích cho đặc tính của con người, và sự kết hợp cụ thể của chúng quyết định mức độ mà một cá nhân có thể đạt được trạng thái quân bình bên trong và có thể đóng góp vào sự thịnh vượng của xã hội. Hoàn toàn có thể là sức mạnh tương đối của hai tác động thúc đẩy nầy, trong phần chính, thì cố định bởi đặc tính di truyền. Nhưng cá tính mà cuối cùng xuất hiện, phần lớn được hình thành bởi môi trường mà trong đó con người tình cờ tìm thấy chính mình trong suốt sự phát triển của mình, bởi cấu trúc của xã hội mà trong đó anh ta trưởng thành, bởi truyền thống của xã hội đó, và bởi sự thẩm định của nó về những loại tư cách riêng biệt. Khái niệm trừu tượng về “xã hội” có nghĩa là đối với một con người cá thể là con số tổng cộng những mối quan hệ trực tiếp và gián tiếp của anh ta đối với những người đương thời của mình và đối với tất cả những người thuộc những thế hệ trước đó. Một cá nhân có khả năng suy nghĩ, cảm nhận, phấn đấu, và làm việc bằng chính mình; nhưng anh ta phụ thuộc rất nhiều vào xã hội –trong sự tồn tại thuộc về thể chất, trí tuệ, và tình cảm– mà đó là điều không thể nào nghĩ về anh ta, hoặc hiểu anh ta, bên ngoài khuôn khổ xã hội. Chính là “xã hội” vốn cung cấp con người thực phẩm, quần áo, nhà cửa, những dụng cụ làm việc, ngôn ngữ, những hình thức tư tưởng, và hầu hết sự chứa đựng tư tưởng; cuộc sống của anh ta có thể được tạo nên có thể có qua sự lao động và những thành quả của hàng triệu người trong quá khứ và hiện tại vốn là những người đều được giấu kín phía sau từ ngữ “xã hội” nhỏ nhoi. Vì vậy, đó là điều hiển nhiên mà sự phụ thuộc của một cá nhân vào xã hội là một sự kiện thực tế tự nhiên vốn không thể bị xóa bỏ –chỉ giống như trong trường hợp của những con kiến và con ong. Tuy nhiên, trong quá trình toàn bộ cuộc sống của những con kiến và con ong nầy thì cố định xuống đến từng chi tiết nhỏ nhất bởi những bản năng cứng nhắc, di truyền, mô hình xã hội và những mối quan hệ nội tại của con người thì rất dễ biến dạng và dễ bị ảnh hưởng đối với sự thay đổi. Ký ức, khả năng để tạo nên những sự kết hợp mới, món quà của sự truyền đạt bằng lời nói đã từng khiến cho những sự phát triển có thể xảy ra giữa con người mà không bị bức chế bởi những nhu cầu sinh học cần thiết. Những phát triển như thế tự biểu lộ trong những truyền thống, những cơ sở, và những tổ chức; trong văn học; trong những thành tựu khoa học và kỹ thuật; trong những tác phẩm nghệ thuật. Điều nầy giải thích điều đó xảy ra như thế nào mà qua đó, trong một ý nghĩa nào đó, con người có thể tạo ảnh hưởng đến cuộc sống của mình qua cách hành xử của riêng mình, và qua đó trong quá trình nầy việc nghĩ đến và muốn có trong ý thức có thể đóng một vai trò. Con người có được lúc sinh ra, qua sự di truyền, một thể chất sinh học mà chúng ta phải xem là cố định và không thay đổi, bao gồm những thôi thúc tự nhiên vốn là đặc tính của loài người. Thêm vào đó, trong suốt cuộc đời của anh ta, anh ta có được một cơ sở văn hóa mà anh ta nhận được từ xã hội qua sự truyền đạt tư tưởng và qua nhiều loại ảnh hưởng khác. Chính là cơ sở văn hóa nầy, với sự đi qua của thời gian, vốn lệ thuộc vào sự thay đổi và qua đó đến một mức độ rất lớn định rõ mối quan hệ giữa cá nhân và xã hội. Nhân chủng học hiện đại đã từng dạy chúng ta rằng, qua cuộc nghiên cứu tương đối về cái gọi là những nền văn hóa nguyên thủy, cách hành xử của con người trong xã hội có thể khác biệt rất nhiều, tùy thuộc vào việc phổ biến những mô hình văn hóa và những loại tổ chức vốn chiếm ưu thế trong xã hội. Chính là về điều nầy mà những người vốn đang cố gắng hết mình để cải thiện số phận con người có thể có cơ sở cho những hy vọng của mình: con người không bị kết tội, bởi vì thể chất sinh học của họ, để tiêu diệt lẫn nhau hoặc bắt phải chịu một định mệnh độc ác, tự gây ra. Nếu chúng ta tự hỏi chính mình cấu trúc xã hội và thái độ văn hóa của con người nên được thay đổi như thế nào nhằm mục đích làm cho cuộc sống con người thỏa mãn như có thể, chúng ta nên liên tục có ý thức về sự kiện thực tế là có những điều kiện nhất định mà chúng ta không thể sửa đổi. Như được đề cập trước đây, bản chất sinh học của con người, đối với tất cả những mục đích thực tiển, không lệ thuộc vào sự thay đổi. Hơn nữa, những phát triển về kỷ thuật và mật độ nhân loại học của một vài thế kỷ qua đã từng tạo ra những điều kiện mà ở đây phải nói đến. Trong những dân số an cư tương đối đông đúc với những hàng hóa vốn không thể thiếu được cho sự tồn tại tiếp tục của họ, sự phân chia tột cùng về lao động và một dụng cụ sản xuất được tập trung cao độ thì tuyệt đối cần thiết. Thời gian –mà, khi nhìn lại, dường rất bình dị– đã đi qua mãi mãi khi những cá nhân hoặc những nhóm tương đối nhỏ có thể hoàn toàn tự cung tự cấp. Điều đó chỉ là một sự hơi cường điệu khi nói rằng ngay cả bây giờ nhân loại thành lập một cộng đồng trên hành tinh về sản xuất và tiêu dùng. Bây giờ tôi đã đến được điểm nơi mà tôi có thể chỉ ra mau chóng cái gì đó đối với tôi tạo nên thực chất của cuộc khủng hoảng của thời đại chúng ta. Điều đó liên quan đến mối quan hệ của cá nhân đối với xã hội. Một cá nhân đã từng trở nên có ý thức hơn bao giờ hết về sự phụ thuộc của mình vào xã hội. Tuy nhiên, anh ta không có kinh nghiệm về sự phụ thuộc nầy như là một thứ quý giá đích thực, như là sự trối buộc cơ bản, là một lực bảo vệ, nhưng đúng hơn là một mối đe dọa đối với những quyền tự nhiên của anh ta, hoặc thậm chí đối với sự tồn tại nhu cầu kinh tế của anh ta. Hơn nữa, vị trí của anh ta trong xã hội là như thế nào đó sao cho những tác động thúc đẩy bản ngã thuộc bản chất của anh ta đang được làm nổi bật một cách liên tục, trong khi những tác động thúc đẩy xã hội của anh ta, vốn yếu đuối hơn bởi bản chất, trở nên hư hao một cách không ngừng gia tăng. Tất cả con người, bất cứ vị trí của họ là gì trong xã hội, đang gánh chịu khốn khổ từ tiến trình hư hao nầy. Không biết gì về những tù nhân thuộc chủ nghĩa bản ngã của riêng mình, mặc dù họ cảm thấy không an toàn, cô đơn, và bị tước đoạt sự hưởng thụ cuộc sống chất phát, đơn giản, và không phức tạp. Con người có thể tìm thấy ý nghĩa trong cuộc sống, ngắn ngủi và hiểm nghèo như nó là thế, chỉ qua sự dâng hiến chính mình cho xã hội. Tình trạng hỗn loạn về kinh tế của xã hội thuộc chủ nghĩa tư bản như nó tồn tại ngày nay, theo quan điểm của tôi, là nguồn gốc tai họa thực sự. Chúng ta thấy trước mắt chúng ta một cộng đồng khổng lồ của những nhà sản xuất, những thành viên mà trong số đó đang không ngừng cố gắng hết mình để tước đoạt với nhau những thành quả của lao động tập thể của họ –không phải bằng vũ lực, nhưng trên tổng thể thực sự đúng theo những quy tắc được thiết lập hợp pháp. Trong khía cạnh nầy, điều quan trọng là nhận ra rằng những phương tiện sản xuất –mà phải nói rằng, toàn bộ khả năng sản xuất vốn được cần đến cho việc sản xuất những hàng hóa cho người tiêu dùng cũng như những hàng hóa thêm vào vốn liếng– có thể hợp pháp là, và trong phần lớn là, tài sản riêng của những cá nhân. Vì lợi ích của sự đơn giản, trong cuộc thảo luận theo sau, tôi sẽ gọi “những công nhân” là tất cả những người vốn không chia sẻ trong quyền sở hữu những phương tiện sản xuất –mặc dù điều nầy không hoàn toàn tương ứng với việc sử dụng thông thường của thuật ngữ. Người chủ của những phương tiện sản xuất nằm trong một vị thế mua sức lao động của người công nhân. Bằng cách sử dụng những phương tiện sản xuất, người công nhân tạo ra những hàng hóa mới vốn trở thành tài sản của nhà tư bản. Điểm thiết yếu về tiến trình nầy là mối quan hệ giữa cái gì người công nhân sản xuất và cái gì anh ta được trả cho, cả hai được đo lường trong phần về giá trị thực sự. Trong chừng mực nào đó, hợp đồng lao động thì “không ràng buộc”, cái gì người công nhân nhận lấy, được quyết định không phải bằng giá trị thực sự của hàng hóa mà anh ta sản xuất, nhưng bằng những nhu cầu tối thiểu của anh ta và bằng những đòi hỏi của những nhà tư bản cho sức lao động trong sự liên quan đến số lượng những công nhân tranh đua vì những công việc. Đó là điều quan trọng để hiểu rằng ngay cả trong lý thuyết, việc trả lương công nhân không được định rõ bởi giá trị sản phẩm của anh ta. Vốn tư nhân có khuynh hướng trở nên tập trung trong một vài tay, một phần bởi vì sự cạnh tranh giữa những nhà tư bản, và một phần bởi vì sự phát triển kỷ thuật và sự phân chia đang gia tăng về việc khuyến khích lao động, sự hình thành của những đơn vị sản xuất lớn hơn trả giá bằng những đơn vị nhỏ hơn. Kết quả của những phát triển nầy là một giai cấp cai trị thuộc vốn tư nhân, một quyền lực rộng lớn của một giai cấp mà không thể nào kiểm soát được một cách hiệu quả ngay cả bởi một xã hội chính trị có tổ chức theo dân chủ. Điều nầy là đúng vì những thành viên thuộc cơ quan lập pháp được chọn lựa bởi các đảng chính trị, phần lớn được tài trợ hoặc khác hơn là bị ảnh hưởng bởi những nhà tư bản riêng tư vốn là những người, trong tất cả những mục đích thực tiển, tách biệt toàn bộ cử tri khỏi cơ quan lập pháp. Hậu quả là những đại biểu của nhân dân thật ra không bảo vệ một cách thích đáng những lợi ích của những tầng lớp dân cư chịu thiệt thòi. Hơn nữa, dưới những điều kiện tồn tại, những nhà tư bản riêng tư chắc chắn kiểm soát, trực tiếp hoặc gián tiếp, các nguồn thông tin chính (báo chí, đài phát thanh, giáo dục). Vì thế đó là điều vô cùng khó khăn, và quả thật trong hầu hết những trường hợp hoàn toàn không thể nào, đối với một công dân riêng lẽ đi đến những kết luận khách quan và tận dụng một cách khôn ngoan những quyền hạn chính trị của mình. Tình hình phổ biến trong một nền kinh tế được dựa trên quyền sở hữu vốn liếng tư nhân vì thế được đặc trưng hóa bởi hai nguyên tắc chính: thứ nhất, những phương tiện sản xuất (thuộc về vốn liếng) thuộc chủ hữu riêng tư và những người chủ tùy ý sử dụng chúng như họ thấy thích hợp; thứ hai, hợp đồng lao động thì không ràng buộc. Dĩ nhiên, không có một điều nào như thế như một xã hội tư bản chủ nghĩa thuần túy trong ý nghĩa nầy. Riêng biệt là, điều nên được lưu ý là những công nhân, qua các cuộc đấu tranh chính trị lâu dài và cay đắng, đã thành công trong việc bảo đảm một hình thức được cải thiện phần nào của “hợp đồng lao động không ràng buộc” cho những danh mục nhất định của những người công nhân. Nhưng được xét như là một tổng thể, nền kinh tế ngày nay không khác biệt nhiều với chủ nghĩa tư bản “thuần túy”. Việc sản xuất được tiến hành vì lợi nhuận, không phải vì sử dụng. Không có một quy định nào mà qua đó tất cả những người có khả năng và sẵn sàng làm việc sẽ luôn luôn có dịp tìm được việc làm; một “đội quân thất nghiệp” gần như luôn luôn tồn tại. Người công nhân không ngừng lo sợ mất việc của mình. Kể từ khi những người công nhân bị thất nghiệp và được trả lương thấp không cung cấp một thị trường có lợi nhuận, việc sản xuất hàng hóa cho những người tiêu dùng bị hạn chế, và tình trạng khó khăn to lớn là hậu quả. Sự tiến bộ về kỷ thuật thường đưa đến nạn thất nghiệp thêm hơn là việc làm nhẹ đi gánh nặng về công việc cho tất cả mọi người. Động cơ lợi nhuận, trong sự kết hợp với việc cạnh tranh giữa các nhà tư bản, chịu trách nhiệm cho sự bất ổn trong việc tích lũy và sử dụng vốn liếng mà qua đó dẫn đến những tình trạng suy yếu về kinh tế ngày càng nghiêm trọng. Việc cạnh tranh không giới hạn dẫn đến sự lãng phí khổng lồ sức lao động, và dẫn đến tình trạng tê liệt đó về ý thức xã hội của những cá nhân mà tôi đã đề cập trước đây. Tình trạng tê liệt nầy của những cá nhân mà tôi suy xét là một tai hại tồi tệ nhất của chủ nghĩa tư bản. Toàn bô hệ thống giáo dục của chúng ta gánh chịu khốn khổ từ tại họa nầy. Thái độ cạnh tranh được phóng đại được khắc sâu vào học sinh, vốn là người được đào tạo để tôn thờ sự thành công ham lợi như là cách chuẩn bị cho sự nghiệp tương lai của mình. Tôi tin tưởng rằng chỉ có một cách để loại bỏ những tai hại nghiêm trọng nầy, ấy là qua việc thành lập một nền kinh tế theo chủ nghĩa xã hội, được kèm theo bởi một hệ thống giáo dục vốn sẽ được chuyển hướng đến những mục đích xã hội. Trong một nền kinh tế như thế, những phương tiện sản xuất thuộc được chủ hữu bởi chính xã hội và được sử dụng theo một kiểu cách có kế hoạch. Một nền kinh tế có kế hoạch, mà qua đó điều chỉnh được việc sản xuất cho những nhu cầu của cộng đồng, sẽ phân phối công việc được thực hiện trong số tất cả những người có khả năng làm việc và sẽ bảo đảm sinh kế cho mỗi đàn ông, phụ nữ, và trẻ em. Trình độ giáo dục của một cá nhân, thêm vào việc làm tăng tiến những khả năng bẩm sinh của mình, sẽ cố gắng thử phát triển trong anh ta một ý thức trách nhiệm đối với đồng bào của mình trong một nơi vinh quang của quyền lực và thành công trong xã hội hiện nay của chúng ta. Tuy nhiên, điều cần thiết để nhớ rằng một nền kinh tế có kế hoạch chưa phải là chủ nghĩa xã hội. Một nền kinh tế có kế hoạch như là thế có thể được kèm theo bởi tình trạng nô lệ hóa hoàn toàn một cá nhân. Thành tựu của chủ nghĩa xã hội đòi hỏi một giải pháp về một số nan đề cực kỳ khó khăn về mặt chính trị–xã hội: điều có thể là như thế nào, theo quan điểm của việc tập trung sâu rộng quyền lực chính trị và kinh tế, nhằm ngăn chận giới quan liêu tránh khỏi trở thành những người nắm hết quyền lực và quá tự cao vênh váo ? Những quyền hạn của một cá nhân có thể được bảo vệ như thế nào và với điều đó, một đối trọng dân chủ đối với quyền lực của giới quan liêu được bảo đảm không ? Sự rõ ràng về những mục đích và những nan đề của chủ nghĩa xã hội có ý nghĩa quan trọng lớn nhất trong thời đại chuyển đổi của chúng ta. Kể từ khi, dưới những hoàn cảnh hiện tại, cuộc thảo luận tự do và không bị cản trở về những nan đề nầy cuối cùng đã bị cấm kỵ mạnh mẽ, tôi xem sự thành lập của tạp chí nầy là một dịch vụ công cộng quan trọng.
Albert Einstein
===========================================
Albert Einstein và Chủ nghĩa Xã hội
Không ai trên thế giới nầy khi thấy cái tên Albert Einstein mà không biết đến nhà khoa học nổi tiếng nầy trong thế kỷ 20, nhưng cũng ít ai biết rõ quan điểm chính trị của ông ta. Vì phần lớn thời gian và bài viết, ông ta dành cho khoa học và những nghiên cứu còn đang dỡ dang, thêm vào đó là những ưu tư cá nhân hướng đến nước Do Thái nơi mà đó là nguồn gốc của mình dù ông ta không phải là một công dân Do Thái chính thức hơn là một công dân Đức hoặc Hoa Kỳ sau nầy. Tuy nhiên, vào tháng 5/1949, trong ấn bản đầu tiên của tạp chí Mothly Review, thuộc phe Chủ nghĩa Xã hội, đăng lên bài viết “Tại sao là Chủ nghĩa Xã hội ?” (“Why Socalism ?”) của Alber Einstein. Dường như người ta không tìm thấy một bài viết nào khác của ông ta bày tỏ về quan điểm chính trị. Qua tựa đề trên, người ta cũng có thể thắc mắc là nhà khoa học nầy muốn nói lên điều gì khi tựa đề lại nêu lên câu hỏi. Ông ta muốn nhấn mạnh đến vai trò Chủ nghĩa Xã hội hay ông ta đang đặt sự nghi vấn về nó ? Ông ta có phải thực sự là người ủng hộ Chủ nghĩa Xã hội không hay ông ta cũng có ít nhiều những ngờ vực về nó ? Để có cái nhìn khá rõ về quan điểm chính trị của ông Einstein, xin trở ngược thời gian vào những năm trước khi bài viết nầy ra đời. Bắt đầu thời điểm là vào khoảng tháng 5/1933, tên của ông ta nằm trong danh sách của những mục tiêu ám sát của mật vụ Đức quốc Xã với tiền thưởng là 5.000 đô trên cái đầu của ông ta (trong khi đó, sau khi ông ta trốn chạy đến Hoa Kỳ cũng vào năm 1933, và làm việc cho Bộ phận Nghiên cứu và Phát triển thuộc Bộ phận Hải quân Hoa Kỳ từ năm 1943–1944 như là người cố vấn với mức lương 25 đô một ngày –khoảng 9.000 đô một năm) chỉ vì ông ta là người gốc Do Thái. Mặc dù là công dân Đức theo tự nhiên khi ra được sinh ra, ông ta đã từ bỏ quyền công dân đó lúc 17 tuổi để khỏi phải phục vụ trong quân đội Đức theo luật pháp. Tuy thế, ông ta không bao giờ viết bất cứ bài viết nào bày tỏ sự chống đối Đức quốc Xã. Ông ta là người yêu chuộng hòa bình và luôn luôn ủng hộ Chủ nghĩa Hòa bình mặc dù chính ông ta là người đồng ký tên vào bức thư cho Tổng thống Franklin D. Roosevelt vào tháng 7/1939 –một vài tháng trước khi Thế Chiến thứ II bùng nổ, là vào tháng 9/1939– nhằm báo động về cuộc nghiên cứu bom nguyên tử có thể có của Đức và khuyên nhủ Hoa Kỳ nên thực hiện trước, sau khi được nhóm khoa học gia Hungary, dẫn đầu là Leó Szilárd, thuyết phục. Nhưng tại sao ông Einstein không chọn nước Cộng sản Liên Xô là nơi nương tựa nếu ông ta thực sự ủng hộ Chủ nghĩa Xã hội ? Và nếu ông ta có quan điểm thuộc Phe tả, đáng lý ra, ông ta nên khuyên nhủ Liên Xô tiến hành cuộc nghiên cứu bom nguyên tử từ trước và có thể đứng ra trợ giúp. Vả lại, Hiệp ước Không xâm Phạm giữa Cộng sản Liên Xô và Đức quốc Xã xảy ra vào tháng 8/1939, có nghĩa là sau khoảng một tháng đối với bức thư trên. Những sự kiện nầy không cho thấy điều gì chứng tỏ rằng ông Einstein ủng hộ Chủ nghĩa Cộng sản. Tuy nhiên, Cơ quan Tình báo FBI của Hoa Kỳ, đứng đầu là J. Edgar Hoover, có nhiều nghi ngờ về ông Einstein vì ông ta có liên hệ đến những tổ chức hòa bình và xã hội chủ nghĩa ở Hoa Kỳ, và cũng vì thế chính phủ Hoa Kỳ cảm thấy e ngại nếu mời ông ta tham gia vào việc nghiên cứu bom nguyên tử dưới cái tên là Đề án Manhattan. Khoảng thời gian nầy, ông ta tham gia trong cộng đồng Do Thái vốn ủng hộ Phong trào Liên hiệp Quốc gia Cho sự Tiến bộ của Dân Da màu (NAACP = National Association for the Advancement of Colored People). Đó là Phong trào Đòi quyền Bình đẳng của những người Mỹ gốc Phi châu mà Đảng Cộng sản Hoa Kỳ đang ra sức thu hút nó, và phát triển mạnh hơn nhờ vào thế lực của nó. Chính vì thế là lý do tại sao ông Einstein bị Cơ quan Tình báo Hoa Kỳ theo dõi và sự việc ngăn cấm những cuộc thảo luận về Chủ nghĩa Xã hội mà ông ta có nhắc đến trong bài viết của mình. Trong suốt cuộc chiến tranh, ông ta chỉ giữ vai trò cố vấn và đánh giá những công trình nghiên cứu bom nguyên tử cũng như về những hệ thống vũ khí trong tương lai cho Hải quân Hoa Kỳ. Và hơn thế nữa, ông ta đã dâng hiến 6,5 triệu đô qua cuộc bán đấu giá một bản thảo khoa học được viết tay của mình từ năm 1905 nhằm hỗ trợ cuộc tham chiến của Hoa Kỳ. Sau khi Thế Chiến thứ II chấm dứt vào đầu tháng 9/1945, ngoài những nổ lực kêu gọi quốc tế đưa vũ khí nguyên tử dưới quyền kiềm soát của Liên hiệp Quốc và vận động cho Phong trào Đòi quyền Bình đẳng, người ta không thấy ông Einstein có những hoạt động gì khác gọi là ủng hộ Chủ nghĩa Cộng sản. Việc tham gia tổ chức xã hội chủ nghĩa ở Hoa Kỳ của ông ta, là được nghe những cuộc thảo luận về nó. Đó là loại xã hội chủ nghĩa mang hình thức Âu châu, khác với loại xã hội chủ nghĩa kiểu Liên Xô bước dần lên Chủ nghĩa Cộng sản. Mặc dù vào năm 1949, sức khoẻ của ông ta rất yếu kém, bài viết “Tại sao là Chủ nghĩa Xã hội ?” được ra đời. Qua đó, người ta có thể nghĩ rằng, ông Einstein có khuynh hướng cộng sản trong vài đoạn trích dẫn như sau: “…Tình trạng hỗn loạn về kinh tế của xã hội thuộc chủ nghĩa tư bản như nó tồn tại ngày nay, theo quan điểm của tôi, là nguồn gốc tai họa thực sự.” “…Tôi tin tưởng rằng chỉ có một cách để loại bỏ những tai hại nghiêm trọng nầy, ấy là qua việc thành lập một nền kinh tế theo chủ nghĩa xã hội, được kèm theo bởi một hệ thống giáo dục vốn sẽ được chuyển hướng đến những mục đích xã hội.” Việc thành lập một nền kinh tế theo chủ nghĩa xã hội có nghĩa là một nền kinh tế có hoạch định, được tập trung vào quyền lực nhà nước. Ông Einstein phản đối nền kinh tế dưới hình thức tư nhân với những hợp đồng lao động “không ràng buộc” đưa đến tình trạng sa thải công nhân tùy ý của chủ nhân tư bản, cũng như mức lương không xứng với khả năng, và giá trị mặt hàng sản xuất. Nhưng ông ta cảnh cáo rằng: “…Tuy nhiên, điều cần thiết để nhớ rằng một nền kinh tế có kế hoạch chưa phải là chủ nghĩa xã hội. Một nền kinh tế có kế hoạch như là thế có thể được kèm theo bởi tình trạng nô lệ hóa hoàn toàn một cá nhân.” Tình trạng nô lệ hóa đó chính là do nền giáo dục yếu kém, như ông ta đã nhắc đến trong đoạn trích dẫn bên trên. Tuy rằng, ông ta dường như hơi cực đoan khi chỉ đưa ra khía cạnh tốt hơn của nền kinh tế tập trung mà không nhắc đến một khía cạnh tốt nào của nền kinh tế tư nhân như những nước Tây Âu hiện nay đang ứng dụng cả hai dựa trên Chủ nghĩa Xã hội Cấp tiến, không phải là thứ Chủ nghĩa Xã hội Cổ điển kiểu Liên Xô. Ông ta đã đặt ra những nghi vấn mà qua đó có thể biểu hiện cho đề tựa của bài viết mình như sau: “…Thành tựu của chủ nghĩa xã hội đòi hỏi một giải pháp về một số nan đề cực kỳ khó khăn về mặt chính trị–xã hội: điều có thể là như thế nào, theo quan điểm của việc tập trung sâu rộng quyền lực chính trị và kinh tế, nhằm ngăn chận giới quan liêu tránh khỏi trở thành những người nắm hết quyền lực và quá tự cao vênh váo ? Những quyền hạn của một cá nhân có thể được bảo vệ như thế nào và với điều đó, một đối trọng dân chủ đối với quyền lực của giới quan liêu được bảo đảm không ?” Dĩ nhiên là, ông Einstein thừa biết rằng “dân chủ” là một đối trọng khắc tinh một khi nền kinh tế có kế hoạch được tập trung vào quyền lực nhà nước hoàn toàn. Và điều nầy quả thật không sai trong những quốc gia cộng sản đang trên đường Chủ nghĩa Xã hội Cổ điển mà sự sụp đổ của toàn bộ hệ thống kinh tế Cộng sản Đông Âu, bắt nguồn từ cội nguồn Cộng sản Liên Xô, là một minh chứng mà ông Einstein không có dịp nhìn thấy. “Tại sao là Chủ nghĩa Xã hội ?” đúng hơn là những lời cảnh tỉnh ngắn gọn dành cho Chủ nghĩa Tư bản Phôi thai như Hoa Kỳ và Chủ nghĩa Tư bản Già nua cùng Chủ nghĩa Thực dân Cổ điển như Anh, Pháp với sự mong mỏi là nó sẽ được cải tiến xa hơn về mặt xã hội nhằm bảo đảm phúc lợi cho tầng lớp công nhân hơn là một chủ trương đi theo đường lối Cộng sản Liên Xô. Vì ngay chính bản thân ông Einstein chưa bao giờ ông ta ca ngợi chủ thuyết Mác-xít–Lênin-nít –dùng bạo lực thực hiện cách mạng– trong khi ông ta là người luôn chuộng hòa bình. Nếu không là thế, ông ta không bao giờ chọn đề tựa trong dấu hỏi mà là một đề tựa xác định hơn. Cũng như cũng có thể là lý do ông ta không tham gia công cuộc nghiên cứu bom nguyên tử mà chỉ là tham vấn, vì ông ta không muốn tên mình dính kèm theo thứ vũ khí tác hại nhất thế giới do chính công thức nỗi tiếng của mình đưa ra, E = mc2, là nền tảng của Đề án Manhattan. Và điều gì sẽ xảy ra trên thế giới nếu ông Einstein thúc đẩy Liên Xô thực hiện cuộc nghiên cứu bom nguyên tử và đứng ra làm người tham vấn ? Chắc chắn một điều là ông ta thừa biết Cộng sản Liên Xô theo một chế độ độc tài toàn trị như Đức Quốc xã nơi mà ông ta đã sớm phải trốn chạy khỏi nó, thì, dĩ nhiên, không cớ gì ông ta ủng hộ Chủ nghĩa Xã hội kiểu Liên Xô, và tiếp tay tạo ra thứ vũ khí mạnh nhất thế giới cho nó. Chính là mối đe dọa hòa bình thế giới trong tương lai gần và thế giới chắc chắn sẽ bị thống trị bởi chế độ độc tài toàn trị, không phải của Hitler mà là của Stalin. Điểm đáng lưu là bài viết nầy được viết vào tháng 5/1949 sau sự kết thúc của Thế Chiến thứ II vào tháng 9/1945 (khoảng 4 năm sau) và sau Hiệp ước Không Xâm lược giữa Đức Quốc xã và Liên Xô vào tháng 8/1939 (khoảng 10 năm sau). Ông Einstein chắc chắn đã từng nhìn thấy hai thế lực Đức–Sô-Viết đang chia phần khống chế những nước thuộc vùng phía Đông nằm giữa hai nước đó sau Hiệp ước trên và sự khống chế đó hoàn toàn lại thuộc Liên Xô sau Thế Chiến thứ II. Mặc dù ông ta không còn có cơ hội được chứng kiến những bước tiến xâm chiếm khác của Liên Xô sau nầy, có thể là ông ta cũng dự kiến được điều đó nên bài viết của ông ta cũng là một câu hỏi về Chủ nghĩa Xã hội kiểu Liên Xô bành trướng, hàm ý là: Có nên hay không ủng hộ nó ?
Nhóm Hành Khất
Share this:
Related
Từ khóa » Einstein Nói Về Cộng Sản
-
Party For The People Of Vietnam - Danh Ngôn Về Cộng Sản
-
Cộng Sản - Thông Minh - Tử Tế". Điều Này Có Nghĩa - Facebook
-
Việt Tân - KHÔNG THỂ KẾT HỢP Nhà Vật Lý, Lý Thuyết Người...
-
20 Câu Nói “bất Hủ” Của Thiên Tài Albert Einstein | Báo Dân Trí
-
Chủ Nghĩa Xã Hội Qua Góc Nhìn Của Albert Einstein
-
Albert Einstein Và Chủ Nghĩa Xã Hội - Dân Làm Báo - Danlambao
-
Pro&contra » Marx Và Chủ Nghĩa Cộng Sản
-
Nhật Ký Của Einstein Kể Về Lý Do ông Từ Chối Trung Quốc
-
25 Câu Nói Của Albert Einstein Cho Thấy Tư Duy Một Thiên Tài
-
Albert Einstein – Wikipedia Tiếng Việt
-
Danh Ngôn Của Albert Einstein
-
Tiết Lộ Hồ Sơ Buộc Tội Albert Einstein Làm Gián điệp Cho Liên Xô
-
15 Câu Nói Kinh điển Của Thiên Tài Albert Einstein - NDH