Tại Sao Lại Gọi Nhật Bản Là Xứ Phù Tang?

Ngoài những cái tên như ‘đất nước mặt trời mọc’, ‘xứ sở hoa anh đào’ thì Nhật Bản còn được gọi là ‘xứ Phù Tang’. Vậy cái tên này này có ý nghĩa là gì?

Nhật Bản là điểm đến nổi tiếng trên thế giới với nền văn hóa đậm bản sắc và ẩm thực độc đáo. Ngoài cái tên chính thức là Nhật Bản, đất nước này có tới ba tên gọi khác nhau được sử dụng rộng rãi gồm ‘đất nước mặt trời mọc’, ‘xứ sở hoa anh đào’ và ‘xứ Phù Tang’. Trong đó, ‘xứ phù tang’ nghe khá khó hiểu và nhiều người không biết ý nghĩa thực sự về cái tên này.

Theo từ điển song ngữ Nhật – Việt do Onochi Seiji biên soạn và phát hành năm 1979, “Phù Tang” được giải thích với ba nghĩa: là cây mặt trời (thần thoại); phía đông và đất nước mặt trời mọc (Nhật Bản).

Tại sao lại gọi Nhật Bản là xứ Phù Tang?

Có thể nói, Phù Tang mang nhiều ý nghĩa khác nhau nhưng tựu lại đều chỉ một quốc gia ở phương Đông, hay chính là Nhật Bản. Phù Tang tức cây Phù Tang 扶桑, là một loại cây dâu.

Theo truyền thuyết cổ phương Đông, cây dâu rỗng lòng gọi là Phù Tang hay Khổng Tang. Khi thần Mặt Trời cưỡi xe lửa du hành ngang qua bầu trời từ Đông sang Tây, ngài đã dừng lại dưới gốc cây phù tang. Trong văn học cổ, Phù Tang cũng được dùng chỉ nơi mặt trời mọc.

Vì tên của nước Nhật Bản có nghĩa là gốc ở Mặt Trời nên thời xưa người ta đồng nhất nó với xứ sở của loại cây huyền thoại trên đây. Tên gọi nước Phù Tang cũng từ đó mà ra đời. Chính vì vậy Nhật Bản còn được gọi là xứ sở Phù Tang.

Có một điều thú vị là các quốc gia khác đã quen gọi Nhật bản là xứ Phù Tang nhưng tên gọi này lại không phổ biến với chính người Nhật.

>>> đọc thêm : tin tức Nhật Bản mới nhất !

Từ khóa » đất Nước Phù Tang