Tại Sao Làm Sữa đậu Nành Cần Bỏ Vỏ? - IGiaDinh.Com

Nội dung tóm tắt

    • Những câu hỏi thường gặp khi làm sữa đậu nành
  • 1. Làm sữa đậu nành có cần bỏ vỏ không?
  • 2. Ngâm đậu nành bao lâu thì được?
  • 3. 1kg đậu nành nấu được bao nhiêu lít sữa?
  • 4. Cách bóc vỏ đậu nành nhanh
  • 5. Nấu sữa đậu nành trong bao nhiêu phút?
  • 6. Sữa đậu nành để được bao lâu?
  • 7. Cách bảo quản bã đậu nành
  • 8. Tại sao sữa đậu nành lại bị đông?
  • 9. Máy làm sữa đậu nành có xay sinh tố được không?
  • 10. Cách làm sữa đậu nành với máy xay sinh tố

Sữa đậu nành là loại đồ uống bổ dưỡng, được rất nhiều người yêu thích, đặc biệt là các chị em phụ nữ. Hãy cùng tìm hiểu một số câu hỏi liên quan đến quá trình làm sữa đậu nành, thưởng thức và bảo quản bạn nhé!

Những câu hỏi thường gặp khi làm sữa đậu nành

1. Làm sữa đậu nành có cần bỏ vỏ không?

Theo các chuyên gia, trong đậu nành có chứa những chất đường mà cơ thể không hấp thụ được. Nếu ăn nhiều hạt đậu nành còn vỏ sẽ gây đầy bụng, khó tiêu. Hơn nữa, nấu sữa đậu nành mà để nguyên vỏ có thể làm ảnh hưởng đến hương vị có sữa. Vì vậy, khi làm sữa đậu nành nên loại bỏ hết lớp vỏ bên ngoài.

Làm Sữa Đậu Nành Nên Loại Bỏ VỏKhi làm sữa đậu nành nên loại bỏ hết lớp vỏ bên ngoài

2. Ngâm đậu nành bao lâu thì được?

Trước khi sử dụng đậu nành bạn nên ngâm với nước trong khoảng từ 6 – 8 tiếng, không ngâm bằng nước nóng. Việc ngâm đậu trước khi sử dụng có tác dụng làm giảm tannin, loại bỏ hoặc làm giảm acid phytic, phá vỡ gluten và làm cho quá trình tiêu hóa dễ dàng hơn, trung hòa các chất ức chế enzyme,…

3. 1kg đậu nành nấu được bao nhiêu lít sữa?

1kg đậu nành nấu thường sẽ nấu được từ 7,5 – 10 lít sữa (tức khoảng 200gr đậu nành nấu với 1,5 – 2 lít nước). Tuy nhiên, công thức này không cố định, nó phụ thuộc vào khẩu vị của từng người. Nếu bạn muốn uống đặc thì cho ít nước một chút, ngược lại nếu muốn uống loãng hơn thì cho nhiều nước hơn.

Sữa Đậu NànhThông thường 1kg đậu nành nấu được từ 7,5 – 10 lít sữa đậu nành

4. Cách bóc vỏ đậu nành nhanh

Nhiều người làm sữa đậu nành thường có thói quen xay cả vỏ. Nhưng nếu có điều kiện, bạn nên loại bỏ lớp vỏ này thì sẽ tốt hơn. Muốn bóc vỏ đậu nành nhanh chóng, bạn nên ngâm đậu để qua đêm (khoảng 6 – 8 tiếng). Khi hạt đậu nành đã nở to, bạn chỉ việc đổ đậu ra một chiếc rổ, dùng tay bóp mạnh để lớp vỏ bong ra sau đó đãi trong thau nước sạch.

5. Nấu sữa đậu nành trong bao nhiêu phút?

Thời gian nấu chín sữa đậu nành phụ thuộc vào lượng sữa mà bạn chế biến, thường thì sẽ trong khoảng từ 15 – 20 phút.

Nấu Sữa Đậu NànhNấu sữa đậu nành trong khoảng từ 15 – 20 phút

Trong quá trình nấu, bạn nên để nhỏ lửa, khuấy đều tay để không bị cháy dưới đáy nồi đồng thời dùng muỗng vớt bớt lớp bọt phía trên. Để sữa sôi trong khoảng từ 2 – 3 phút là có thể lấy thưởng thức. Chú ý, tránh để sữa trào ra bên ngoài bạn nhé!

6. Sữa đậu nành để được bao lâu?

Thông thường, sữa đậu nành tự nấu chỉ nên dùng trong ngày. Nếu bảo quản trong tủ lạnh, nó có thể để được khoảng 24 tiếng. Sau khoảng thời gian này, chất lượng và hương vị của sữa có thể bị thay đổi, không còn tốt như trước nữa. Vì vậy, bạn chỉ nên nấu sữa với lượng vừa phải, phù hợp với nhu cầu sử dụng của gia đình.

7. Cách bảo quản bã đậu nành

Khi nấu sữa đậu nành, ngoài phần sữa béo ngậy, bạn còn có thể tận dụng được cả phần bã. Bã đậu nành chứa rất nhiều dinh dưỡng và có thể dùng để chế biến các món ăn, làm nguyên liệu dưỡng da, đẹp tóc hoặc làm thức ăn cho vật nuôi, làm phân bón cho cây trồng,… Nếu dùng bã đậu để làm món ăn hoặc làm đẹp, bạn nên bảo quản trong ngăn mát tủ lạnh và dùng trong vòng 24 tiếng.

Bã Đậu NànhBã đậu nành sau khi đã lấy phần nước cốt

Không dùng bã đậu nành đã để quá lâu để tránh làm hại đến sức khỏe. Còn nếu bạn muốn dùng bã đậu làm thức ăn cho vật luôn thì có thể rang hoặc phơi thật khô, bọc trong túi kín để dùng dần.

8. Tại sao sữa đậu nành lại bị đông?

Sữa đậu nành sau khi nấu xong nếu không được bảo quản đúng cách có thể bị đông. Nguyên nhân là do bên ngoài không khí chứa nhiều vi khuẩn. Sữa đậu nành khi tiếp xúc với những vi khuẩn này sẽ bị lên men, gây nên hiện tượng kết tủa (đông) giống sữa chua.

Vì vậy, người dùng nên uống hết sữa đậu nành trong ngày và bảo quản sữa trong chai thủy tinh, đậy kín nắp và đặt trong ngăn mát tủ lạnh.

9. Máy làm sữa đậu nành có xay sinh tố được không?

Máy làm sữa đậu nành là những thiết bị có cấu tạo đặc biệt chuyên dùng để tạo ra những ly sữa đậu nành thơm ngon cho cả gia đình. Tuy nhiên, ngoài chức năng này, chúng còn có thể chế biến được nhiều món ăn khác như nấu cháo, nấu chè bắp, xay sinh tố, làm sữa ngô, sữa đậu xanh,… Sẽ rất tiện lợi nếu trong bếp của bạn có một chiếc máy làm sữa đậu nành, đặc biệt là vào những ngày hè nắng nóng.

Sinh TốMáy làm sữa đậu nành hoàn toàn có thể xay sinh tố

10. Cách làm sữa đậu nành với máy xay sinh tố

  • Bước 1: Rửa sạch đậu nành, loại bỏ những hạt đậu hỏng rồi đem ngâm trong nước lạnh từ 6 – 8 tiếng để hạt đậu nở to ra.
  • Bước 2: Cho đậu nành đã ngâm vào máy xay sinh tố cùng với một chút nước và xay nhuyễn. Nếu có nhiều đậu, bạn nên chia thành nhiều lần xay để đậu được mịn hơn và tránh làm hỏng máy.
  • Bước 3: Khi đậu đã được xay mịn, bạn hãy lọc lấy phần nước, bỏ riêng bã sang một bên.
  • Bước 4: Cho nước đậu xay đã lọc được vào xoong nấu chín. Trong quá trình nấu, bạn cần nấu nhỏ lửa, khuấy đều tay để sữa không bị khê và tránh sữa trào ra ngoài.
  • Bước 5: Cho thêm đường rồi uống nóng hoặc lạnh tùy sở thích của bạn.

Xem thêm: Làm thế nào để khử độc tố trong đậu nành?

Đánh post giá

Từ khóa » Cách đãi Vỏ đậu Nành Nhanh Chóng