Tại Sao Lê Tương Dực Bị Gọi “Vua Lợn”? - Bảo Tàng Lịch Sử Quốc Gia
Có thể bạn quan tâm
Thứ Tư, 27/11/2024
Theo sử sách, Giản Tu công Lê Oanh vì việc trước đây vua giết hại cha mẹ, anh chị em mình thảm khốc, mới căm giận chưa nguôi, sai người dùng súng lớn, để xác Lê Uy Mục vào miệng súng, cho nổ tan hết hài cốt; sau đó tự lập làm vua, lấy niên hiệu là Hồng Thuận, tức là Vua Tương Dực. Ông lấy ngày sinh làm "Thiên Bảo thánh tiết", tự xưng là Nhân Hải Động chủ. Sách Đại Việt sử ký toàn thư chép: Tháng Giêng năm Quý Dậu (1513), chánh sứ nhà Minh là Trần Nhược Thuỷ và Phó sứ là Phạm Hy Tăng sang phong cho Tương Dực làm An Nam quốc vương và nhận xét: Quốc vương An Nam mặt thì đẹp mà người lệch, tính thích dâm, là vua lợn, loạn vong sẽ không bao lâu... … Đến con người thực Không kém cạnh tiền nhân Lê Uy Mục, Tương Dực cũng lao vào con đường ǎn chơi trụy lạc. Tháng 5 năm Giáp Tuất (1514), Vua nghe lời tâu của Hiệu úy Hữu Vĩnh, giết chết 15 vương công, cho gọi các cung nhân của Mẫn Lệ công (Vua Uy Mục) và triều trước vào để gian dâm. Năm Bính Tý (1516), vua cho đắp thành mấy nghìn trượng, bao vây cả điện Tường Quang, quán Trấn Vũ, chùa Thiên Hoa chắn ngang sông Tô Lịch; rồi lại làm điện hơn trăm nóc, đóng thuyền chiến, sai bọn nữ sử cởi truồng chèo thuyền ở Hồ Tây cùng Vua chơi đùa, lấy làm thích thú… Từ những thú vui phản cám đó, đúng như đoán định của sứ giả nhà Minh, năm Bính Tí (1516), loạn nước đã xảy ra. Sách Khâm định Việt sử thông giám cương mục viết: "Trịnh Duy Sản thường hay can ngăn làm trái ý Vua, bị Vua tức giận, sai lấy gậy đánh. Duy Sản bèn cùng Lê Quảng Độ, Trình Chí Sâm mưu phế lập. Họ chuẩn bị binh thuyền khí giới rồi hội họp ở bến Thái Cực (gần phố Hàng Đào, Hà Nội ngày nay) nói phao là đem quân đi đánh giặc. Nhân đêm tối, họ đem quân Kim Ngô hộ vệ hơn ba ngàn người, tiến vào cửa Bắc Thần phóng lửa đốt. Khi thấy lửa cháy, Vua ngờ là có giặc kéo đến, bèn lẻn ra cửa Bảo Khánh để trốn... ... Tới tờ mờ sáng, lúc băng qua cửa Thái Học để đến hồ Chu Tước ở phường Bích Câu (nay là khu vực đường Bích Câu, Hà Nội) thì gặp Duy Sản. Nhà vua hỏi là giặc ở đâu, Duy Sản không trả lời mà quay mặt đi nơi khác rồi cười ầm lên. Vua quay ngựa chạy về phía tây, Duy Sản sai võ sĩ tên là Hạnh đâm Vua ngã ngựa rồi giết đi". Lúc bị giết, Tương Dực bị giáng làm Linh Ẩn vương, sau Lê Chiêu Tông mới đặt thụy hiệu là Tương Dực Đế. Ông ở ngôi được 7 năm, hưởng thọ 21 tuổi, được an táng ở Nguyên Lăng. Theo sử sách, về con người thực của Lê Tương Dực, phải ghi nhận rằng, vào những ngày đầu mới lên ngôi, Vua vẫn biết nghe lời phải trái, đã ban hành giáo hóa, thận trọng hình phạt, được coi là có công trạng với đất nước. Điển hình là vụ hoạn quan Nguyễn Khắc Hài làm loạn, viên quan Đức Bằng dâng lên 14 kế sách trị bình, được vua nghe theo, đại ý là: “… Từ khi lên ngôi tới nay, hoà khí chưa thuận, can qua chưa dứt, kỷ cương triều đình chưa dựng đặt, việc quân, việc nước chưa sửa sang; tai dị xảy ra luôn, sợ đạo trời chưa thuận, núi đá bị sụt lở, e đạo đất chưa yên. Tệ tham nhũng ngấm ngầm phát triển, bọn nghịch tặc lén lút manh nha, sợ đạo người chưa ổn. Thế mà quan trong triều biết mà không nói, họ tự lo cho mình thì được rồi, còn lo cho nước thì ra sao?... Kính xin trình bày 14 kế sách trị binh”. Sách Đại Việt Sử Ký Toàn Thư nhận định về Lê Tương Dực: “Vua buổi đầu lên ngôi, ban hành giáo hóa, thận trọng hình phạt, cũng đáng coi là có công nghiệp. Song chơi bời vô độ, xây dựng liên miên, dân nghèo thất nghiệp, trộm cướp nổi lên, dẫn đến nguy vong là bởi ở đấy”. Trong Việt sử giai thoại, Nguyễn Khắc Thuần cũng bàn rằng: Vua sai lấy gậy đánh Trịnh Duy Sản, vì nghĩ mình là vua tất phải có quyền với quần thần; lúc vua giận, bắt quần thần phải tội chết còn được, nói chi chuyện chỉ lấy gậy đánh mà thôi. Song Tương Dực được làm vua chẳng qua vì Tương Dực là dòng dõi nhà Lê, chứ chẳng phải là có công cao đức dày gì. Hạng kém đức bất tài lại bạc nhược như Tương Dực, con cháu nhà Lê còn nhiều lắm. Trịnh Duy Sản hợp mưu với Lê Quảng Độ để lập vua khác, kể cũng như thay cái bung xung này bằng cái bung xung khác, có gì lạ đâu. Chưa kể, trước Lê Quảng Độ từng cùng phe đảng phế Lê Uy Mục mà lập Lê Tương Dực, có gì bảo đảm Lê Quảng Độ sẽ không cùng với người khác để hợp mưu phế bỏ Lê Tương Dực… Vĩnh Khangkienthuc.net.vnChia sẻ:
Vietnam National Museum of History
Toggle navigation- Trang chủ
- Giới thiệu
- Lời giới thiệu
- Hình thành phát triển
- Bộ máy tổ chức
- Sơ đồ tổ chức
- Hoạt động chuyên môn, nghiệp vụ
- Công tác trưng bày
- Trưng bày thường xuyên
- Trưng bày chuyên đề
- Trưng bày ngoài trời
- Trưng bày lưu động
- Công tác nghiên cứu khoa học và xuất bản
- Công tác đào tạo
- Công tác nghiên cứu, sưu tầm
- Công tác quản lý hiện vật
- Công tác bảo quản
- Công tác giáo dục, công chúng
- Công tác truyền thông
- Công tác Tư liệu, thư viện
- Công tác Đối ngoại
- Công tác Kỹ thuật
- Công tác Bảo vệ
- Công tác trưng bày
- Tin tức
- Hoạt động bảo tàng
- CLB Em yêu lịch sử
- Tin trong nước
- Tin nước ngoài
- Trưng bày
- Trưng bày thường xuyên
- Trưng bày chuyên đề
- Chuyên đề sẽ diễn ra
- Chuyên đề đang diễn ra
- Chuyên đề đã diễn ra
- Tham quan 3D
- Nghiên cứu
- Kiến thức Lịch sử - Văn hóa
- Theo dòng lịch sử
- Nhân vật lịch sử
- Thông tin khoa học
- Khảo cổ học
- Khảo cổ học Việt nam
- Khảo cổ học Nước ngoài
- Chuyên khảo
- Ấn phẩm
- Ấn phẩm
- Thông báo khoa học
- Dự án BTLSQG
- Thông tin chung
- Tiến độ dự án
- Dự án khác
- Thông tin hữu ích
- Đến với Bảo tàng
- Giờ mở cửa
- Vé và lệ phí
- Tham quan
- Nội quy
- Hỗ trợ
- CLB Em yêu Lịch sử
- CLB Tình nguyện viên
- CLB Những người bạn BT
- Tài trợ
- Dịch vụ
- Museum shop
- Tiện ích
Tại sao Lê Tương Dực bị gọi “Vua Lợn”?
- Trang chủ
- Nghiên cứu
- Kiến thức Lịch sử - Văn hóa
Lê Tương Dực trong kịch |
Bài nổi bật
Khát vọng giải phóng miền Nam, thống nhất đất nước di nguyện cuối cùng của Chủ tịch Hồ Chí Minh trước lúc Người “đi xa” (Phần 2 và hết)
- 12/07/2019 08:46
- 6620
Nền độc lập dân tộc tồn tại không được bao lâu, thực dân Pháp quay trở lại xâm lược nước ta một lần nữa. Ngày 23 tháng 9 năm 1945, chúng nổ súng đánh chiếm Nam Bộ sau đó mở rộng ra cả nước. Chủ tịch Hồ Chí Minh cùng Trung ương Đảng quyết định phát động cuộc kháng chiến toàn quốc.
Khát vọng giải phóng miền Nam, thống nhất đất nước di nguyện cuối cùng của Chủ tịch Hồ Chí Minh trước lúc Người “đi xa” (Phần 1)
Thành cổ Nam bộ: Dấu tích thành Gia Định
Trung tâm Lưu trữ quốc gia I ngày ấy trong tôi...
Bác Hồ trong trái tim nhân loại
Bác Hồ nâng cao đạo đức cách mạng cho cán bộ, đảng viên bằng “Thuốc đắng dã tật”
Bài viết khác
Phan Đình Phùng vạch trần mưu hèn của bọn bán nước
- 04/10/2012 17:05
- 1980
Thông qua chị gái, Phan Đình Phùng đã gửi thư cho tên bán nước Hoàng Cao Khải, sau đó vạch trần âm mưu đê hèn của hắn.
Mưu "dụng địch... đánh địch" của chị gái Phan Đình Phùng
Trần Nhân Tông trên cương vị một nhà cầm quyền
Trần Nhân Tông: Trí giả anh minh, nhà văn hóa kiệt xuất
Trần Nhân Tông và thông điệp cho hậu thế
Bến Ngự, từ bao giờ?
Tìm về phố cổ Quy Nhơn
CƠ CẦU TỔ CHỨC LÀNG XÃ AN NHƠN THẾ KỶ XIX
Chí Linh - mảnh đất địa linh nhân kiệt
Những chiếc kiệu độc đáo triều Nguyễn
Từ khóa » Triều Lê Tương Dực
-
Lê Tương Dực – Wikipedia Tiếng Việt
-
"Vua Lợn" Lê Tương Dực Là Phiên Bản Lỗi Của Lê Thánh Tông?
-
“Vua Lợn” Lê Tương Dực Có Thực Sự Là Một Hôn Quân? - Dân Việt
-
Lê Tương Dực - Người Kể Sử
-
Đúng, Lê Tương Dực Có Biệt Danh Là 'vua Lợn' - VnExpress
-
Lê Tương Dực(1495 - 1516) - Nhân Vật Lịch Sử.
-
Vua Nào Trong Lịch Sử Từng Bị Gán Biệt Danh Là 'Vua Lợn'? - Tiền Phong
-
Không Ngờ Vua LÊ TƯƠNG DỰC Lừa Triều Đình TRUNG QUỐC ...
-
Khủng Hoảng Cuối Nhà Lê Sơ - Wikiwand
-
Lê Tương Dực (1510 - 1516) - Các Triều đại Việt Nam
-
Vua Lê Tương Dực - Cồ Việt Mobile - Tri Thức Việt
-
Lê Tương Dực – Du Học Trung Quốc 2022 - Wiki Tiếng Việt
-
Tin Tức Tức Online 24h Về Lê Tương Dực - Le Tuong Duc - Zing News