Tại Sao "mỏ Vàng" TikTok Không Bật Chế độ Kiếm Tiền Như Youtube?
Có thể bạn quan tâm
Ở thời điểm này, cả nước đều phải ở trong nhà để tránh dịch. Cũng vì thế mà mọi người bắt đầu tìm kiếm những thứ có thể làm được khi ở nhà. Có người tiếp tục “work from home”, có người “learn from home”, người vào bếp tự sáng chế những món ăn mới,... và dĩ nhiên sống trong thời đại công nghệ số thế này thì ai cũng muốn chia sẻ niềm vui của mình cho người khác cùng chung vui. Bằng cách này hay cách khác thì TikTok đang là sự lựa chọn của hầu hết mọi người.
Không kể đến những người trẻ - phần lớn người dùng TikTok, đại dịch COVID-19 cũng khiến những người già không còn lạc hậu nữa, các chú trung niên, các cô, các bà cũng đăng ký tài khoản TikTok và đăng lên những video khá là hay ho, nhận được rất nhiều “tim” và bình luận. Lượt người dùng tải TikTok về máy tăng “đột biến”. Vậy ngoài mục đích giải trí mùa dịch, “chơi” TikTok có thu nhập được không, và bằng cách nào?
Hiện tại TikTok không bật chế độ kiếm tiền như Youtube, nên người dùng TikTok có thể kiếm thu nhập gián tiếp thông qua quảng bá thương hiệu, được người dùng tặng tiền (donate) trong livestream hay bán hàng online,... với điều kiện bạn phải có lượt người theo dõi (followers) cao, các video phải có sự sáng tạo, thu hút người xem mạnh mẽ.
Các bạn có thể xem thêm cách kiếm tiền trên TikTok tại đây. Trong bài này, mình sẽ làm rõ hơn về cách kiếm tiền phổ biến nhất là quảng bá thương hiệu.
Khi lượng người theo dõi của bạn đủ lớn, các nhãn hàng hoặc doanh nghiệp sẽ tìm đến bạn, đặt quảng cáo vào video bạn làm. Những người có lượng người theo dõi lớn sẽ dễ dàng trở thành những người có ảnh hưởng (influencer), thậm chí là trở thành KOL (Key Opinion Leader - những người dẫn dắt xu hướng).
Xét về mặt marketing, các nhãn hiệu hay doanh nghiệp thường sẽ liên hệ với các influencer hoặc KOLs nhằm quảng bá sản phẩm của họ, bởi người tiêu dùng thường sẽ tin tưởng vào ý kiến của influencer hơn là những gì thương hiệu nói. Hơn nữa, mức độ “chất”, lan tỏa của các KOLs là khỏi phải bàn bởi nhờ những video chất như nước cất mà họ mới nổi tiếng trên TikTok.
Các KOLs sẽ ký kết hợp đồng với các doanh nghiệp để đảm bảo nội dung quảng cáo của họ được đăng tải trên các kênh chính thức của KOLs trên nền tảng này với một chi phí thỏa thuận bắt buộc. Theo cách này, các KOLs sẽ truyền thông sản phẩm của các nhãn hàng thông qua video có độ dài 15s.
Mức cát-xê cho các KOLs trên Tik Tok phụ thuộc vào các yếu tố như số lượng người theo dõi, tỷ lệ lượt xem, tương tác, mức độ, số lượng sản phẩm, tính chất clip, vị trí địa lý… hoặc tùy vào hợp đồng thỏa thuận giữa KOL và doanh nghiệp.
Các clip 15s quảng cáo sản phẩm phụ thuộc vào các KOLs, đó có thể là clip mang tính chất vui nhộn, hài hước hoặc mang tính chất cung cấp thông tin. Clip cũng còn tùy vào đối tượng mà nhãn hàng hướng đến, hoặc lựa chọn cách làm để video hiệu quả hơn. Tuy nhiên, dù mục đích của video là quảng cáo nhưng các video phải tinh tế, tự nhiên mà không mang tính thương mại quá lộ liễu.
Xem thêm: Chân dung người làm nên đế chế giá trị gấp 5 lần VinGroup, đe doạ Facebook, Youtube trên toàn cầu
Tại sao TikTok không bật chế độ kiếm tiền như Youtube?
Như các bạn đã biết, Youtube là một kênh truyền thông trực tuyến lớn nhất tại Việt Nam và nhiều quốc gia khác, trong khi đó TikTok mới là một “ngôi sao đang nổi”, vì thế TikTok cần phải tồn tại theo một cách khác.
Theo bà Diễm Hoàng - Giám đốc Marketing TikTok Việt Nam, “Họ (các TikTok-ers) không phải trả bất cứ chi phí gì cho TikTok vì một nền tảng có càng nhiều nhà sáng tạo nội dung càng tốt. Ngược lại, chúng tôi cũng chưa có kế hoạch nào để trả tiền quảng cáo cho họ".
Hiện tại, TikTok có mở dịch vụ tư vấn tổ chức các chiến dịch quảng cáo nội dung cho các nhãn hàng. Với kho dữ liệu khổng lồ và các thuật toán AI, TikTok sẽ phân tích sở thích, thị hiếu, trào lưu của người xem để tư vấn nhãn hàng tổ chức các chiến dịch quảng cáo hiệu quả, phù hợp đối tượng. Khâu tư vấn sẽ bao gồm việc giới thiệu các influencer hoặc KOLs phù hợp. Qua đây, các KOLs, influencer (là những người dùng của TikTok) có thể kiếm được tiền.
Hình thức quảng cáo của TikTok chỉ là những quảng cáo lồng ghép vào nội dung, và Tiktok coi các quảng cáo này như những nội dung thông thường.
Không như TikTok, Youtube khai thác quảng cáo trực tiếp trên video theo 6 hình thức khác nhau, từ hiển thị hình ảnh, chạy các video có thể và không thể bỏ qua hay quảng cáo phủ, quảng cáo đệm, thẻ tài trợ,... trả tiền quảng cáo trực tiếp cho các kênh bật tính năng kiếm tiền.
Các video của Youtube có độ dài không giới hạn và có thể chèn quảng cáo trong khi phát video. Từ đó, chủ kênh Youtube có thể kiếm được tiền từ đây. Riêng TikTok, độ dài của các video chỉ vỏn vẹn 15 - 60s, TikTok không thể tiến hành việc quảng cáo giống Youtube được.
Như đã nói, quảng cáo của TikTok là do các nhãn hiệu, doanh nghiệp nhờ các influencer quảng bá sản phẩm hoặc tự tạo kênh riêng và quảng cáo hoặc đăng ký dịch vụ TikTok Ads để đảm bảo khả năng hiển thị của chiến dịch của nhãn hàng, điều này giúp cho việc phát tán các thông điệp tốt nhất.
Trong tương lai, liệu TikTok có bật chế độ kiếm tiền cho người dùng không?
Cũng vì hình thức quảng cáo của TikTok khác hoàn toàn so với Youtube và xem chừng như người dùng TikTok không thể kiếm tiền bằng cách “chèn video vào video” được.
Vậy giả sử người dùng TikTok kiếm tiền bằng lượt xem (view). Đây cũng có thể là một cách khá hay mà TikTok có thể triển khai. Tương tự như Youtube, TikTok có thể quy định mức view tối thiểu mà người dùng cần đạt được để được thưởng. Với quy luật này, có thể TikTok sẽ thu hút thêm một nhóm người kiếm tiền trên nền tảng này và được gọi là những người làm TikTok-er.
Tuy nhiên, tự nhận là “tân binh”, TikTok Việt Nam nói không đặt nặng vấn đề doanh thu trong giai đoạn hiện tại. Họ chưa có kế hoạch cụ thể về việc tăng doanh thu từ nền tảng mạng xã hội này, mà họ chỉ tập trung vào thu hút các những nhà sáng tạo nội dung, phát triển cộng đồng này bởi trong tương lai, chính những sự sáng tạo và nắm bắt tâm lý thích xem nhưng không thích xem quá dài của mọi người để thu hút thêm người dùng và các nhãn hàng về làm marketing.
Và đó mới là suy đoán của tôi mà thôi, liệu TikTok có bật nút kiếm tiền cho người dùng như Youtube hay không đó vẫn là một câu hỏi bỏ ngỏ. Việc không làm giống như Youtube không có nghĩa là TikTok không kiếm tiền và không tạo điều kiện cho người dùng kiếm tiền, nhất là trong bối cảnh thị trường truyền thông trực tuyến Việt Nam năm 2019 đã đạt quy mô 3 tỷ USD, tăng gấp 5 lần chỉ sau 4 năm qua, theo nghiên cứu của Google và Temasek. Bản thân TikTok tại Việt Nam cũng đã đạt 12 triệu người dùng thường xuyên hàng tháng, tạo một lượng dữ liệu đủ lớn để khai thác.
Vì thế không sớm thì muộn các nhà phát triển, nhà quản lý TikTok cũng sẽ ngồi vào bàn thảo luận và đưa ra những phương án mới nhằm phát triển cộng đồng TikTok-er ngày một lớn mạnh hơn.
Xem thêm:
- CEO Reddit mô tả TikTok như phần mềm gián điệp theo dõi người dùng, dân TikToker vào xác nhận xem có đúng không?
- Dùng Tiktok mỗi ngày nhưng chưa chắc bạn đã biết hết 9 sự thật về mạng xã hội này
Từ khóa » Cách Nhận Nút Bạc Tiktok
-
Khám Phá Video Phổ Biến Của Nút Bạc Tiktok
-
Cách Nhận Nút Bạc Trong Play Together - TikTok
-
Cách Nhận Nút Bạc TikTok - Toàn Thua
-
TỔNG HỢP TIKTOK Mình Sẽ Làm Gì Với Nút Vàng Nút Bạc? - YouTube
-
Nút Bạc TikTok Làm Bằng Gỗ , In Khắc Tên Theo Yêu Cầu ... - Shopee
-
Nút Bạc TikTok Làm Bằng Gỗ , In Khắc Tên Theo Yêu Cầu , Dành Cho ...
-
Chế ảnh Nút Gỗ Tiktok 100.000 Followers Theo Tên Của Bạn
-
Cách Bật Kiếm Tiền Trên Tik Tok Nhanh Nhất 2022 - Nguyễn Kim
-
Nút Bạc Youtube Kiếm được Bao Nhiêu Tiền? Nút Vàng Youtube Có ...
-
Sức Hút Của Các Tiktoker Triệu View Khi Chuyển Sang Youtube, Nhanh ...
-
Giảm Giá Nút Bạc TikTok Làm Bằng Gỗ , In Khắc Tên Theo Yêu Cầu ...
-
Tìm Hiểu: Nút Bạc, Nút Vàng, Nút Kim Cương Youtube Chi Tiết
-
Tạo Chứng Nhận Nút Bạc, Nút Vàng MXH Online - Ephoto360