Tại Sao Một Số Nhóm Quần Thể Có Nguy Cơ Lây Nhiễm HIV Và Viêm ...

CỤC PHÒNG, CHỐNG HIV/AIDS - BỘ Y TẾ CỤC PHÒNG, CHỐNG HIV/AIDS - BỘ Y TẾ

Trưởng ban Biên tập: PGS.TS.BS. Phan Thị Thu Hương, Cục trưởng Cục Phòng, chống HIV/AIDS Giấy phép số 102/GP-BC ngày 25/7/2005 của Cục Báo chí, Bộ Văn Hoá, Thông tin.

Image Image
Liên hệ

Tel: 043 7367143, Fax: 043 8465732 E-mail: vaac@moh.gov.vn

Theo dõi
  • Giới thiệu
    • Lãnh đạo Cục đương nhiệm
    • Chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn
    • Lịch sử hình thành và phát triển
  • Tin tức
    • Tin hoạt động của Cục
    • Tin bộ, ngành TW
    • Tin địa phương
  • Văn bản
    • Luật
    • Nghị định
    • Quyết định
    • Thông tư
    • Văn bản của Cục
  • Báo cáo
    • Báo cáo dịch HIV/AIDS
    • Báo cáo khác
  • Tài liệu chuyên môn
    • Truyền thông - can thiệp
    • Chăm sóc điều trị
    • Xét nghiệm HIV
    • Tài liệu khác
  • Hợp tác quốc tế
    • Dự án Quỹ toàn cầu
    • Dự án EPIC
    • Các đối tác khác
  • Điểm cung cấp dịch vụ
  • Hỏi đáp
    • Kiến thức về HIV/AIDS
    • Phản hồi về dịch vụ Phòng, chống HIV/AIDS
    • Chế độ, chính sách
    • Câu hỏi khác
Bản quyền thuộc về Cục Phòng, chống HIV/AIDS - Bộ Y Tế, 2024 CỤC PHÒNG, CHỐNG HIV/AIDS - BỘ Y TẾ CỤC PHÒNG, CHỐNG HIV/AIDS - BỘ Y TẾ CỤC PHÒNG, CHỐNG HIV/AIDS - BỘ Y TẾ
  • Giới thiệu
  • Liên hệ
  • Sơ đồ site
  • Giới thiệu
    • Lãnh đạo Cục đương nhiệm
    • Chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn
    • Lịch sử hình thành và phát triển
  • Tin tức
    • Tin hoạt động của Cục
    • Tin bộ, ngành TW
    • Tin địa phương
  • Văn bản
    • Luật
    • Nghị định
    • Quyết định
    • Thông tư
    • Văn bản của Cục
  • Báo cáo
    • Báo cáo dịch HIV/AIDS
    • Báo cáo khác
  • Tài liệu chuyên môn
    • Truyền thông - can thiệp
    • Chăm sóc điều trị
    • Xét nghiệm HIV
    • Tài liệu khác
  • Hợp tác quốc tế
    • Dự án Quỹ toàn cầu
    • Dự án EPIC
    • Các đối tác khác
  • Điểm cung cấp dịch vụ
  • Hỏi đáp
    • Kiến thức về HIV/AIDS
    • Phản hồi về dịch vụ Phòng, chống HIV/AIDS
    • Chế độ, chính sách
    • Câu hỏi khác

Trang chủ > Tin tức > Tin tức - sự kiện > Tại sao một số nhóm quần thể có nguy cơ lây nhiễm HIV và ...

Thứ Ba, 26/11/2024 | 02:31:30 GMT+7 Tại sao một số nhóm quần thể có nguy cơ lây nhiễm HIV và viêm gan khi sử dụng ma túy dạng kích thích 24/06/2021 | 21787 lượt xem | Kiều Trang

Ma túy dạng kích thích chỉ một nhóm ma túy khi sử dụng chúng tác động kích thích thần kinh trung ương. Nhóm này phổ biến nhất là các ma túy kích thích dạng amphetamin gồm Amphetamine, Methamphetamine (quen gọi ma túy đá) và các dẫn xuất có thể bao gồm cả các ma túy thuộc nhóm gây ảo giác.

Khi sử dụng ma túy dạng kích thích, ngoài tác động kích thích thần kinh trung ương, gây tăng hoạt động, tăng sinh lực, tăng nhịp tim, tăng hô hấp...thì khi sử dụng các loại ma túy dạng kích thích còn làm tăng nguy cơ lây nhiễm HIV và viêm gan. Sau đây là một một số nhóm quần thể có nguy cơ lây nhiễm HIV và viêm gan khi sử dụng ma túy dạng kích thích và lý giải tại sao những người thuộc nhóm này lại có nguy cơ cao lây nhiễm HIV và viêm gan B. Ma túy đá (Methamphetamine) là loại ma túy dạng kích thích được dùng phổ biến Nhóm nam quan hệ tình dục đồng giới Nhiều nghiên cứu khoa học đã chỉ ra có mối liên quan chặt chẽ giữa việc sử dụng ma tuý dạng kích thích và nguy cơ lây nhiễm HIV trong nhóm nam giới có quan hệ tình dục với nam. Sử dụng Methamphetamine có liên quan đến tăng tần suất quan hệ tình dục không an toàn ở nhóm nam có quan hệ tình dục đồng giới, do đó làm tăng khả năng lây nhiễm STI, HBV và HIV. Các nghiên cứu đã chỉ ra rằng tỷ lệ nhiễm HIV ở nam giới có quan hệ tình dục đồng giới trong những người sử dụng Methamphetamine nằm trong khoảng từ 17% đến 61% và tỷ lệ nhiễm HIV mới dao động từ 2,7 đến 5 trên 100 người/năm. Tình trạng sử dụng chất kích thích trong nhóm quan hệ tình dục đồng giới nam (“ChemSex” hoặc High Fun…) còn làm giảm sử dụng bao cao su, quan hệ tình dục tập thể và các hành vi tình dục nguy cơ cao khác, do đó làm tăng khả năng lây truyền HIV và viêm gan. Các hành vi tình dục không an toàn bao gồm cả quan hệ tình dục không được bảo vệ, quan hệ tình dục dẫn đến tổn thương hậu môn hoặc trực tràng do các cuộc quan hệ tình dục kéo dài, thường xuyên và thô bạo hơn dưới tác động của chất kích thích, có thể làm tăng nguy cơ các bệnh lây nhiễm qua đường tình dục trong nam quan hệ tình dục với nam (MSM), bao gồm cả lây nhiễm viêm gan C trong nhóm nam quan hệ tình dục đồng giới nhiễm HIV. ChemSex/High Fun chủ yếu là sử dụng ma túy không tiêm chích, tuy nhiên một số người cũng vẫn sử dụng Cathinone tổng hợp, Amphetamine hay Methamphetamine để tiêm chích và chia sẻ các vật dụng tiêm chích, do đó có nguy cơ lây nhiễm HIV và viêm gan C cao hơn. Tình trạng sử dụng thuốc điều trị rối loạn cương dương như sildenafil ở những người nam quan hệ tình dục đồng giới và sử dụng Methamphetamine cũng làm tăng tỷ lệ quan hệ tình dục không được bảo vệ cũng như nguy cơ lây nhiễm HIV, viêm gan B và giang mai. Tại Việt Nam, MSM là nhóm có nguy cơ lây nhiễm HIV cao, bên cạnh nhóm tiêm chích ma túy và phụ nữ bán dâm. Năm 2004 một nghiên cứu tiến hành tại thành phố Hồ Chí Minh cho thấy tỷ lệ lây nhiễm HIV trong nhóm này là 8%. Kết quả nghiên cứu IBBS tiến hành năm 2006 cho kết quả tỷ lệ lây nhiễm HIV tại thành phố Hồ Chí Minh và Hà Nội lần lượt là 5% và 9%. Trong một nghiên cứu tiến hành tại Hà Nội năm 2014 trên 210 MSM cho thấy tỷ lệ sử dụng Methamphetamine, Amphetamine và Ecstasy trước và trong suốt quá trình quan hệ tình dục lần lượt là 10,5%, 2,9% và 3,8%. Các nghiên cứu cũng chỉ ra việc sử dụng ma túy dạng Amphetamine liên quan đến quan hệ tình dục hậu môn không sử dụng bao cao su và nhiễm HIV. Người tiêm chích ma túy Tiêm chích ma túy dạng kích thích là hành vi có nguy cơ mắc viêm gan C hoặc HIV cao nhất, chủ yếu là do bơm kim tiêm đã bị nhiễm vi-rút. Theo Cơ quan phòng, chống ma túy và tội phạm của Liên hợp quốc (UNODC), những người tiêm chích Cocaine, ATS hoặc heroin có nguy cơ nhiễm HIV tương ứng là gấp 3,6, 3,0 và 2,8 lần so với những người không tiêm chích ma túy dạng kích thích. Tình trạng bùng phát nhiễm HIV hoặc viêm gan C ở những người tiêm chích ma túy, một phần do việc sử dụng Cathinone tổng hợp thay thế cho heroin. Cũng theo UNODC, tỷ lệ những người tiêm ma túy dạng kích thích như ATS có các hành vi tình dục không an toàn là cao hơn so với những người tiêm chất dạng thuốc phiện và cao hơn người dùng ATS không tiêm chích (sử dụng đường hút, hít). Người bán dâm Quan hệ tình dục để trao đổi lấy chất kích thích hoặc tiền có liên quan đến một số hành vi nguy cơ cao lây nhiễm HIV. Một nghiên cứu cho thấy tỷ lệ nhiễm HIV ở những người quan hệ tình dục để trao đổi ma túy hoặc tiền cao hơn so với những người không có những hành vi này. Các cá nhân lệ thuộc vào ma túy và trao đổi tình dục lấy ma túy thường ít có khả năng quyết định cũng như kiểm soát đối với các hoạt động tình dục an toàn như sử dụng bao cao su. Nam bán dâm đồng tính cũng là một nhóm nguy cơ cao lây nhiễm HIV và các bệnh lây truyền qua đường tình dục trong khi họ thường gặp những khó khăn để tiếp cận các dịch vụ chăm sóc sức khỏe. Trong một nghiên cứu can thiệp thí điểm nhằm nâng cao sức khỏe tình dục cho nam bán dâm đồng tính tại hai thành phố Hà Nội và Hồ Chí Minh năm 2018, kết quả cho thấy trong tổng số 995 nam bán dâm đồng tính tham gia nghiên cứu có 64% chưa từng tiếp cận dịch vụ chăm sóc sức khỏe, chỉ có 41% từng làm xét nghiệm HIV và 67% trong số này quay lại nhận kết quả xét nghiệm. 11% người tham gia trong nghiên cứu có kết quả xét nghiệm dương tính với HIV và 31% trong số này có kết quả dương tính với ít nhất 1 bệnh STIs. Những người bán dâm dù là nam, nữ hay người chuyển giới đều phải đối mặt với những rào cản trong việc tiếp cận và sử dụng các dịch vụ y tế do có nhiều sự kỳ thị với việc sử dụng ma túy, mại dâm và khuynh hướng tính dục. Người chuyển giới Việc sử dụng Methamphetamines, Cocaine dạng hút hoặc Cocaine ở người chuyển giới nữ dẫn đến nguy cơ lây nhiễm HIV cao hơn, chủ yếu qua quan hệ tình dục không an toàn. Một cuộc khảo sát được thực hiện với người chuyển giới nữ tại các tụ điểm nguy cơ cao tại Hoa Kỳ, chỉ ra rằng: tình trạng sử dụng Methamphetamine và/hoặc Cocaine dạng hút gần đây liên quan đến nguy cơ nhiễm HIV cao gấp hơn hai lần so với cộng đồng những người chuyển giới nữ nhưng không sử dụng Methamphetamine hay Cocaine. Người nhiễm HIV Một số các nghiên cứu đã chỉ ra rằng ở những người nhiễm HIV, sử dụng Methamphetamine thường xuyên có tác động tiêu cực về tâm thần. Điều này có thể ảnh hưởng đến hành vi bảo vệ sức khỏe, tìm kiếm dịch vụ y tế, tiếp cận các phòng khám HIV và tuân thủ điều trị ARV. Ngoài ra, căng thẳng do sang chấn từ nhiễm HIV sẽ làm gia tăng các hành vi nguy cơ sử dụng chất kích thích và giảm tuân thủ điều trị ARV. Cocaine và ATS có tác động tiêu cực đến hệ miễn dịch, làm tăng tính dễ bị tổn thương đối với các bệnh cơ hội và đẩy nhanh quá trình tiến triển của HIV ở những người không tuân thủ điều trị ARV. Người sống trong các cơ sở giam giữ Các nghiên cứu trên thế giới cho thấy, những người sử dụng ma túy kích thích dạng Methamphetamine trong các cơ sở giam giữ (trại giam, trại tạm giam…) có nhiều khả năng tham gia vào một số hành vi tình dục nguy cơ cao, bao gồm sử dụng Methamphetamine trong quan hệ tình dục, quan hệ tình dục tập thể và không sử dụng bao cao su khi quan hệ tình dục. Tại nhiều quốc gia, với các lý do khác nhau, các hoạt động dự phòng lây nhiễm HIV chưa được triển khai một cách toàn diện trong các cơ sở giam giữ bao gồm cả chương trình cung cấp bơm kim tiêm sạch, bao cao su, PrEP v.v… từ đó người sống trong các cơ sở giam giữ cũng khó tiếp cận các dịch vụ dự phòng lây nhiễm HIV.

Các bài liên quan

  • Bộ Y tế trao Kỷ niệm chương "Vì sức khỏe nhân dân" cho Giám đốc Quốc gia CDC Hoa Kỳ tại Việt Nam
  • “Công bằng, bình đẳng trong tiếp cận dịch vụ phòng, chống HIV/AIDS – Hướng tới chấm dứt dịch bệnh AIDS vào năm 2030”
  • Bộ Y tế ban hành Thông tư Quy định đặc điểm kinh tế - kỹ thuật dịch vụ điều trị nghiện chất dạng thuốc phiện tại các đơn vị sự nghiệp công lập
Tìm kiếm dịch vụ HIV/AIDS

Hiện tại có rất nhiều địa điểm trên cả nước. Hãy tìm cơ sở điều trị gần bạn nhất.

Vui lòng chọn loại dịch vụ Methadone Tư vấn, xét nghiệm HIV Điều trị ARV Điều trị dự phòng trước phơi nhiễm HIV (PrEP) Điều trị dự phòng sau phơi nhiễm HIV (PEP) Điều trị các bệnh lây truyền qua đường tình dục Điều trị các chất dạng thuốc phiện Chọn địa điểm Sơn La Thanh Hóa Khánh Hòa Long An Đà Nẵng Hồ Chí Minh Hà Nội Tìm dịch vụ
Tìm kiếm văn bản
Loại văn bản Luật Nghị định Quyết định Văn bản của Cục Thông tư Văn bản khác Tìm tài liệu Image
Bộ Công an
Logo 2
Logo 3
Logo 4
Logo 5
Logo 6
Logo 7

Từ khóa » Hiv Có Bị Nghiện Không