Tại Sao Nằm Mãi Không Ngủ được? Biện Pháp Tối ưu Giúp Bạn Dễ ...

Giấc ngủ đóng vai trò vô cùng quan trọng giúp phục hồi sức khỏe của con người sau một ngày dài làm việc. Nhưng không phải ai khi đặt lưng xuống cũng có thể dễ dàng đi vào giấc ngủ nên rất mệt mỏi khi thức dậy. Vậy tại sao nằm mãi không ngủ được? Biện pháp giúp bạn dễ chìm vào giấc ngủ, ngủ sâu ngon là gì? Các chuyên gia của Sức Khỏe Trong Tầm Tay sẽ giúp bạn giải đáp những thắc mắc này thông qua bài viết dưới đây. Các bạn đừng bỏ lỡ nhé!

Tại sao nằm mãi không ngủ được?

Tại sao nằm mãi không ngủ được?

Tại sao nằm mãi không ngủ được?

Nếu nhiều đêm bạn nằm mãi không ngủ được thì có thể bạn đang gặp phải những nguyên nhân dưới đây:

  • Căng thẳng, lo lắng: Những áp lực, lo lắng trong công việc, gia đình, con cái,... khiến tâm trí bạn không ngừng suy nghĩ, ngay cả khi đã lên giường đi ngủ. Điều đó khiến bạn trằn trọc, khó ngủ, ngủ không sâu giấc.
  • Thức khuya: Dù bạn thức khuya để làm việc, học tập hay đơn giản là trò chuyện với bạn bè thì lâu dần điều đó cũng làm mất cân bằng nhịp thức - ngủ ngày đêm, khiến bạn khó đi vào giấc ngủ.
  • Sử dụng các thiết bị điện tử (tivi, điện thoại, máy tính…) gần giờ đi ngủ: Bởi ánh sáng xanh từ các thiết bị này sẽ đánh lừa não bộ rằng khi đó vẫn là ban ngày, làm cho chúng ta tỉnh táo, khó ngủ.
  • Ăn quá no vào bữa tối hoặc ăn đêm: Thói quen này khiến hệ tiêu hóa của bạn phải hoạt động hết công suất trong khoảng thời gian mà nó cần được nghỉ ngơi, gây nhiều cảm giác bí bách, khó chịu và khiến bạn không thể có được giấc ngủ ngon.
  • Sử dụng các chất kích thích (cà phê, rượu bia, thuốc lá,...): Chúng gây kích thích hệ thần kinh trung ương, tạo cảm giác tỉnh táo, khiến bạn không có cảm giác buồn ngủ, dẫn đến tình trạng nằm mãi mà không ngủ được, dễ bị tỉnh giấc giữa đêm,...

Uống cà phê khiến bạn khó ngủ, mất ngủ

Uống cà phê khiến bạn khó ngủ, mất ngủ

  • Thay đổi môi trường sống: Khi bạn đi du lịch hoặc chuyển nơi ở, điều đó có thể làm phá vỡ nhịp sinh học của cơ thể, dẫn đến tình trạng khó ngủ, ngủ không sâu và ngon giấc.
  • Phòng ngủ không thoải mái: Phòng ngủ quá sáng, nhiều tiếng ồn, thiếu khí, nhiệt độ không thích hợp, nệm gối không sạch sẽ,... đều là nguyên nhân tại sao nằm mãi mà không ngủ được, ngủ không ngon.
  • Mắc các bệnh lý gây nhiều triệu chứng khó chịu, đặc biệt là về ban đêm: Đau xương khớp; các bệnh hô hấp (viêm phế quản mạn tính, COPD,...) gây ho đờm, khó thở dai dẳng; các bệnh đường tiêu hóa gây ợ hơi, ợ chua,...
  • Mắc các bệnh lý thần kinh như: Rối loạn lo âu, trầm cảm,...

Tình trạng trằn trọc khó ngủ kéo dài có thể dẫn đến tình trạng mất ngủ mãn tính rất khó cải thiện, kéo theo nhiều hệ lụy sức khỏe khác như:

  • Giảm hiệu quả, hiệu suất công việc.
  • Tăng nguy cơ gặp tai nạn giao thông hoặc khi vận hành máy móc.
  • Thừa cân, béo phì hoặc gầy sút, suy nhược cơ thể.
  • Sức đề kháng suy giảm, dễ mắc bệnh.
  • Tăng nguy cơ mắc bệnh cao huyết áp, bệnh tim mạch, tiểu đường,...
  • Dễ mắc các bệnh lý tâm thần do não bộ bị tổn thương.

Mất ngủ kéo dài làm tăng nguy cơ mắc bệnh tim mạch

Mất ngủ kéo dài làm tăng nguy cơ mắc bệnh tim mạch

Chính vì thế, ngay khi thấy bản thân có các triệu chứng như trằn trọc khó ngủ, ngủ không sâu giấc, dễ bị tỉnh giấc giữa đêm và khó ngủ lại, bạn nên sớm áp dụng các biện pháp phù hợp để khắc phục kịp thời.

Biện pháp giúp bạn dễ chìm vào giấc ngủ, ngủ sâu ngon

Để dễ đi vào giấc ngủ, ngủ ngon giấc hơn, bạn nên kết hợp các biện pháp dưới đây:

Khắc phục nguyên nhân khiến bạn khó ngủ, ngủ không ngon giấc

  • Giải tỏa căng thẳng:

Bạn nên tâm sự, chia sẻ nhiều hơn với người thân, cấp trên, bạn bè,... để giải tỏa những căng thẳng, áp lực trong cuộc sống. Bạn hãy luôn sống lạc quan, suy nghĩ tích cực, tìm hướng giải quyết vấn đề thay vì lo lắng quá nhiều. Khi tinh thần thoải mái, thư thái, bạn sẽ dễ ngủ, ngủ ngon giấc hơn.

  • Thay đổi các thói quen tốt cho giấc ngủ:

Bạn nên tập đi ngủ và thức dậy đúng giờ hàng ngày, tốt nhất nên ngủ sớm trước 10 giờ tối; không sử dụng các thiết bị điện tử gần giờ đi ngủ; không uống rượu bia, cà phê, hút thuốc lá; không ăn đêm; tập thể dục đều đặn hàng ngày...

Tập thể dục hàng ngày tốt cho giấc ngủ

Tập thể dục hàng ngày tốt cho giấc ngủ

  • Tạo không gian phòng ngủ thoải mái:

Phòng ngủ của bạn nên được thiết kế bằng vật liệu cách âm, thoáng khí. Bạn cũng nên lựa chọn chăn, ga, gối, đệm có chất liệu thoải mái và giặt giũ sạch sẽ chúng thường xuyên. Khi đi ngủ, bạn nên điều chỉnh ánh sáng, nhiệt độ thích hợp.

  • Điều trị bệnh lý nguyên nhân:

Nếu bạn bị khó ngủ, mất ngủ do các triệu chứng khó chịu của một số bệnh lý thì bạn cần tuân thủ điều trị các bệnh lý đó theo hướng dẫn của bác sĩ.

Thư giãn tinh thần, thả lỏng cơ thể trước khi đi ngủ

  • Thiền định để lấy lại sự bình tĩnh trong tâm trí.
  • Đừng quá tập trung vào giấc ngủ, hãy chìm vào thế giới tưởng tượng của mình: Bạn hãy hít thở chậm và sâu, đồng thời hình dung về các hình tượng thong dong như những đám mây, bãi biển tĩnh lặng; cho phép bản thân hòa mình vào những áng mây phiêu du theo làn gió mát hay bãi cát bên từng làn sóng vỗ, cảm nhận âm thanh êm tai và mùi hương dịu dàng.
  • Thử đếm một cách chậm rãi để làm chậm dòng suy nghĩ trong đầu: Bạn hãy cứ đếm dần dần từ số 1 đến khi những suy tư không còn quẩn quanh trong tâm trí nữa. Việc “đếm cừu” cũng có thể giúp dòng suy nghĩ của các bạn đi đúng hướng, bạn sẽ dễ ngủ hơn.

 “Đếm cừu” là một phương pháp giúp bạn dễ ngủ hơn

“Đếm cừu” là một phương pháp giúp bạn dễ ngủ hơn

  • Cố gắng thả lỏng cơ thể theo trình tự: Bạn bắt đầu từ ngón chân rồi chậm rãi thả lỏng đến toàn bộ nhóm cơ lân cận. Hít vào khi bạn vươn tay, vươn chân, kéo căng toàn bộ cơ thể trong 5 giây, sau đó thả lỏng cơ thể. Thư giãn trong 10 giây rồi sau đó căng và thả lỏng khớp chân, tiếp tục như vậy với các nhóm cơ từ bắp chân, đùi, phần thân trên đến phần cổ.
  • Hít thở sâu bằng bụng một cách chậm rãi: Bạn hãy đặt tay lên bụng, hít thở sâu khi đếm đến 4. Sau khi bụng phình lên, bạn cố gắng giữ ngực ở nguyên trạng thái khi thở ra, sau đó nín thở đến khi trong đầu đã đếm đến 7 rồi thở ra chậm rãi khi đếm đến số 8.
  • Nếu sau 30 phút mà bạn vẫn không thể ngủ được, hãy ra khỏi giường tìm kiếm thứ gì đó để đọc hoặc nghe nhạc dịu êm… Bạn duy trì hoạt động trong khoảng 15-20 phút hoặc cho đến khi bạn cảm thấy buồn ngủ thì hãy ngay lập tức quay trở lại giường.

Bổ sung các tinh chất từ thiên nhiên giúp nuôi dưỡng não bộ, thư giãn tinh thần

Khoa học hiện đại đã tìm ra nhiều tinh chất quý từ thiên nhiên giúp nuôi dưỡng não bộ, thư giãn tinh thần, mang đến giấc ngủ ngon như: Lactium, L-theanin, GABA, 5-HTP,... Hiện nay các tinh chất đó đã được kết hợp với nhiều thảo dược giúp an thần khác trong sản phẩm BoniSleep + của Mỹ.

Sản phẩm BoniSleep + của Mỹ

Sản phẩm BoniSleep + của Mỹ

BoniSleep là gì

BoniSleep + được nhập khẩu từ Mỹ, là sản phẩm của tập đoàn đa quốc gia Viva Nutraceuticals - Tập đoàn sản xuất dược phẩm, thực phẩm bảo vệ sức khỏe hàng đầu thế giới.

BoniSleep + là giải pháp tối ưu giúp giải tỏa căng thẳng, thư giãn tinh thần, nuôi dưỡng hệ thần kinh và não bộ, mang đến giấc ngủ sâu ngon, trọn vẹn cho người sử dụng.

Hiệu quả vượt trội của BoniSleep + đến từ các thành phần:

- Lactium chiết xuất từ đạm sữa: Lactium giúp tác động lên các thụ thể GABA -A của não bộ, giúp nuôi dưỡng hệ thần kinh, làm dịu những căng thẳng, lo âu, mang đến một giấc ngủ sinh lý, tự nhiên, tinh thần thoải mái, tràn đầy năng lượng. Theo nghiên cứu của nhà khoa học Soken tại Nhật năm 2006 trên 44 người tình nguyện thì với liều Lactium 150mg/ngày cho hiệu quả giúp cải thiện 66% giấc ngủ sau 4 tuần sử dụng.

- L-theanin, GABA, 5-HTP: Nhóm những thành phần này có tác dụng giúp kích thích sản xuất các sóng não alpha một cách trực tiếp, tạo ra trạng thái thư giãn sâu và tinh thần thoải mái, giúp làm dịu tình trạng căng thẳng hiệu quả.

- Melatonin: Đây là một hormone được tiết ra từ tuyến tùng, có tác dụng giúp kiểm soát chu kỳ giấc ngủ, điều hòa nhịp sinh học của cơ thể, giúp bạn dễ đi vào giấc ngủ, ngủ ngon hơn.

- Cây nữ lang, Hoa cúc, Ashwagandha, Rhodiola rosea, Ngọc trai, Lạc tiên, Hoa bia: Các thảo dược này có tác dụng giúp an thần, giảm bồn chồn, lo âu, giúp bạn ngủ ngon giấc.

Công thức toàn diện của BoniSleep +

Công thức toàn diện của BoniSleep +

Không chỉ có công thức toàn diện, tại nhà máy J&E International (đặt tại Mỹ), BoniSleep + còn được sản xuất bằng công nghệ Microfluidizer - công nghệ bào chế siêu nano hiện đại bậc nhất hiện nay. Điều đó giúp các thành phần trong BoniSleep + có kích thước siêu nhỏ (<70nm), đồng nhất và ổn định, loại bỏ được các nguồn ô nhiễm, khả năng hấp thu tăng lên tối đa. Nhờ công nghệ bào chế này mà tác dụng của BoniSleep + được tối ưu hóa.

BoniSleep có hiệu quả không

Phản hồi của những người đã sử dụng sản phẩm dưới đây sẽ là lời giải đáp khách quan nhất cho câu hỏi: “BoniSleep có hiệu quả không?”

Chị Trần Thị Tuyết Nhung (42 tuổi) ở số 61 Huỳnh Văn Ninh, KDC phường 03, TP Cao Lãnh, tỉnh Đồng Tháp, điện thoại: 0968.206.868

Chị Trần Thị Tuyết Nhung (42 tuổi)

Chị Trần Thị Tuyết Nhung (42 tuổi)

“Vì áp lực quá lớn từ công việc mà chị thường xuyên bị khó ngủ. Tối nào cũng vậy, chị trằn trọc rất lâu với một mớ suy nghĩ hỗn độn trong đầu. Mà càng lo lắng tại sao nằm mãi không ngủ được thì chị lại càng khó vào giấc ngủ hơn. Càng ngày giấc ngủ càng kém, hôm nào tốt lắm chị cũng chỉ ngủ 1-2 tiếng, mà giấc ngủ mơ màng lắm. Vì thế nên hai mắt chị thâm như con gấu trúc, người phờ phạc, đi không vững, tinh thần suy sụp.”

“May thay, chị được biết đến sản phẩm BoniSleep + nên chị mua về dùng thử với liều 3 viên/ngày. Kết quả thật bất ngờ, giấc ngủ của chị không chỉ tăng từ 1-2 tiếng lên 5 tiếng mà còn rất sâu và ngon, sáng dậy người tỉnh táo, tinh thần thoải mái. Uống hết 1 lọ BoniSleep +, chị ngủ được một mạch từ 10 giờ tối cho tới 6 giờ sáng, khi thức dậy chị thấy người rất khoan khoái, đầu óc nhẹ nhàng. Khi giấc ngủ ổn định, chị giảm liều BoniSleep + xuống còn 1 viên/ngày mà vẫn ngủ tốt như vậy. BoniSleep + hiệu quả thật đấy!”

Bác Tăng Thanh Bình, 67 tuổi, ở số 8, ngõ 168 Mai Dịch, Cầu Giấy, Hà Nội, số điện thoại: 0966.388.019

Chia sẻ của bác Bình sau khi sử dụng BoniSleep +

“Năm 2001, vì một tai nạn nghề nghiệp, cộng thêm rất nhiều vấn đề phát sinh trong công việc nên bác bị mất ngủ. Ban đầu chỉ là khó đi vào giấc ngủ thôi, nhưng sau này bác thức trắng đêm luôn, người rất mệt mỏi. Bác có đi khám, uống thuốc tây y liên tục thì ngủ được thêm 1-2 tiếng. Nhưng tác dụng phụ của chúng làm bác đờ đẫn ra, quên hết mọi thứ, thần kinh như bị tê liệt, sợ lắm.”

“Bác lên mạng tìm hiểu thì biết đến sản phẩm BoniHappy + và BoniSleep + của Mỹ nên mua cả hai loại về dùng. Đều đặn hàng ngày, trước khi đi ngủ, bác uống 4 viên BoniSleep + và 2 viên BoniHappy +. Tối đầu tiên, bác chỉ ngủ được 1 tiếng thôi nhưng sáng dậy thấy người nhẹ nhõm, đầu óc thư thái lắm. Thấy tín hiệu tốt nên bác kiên trì dùng thêm. Sau 1 tuần, bác đã ngủ được 3 - 4 tiếng mỗi đêm, rồi thời lượng giấc ngủ tăng dần lên 5-6 tiếng. Đến giờ bác đã ngủ được 7-8 tiếng, giấc ngủ ngon tự nhiên, thức dậy người khoan khoái, tinh thần thoải mái, tràn đầy năng lượng. Bác không còn mong gì hơn thế nữa.”

BoniSleep giá bao nhiêu

BoniSleep + có dạng viên nang, đóng gói 1 lọ 30 viên, dùng đường uống được bán với giá niêm yết là 405.000 vnđ/ 1 lọ.

Hiện nay, sản phẩm đã được phân phối rộng rãi tại nhiều nhà thuốc trên toàn quốc. Tùy chính sách của từng nhà thuốc mà giá bán sẽ có chênh lệch so với giá niêm yết, nhưng thường không đáng kể.

Hy vọng rằng qua bài viết này, bạn đã biết được đáp án cho câu hỏi: “Tại sao nằm mãi không ngủ được?”, đồng thời tìm ra giải pháp giúp bạn dễ ngủ, ngủ sâu ngon. Nếu có bất kỳ băn khoăn gì, bạn vui lòng gọi điện lên tổng đài (miễn cước) 1800.1044 trong giờ hành chính để được giải đáp cụ thể. Cảm ơn bạn đã theo dõi bài viết, chúc bạn sức khỏe!

XEM THÊM:

  • Tình trạng mất ngủ tiền mãn kinh - Đâu là giải pháp hiệu quả?
  • Hỏi: Dùng BoniSleep có giống như dùng thuốc ngủ không?

Từ khóa » Không Ngủ được Vì Sao