Tại Sao Nên Bỏ Hình Phạt Tử Hình ở Việt Nam? - Luật Sư X

Đã từng có thời gian, Đại biểu Quốc hội đề xuất bỏ hình phạt tử hình ra khỏi hình phạt tại Việt Nam. Bởi vì, tử hình được xem là hình phạt quá nặng nề khi cướp đi tính mạng của phạm nhân. Đi ngược lại tính nhân đọa trong Hiến pháp Việt Nam. Và đã rất nhiều nước trên Thế giới bỏ hình phạt tử hình ra khỏi hình phạt trong Luật hình sự. Tại sao nên bỏ hình phạt tử hình ở Việt Nam? Hãy cùng Luật sư X tìm hiểu nhé!

Cơ sở pháp lý

Hiến pháp năm 2013

Bộ luật Hình sự 2015, sửa đổi, bổ sung 2017

Nội dung tư vấn

Án tử hình là gì?

Tử hình là việc hành quyết một người theo một quy trình luật pháp như một sự trừng phạt cho một hành động tội phạm. Nó được xem là giải pháp ngăn cản tội ác hữu hiệu nhất (loại trừ vĩnh viễn bị cáo ra khỏi xã hội).

Mục đích của án tử hình không chỉ là để trừng trị kẻ phạm tội ác nghiêm trọng, mà còn là sự cảnh cáo nghiêm khắc nhất với những kẻ có ý định phạm tội tương tự

Giết người đền mạng đã xuất hiện từ ngàn đời nay, có thời kỳ nó được coi như chân lý. Đó là lẽ đương nhiên hợp với lòng người.

Người viết không phê phán những quan điểm đó của các nhà làm luật, và đông đảo quần chúng nhân dân. Nhưng tôi cho rằng thuật ngữ “giết người đền mạng”. Đó là cái đúng của quá khứ còn hiện tại nó không hợp thời nữa. Hay nói một cách thật chuẩn xác theo dòng suy nghĩ của tôi là “ nên bỏ hình phạt tử hình trong bộ luật hình sự hiện hành”.

Tại sao nên bỏ hình phạt tử hình ở Việt Nam? Bởi những lẽ sau:

Tại sao nên bỏ hình phạt tử hình ở Việt Nam?

Bảo đảm tính nhân đạo

Một là, hành vi nguy hiểm của cá nhân có thể cải tạo được bởi: Khi một cá nhân sinh ra, cá nhân đó chỉ có các hành vi bản năng tự nhiên không nguy hại. Chỉ khi cá nhân tham gia vào cộng đồng, cá nhân đó mới từng bước hình thành các hành vi có ý thức. Hành vi phạm tội của cá nhân cũng là một trong những hành vi có ý thức.

Hai là, cách ly vĩnh viễn đối tượng ra ngoài xã hội còn nhiều cách khác “êm ái” hơn. Hiện nay, bất cứ cộng đồng nào trên thế giới cũng có đủ điều kiện và khả năng để cách ly một cá nhân nguy hiểm khỏi đời sống của nó mà vẫn đảm bảo được các quyền con người tối thiểu.

Mỗi quốc gia đều có đủ khả năng phân biệt rõ hành vi nào là hành vi nguy hiểm, khả năng theo dõi và bắt giữ các cá nhân nguy hiểm và khả năng kiểm soát các cá nhân nguy hiểm trong một phạm vi địa lý nhỏ để họ không còn gây nguy hiểm cho xã hội.

Vậy tại sao ta không sử dụng những cách đó để cách ly vĩnh viễn đối tượng ra ngoài xã hội mà không cần lấy đi quyền sống thiêng liêng của họ. Làm như vậy sẽ phù hợp với thực tiễn đời sống xã hội, đồng thời bảo đảm được tính nhân đạo – truyền thống nhân văn bao đời của dân tộc ta.

Không trái với quy luật tự nhiên

Một quy luật bất biến: Sinh – lão – bệnh – tử.

Con người được sinh ra do cha, mẹ nhưng suy cho cùng đó cũng là theo quy luật tất yếu của đời sống tự nhiên theo bản năng sinh tồn và duy trì nguồn gen mà bất cứ loài nào cũng có chứ không phải chỉ ở xã hội loài người mới có. Và ai đã nuôi dưỡng sự sống đó, chắc chắn không phải là xã hội mà do tự nhiên; và thực tiễn đã chứng minh được rằng sự sống đã tồn tại khi chưa có loài người xuất hiện.

Chính vì lẽ đó, mà thức ăn để nuôi sống một thực thể con người tất cả đều từ tự nhiên mà ra; có thể đưa dinh dưỡng sẵn có trong tự nhiên hoặc thông qua cải tạo những dinh dưỡng đó để duy trì sự sống cho cá nhân. Tóm lại, những việc đó chỉ là phương tiện để tự nhiên duy trì sự sống cho loài người theo bản năng chứ không phải do xã hội sản sinh và nuôi dưỡng.

Chính vì xã hội không phải là “đấng quyền lực tối cao sinh ra con người, và chẳng có giây phút nào nuôi dưỡng con người” nên không thể có quyền từ bỏ mạng sống ấy. Hay nói một cách chuẩn xác nhất là không ai có quyền lấy đi mạng sống thiêng liêng của con người do tạo hóa đã ban tặng ngoại trừ thiên nhiên mới có quyền tước bỏ. Nếu chúng ta làm trái quy luật ấy sẽ là mâu thuẫn với đời sống tự nhiên, vi phạm quyền cơ bản của con người.

Tránh “chết oan” người vô tội

Oan sai là điều không thể tránh khỏi trong hoạt động xét xử ở bất cứ quốc gia nào, thời đại lịch sử nào. Nó tồn tại như là tính tất yếu trong hoạt động xét xử. Bỏ hình phạt tử hình thì sẽ giảm được số người oan sai vô tội.

Đó cũng là lẽ đương nhiên, bởi việc điều tra; và xét xử chỉ được tiến hành sau khi có một tội phạm thực hiện. Phán quyết tòa án dựa trên; những chứng cứ do cơ quan điều tra thu thập được, kèm theo kết quả của quá trình tranh tụng.

Mà một điều cảnh báo là tỉ lệ oan sai tại Việt Nam hiện nay không phải là ít; bởi hoàn cảnh khách quan lẫn chủ quan. Với những lẽ đó, tôi thiết nghĩ giả định Tòa án đã tuyên; và thi hành án tử hình một người thì làm sao khắc phục được hậu quá đó; nếu theo thời gian xuất hiện căn cứ mới chứng minh họ vô tội (tuyên án sai).

Vấn đề đặt ra ở đây là ai sẽ là chủ thể chịu trách nhiệm bồi thường thiệt hại; và bồi thường thiệt hại bằng cách nào khi một sinh mạng đã mất. Ta dễ dàng thấy được theo dòng tư duy logic thì Nhà nước phải chịu trách nhiệm ở đây; bởi Tòa tuyên án thì nhân danh Nhà nước chứ không phải nhân danh chính mình. Chẳng qua Tòa án chỉ hoàn thành công việc do Nhà nước giao.

Ngăn ngừa tội phạm

Những tội phạm nghiêm trọng xảy ra ở khắp mọi nơi trên thế giới; và không phụ thuộc vào việc quốc gia đó có duy trì án tử hình hay không. Nhiều kẻ tội phạm biết chắc là cái gì sẽ chờ mình nếu bị bắt và kết án; nhưng không vì thế mà “rút tay” khi hành động.

Ở cả quốc gia duy trì án tử hình, tỷ lệ tội phạm về án tử hình ngày càng tăng mạnh; và không có chiều hướng giảm.

Vậy đâu là căn nguyên của tội phạm ngày càng tăng khi không phải do sự tồn tại của án tử hình hay không. Liệu bỏ hình phạt tử hình sẽ ngăn ngừa tội phạm?

Theo tôi đó là vấn đề an ninh, an ninh có mối quan hệ biện chứng với tội phạm; an ninh tốt sẽ là trở ngại đối với tội phạm và ngược lại. Nhưng an ninh của một quốc gia phụ thuộc vào rất nhiều yếu tố; mà điều quan trọng chủ yếu chính là việc thực thi pháp luật một cách nghiêm minh.

Chính việc thực thi pháp luật không nghiêm minh mới làm cho an ninh xấu đi. Pháp luật không được thực thi nghiêm minh tất yếu sẽ dẫn đến dung dưỡng cho những hành vi sai trái. Thực tế trên thế giới cho thấy, ở đâu pháp luật được thực thi nghiêm minh thì ở đó an ninh ổn định.

Hay nói một cách khác là cần phải có một tư duy mới trong thời đại hiện nay; tử hình không phải là biện pháp ngăn chặn tội phạm; mà cũng chẳng phải là biện pháp hữu hiệu nhất thể hiện mục đích của hình phạt.

Phù hợp với pháp luật quốc tế

Hiện nay có tới 135 nước đã bãi bỏ án tử hình, 62 nước vẫn còn duy trì án tử hình; thường là để trừng trị những kẻ sát nhân. Tuy nhiên, không thể tìm ra bất kỳ tiêu chí nào về địa lý, văn hoá, chính trị, kinh tế, tôn giáo … để phân biệt 135 nước bãi bỏ và 62 nước duy trì án tử hình.

Vì sớm hay muộn thì các quốc gia còn lại cũng phải bỏ án tử hình; để phù hợp với đại đa số những nước đã bỏ nó. Bởi án tử không còn chỗ đứng trong thời điểm hiện nay; cũng như mai sau bởi vai trò của nó không còn. Nếu còn thì chúng ta đã thay thế nó bằng các hình thức khác hợp lý hơn; như đã trình bày ở trên; và các phần tiếp theo trong bài viết này.

Hình phạt tương đương tử hình

Các nhà làm luật và đa số quần chúng nhân dân đều lo ngại “bỏ án tử thì được nhưng liệu có án nào tương tự để thay thế nó hay không”. Bỏ hình phạt tử hình có nên?

Trong thời phong kiến, pháp luật quy định hình phạt lưu đày biệt xứ; cũng là một kiểu cách ly hoàn toàn chủ thể nguy hiểm khỏi cộng đồng. Tại sao ở giai đoạn kinh tế, xã hội,… chưa phát triển như thời điểm hiện nay; mà thời phong kiến đã làm được vậy còn hiện nay thì không?

Ý nói vậy, không phải trong hiện tại chúng ta phải thay hình thức tử hình; bằng hình thức lưu đày mà thay nó bằng án chung thân không được khoan hồng; như một số nước đã làm chẳng hạn. Nếu làm được như vậy, thì tuyên án tử sai vẫn có cơ hội khắc phục; được hậu quả đồng thời bảo đảm được quyền sống thiêng liêng của con người.

Xem thêm: Thực hiện án tử hình như thế nào? Chi phí mai táng được hỗ trợ?

Câu hỏi thường gặp:

Tội cướp tài sản có bị xử tử hình không?

Có thể có nếu có tình tiết tăng nặng; mà gây ra hậu quả chết người thì có thể bị tử hình.

Quy trình thi hành án tử hình?

Bước 1: Tiêm thuốc làm mất tri giác.Sau khi tiêm thuốc xong, cán bộ chuyên môn thực hiện thi hành án tử hình phải tiến hành kiểm tra; nếu người bị thi hành án tử hình chưa mất tri giác; thì tiếp tục tiêm thuốc cho đến khi họ mất tri giác.Bước 2: Tiêm thuốc làm liệt hệ vận động.Bước 3: Tiêm thuốc làm ngừng hoạt động của tim. Bỏ hình phạt tử hình thì sẽ không tốn chi phí?

Người nhà được phép nhận thi hài tử tội không?

Sau khi thi hành xong án tử hình, Hội đồng thi hành án sẽ lập biên bản; báo cáo Toà án nhân dân tối cao, Viện kiểm sát nhân dân tối cao, cơ quan quản lý thi hành án hình sự; và giao Uỷ ban nhân dân cấp xã nơi thi hành án làm thủ tục khai tử cho người bị tử hình.Trong thời hạn 3 ngày sau khi bản án đã được thi hành; trại tạm giam thông báo cho thân nhân của người bị thi hành án tử hình biết; giao cho họ tiền, tài sản và đồ vật khác có liên quan.

Thông tin liên hệ với Luật sư X

Trên đây là tư vấn của Luật sư X về tại sao nên bỏ hình phạt tử hình ở Việt Nam? Chúng tôi hi vọng rằng bạn có thể vận dụng các kiến thức trên để sử dụng trong công việc và cuộc sống.

Để biết thêm thông tin chi tiết và nhận thêm sự tư vấn, giúp đỡ của luật sư X hãy liên hệ 0833.102.102.

5/5 - (3 bình chọn)

Từ khóa » Bỏ án Tử Hình