Tại Sao Nên "súc Miệng Bằng Dầu" Khi Bạn đã đánh Răng Hàng Ngày?
Có thể bạn quan tâm
Trang Chủ / Kiến Thức / Chăm Sóc Sức Khoẻ
Súc miệng bằng dầu là một khái niệm mới mẻ khi chúng ta đã quen với việc đánh răng bằng kem quảng cáo, súc miệng bằng nước màu xanh. Tuy nhiên, dù vệ sinh kĩ càng đều đặn nhưng nhiều người vẫn gặp các vấn đề răng miệng, vi khuẩn lở miệng, nhiệt miệng. Phương pháp súc miệng bằng dầu (oil pulling) vừa giúp cải thiện sức khỏe răng miệng vừa tăng đề kháng, làm mạnh hệ miễn dịch tự nhiên.
Đầu tiên, nguồn gốc phương pháp súc miệng bằng dầu hay còn được gọi là “nhai dầu” sẽ khiến bạn bất ngờ. Nó được ghi chép lại trong tài liệu Y học cổ truyền Ấn Độ (Ayurveda) từ thế kỷ thứ 2 TCN.
Những năm gần đây, phương pháp này bắt đầu phổ biến trên thế giới và được hưởng ứng tích cực. Phương pháp súc miệng bằng dầu không những chữa lành các tế bào, mô và cơ quan bằng cách loại bỏ chất thải độc hại mà còn bảo vệ hệ vi sinh khỏe mạnh trong khoang miệng. Cùng Noom khám phá chi tiết nhé!
Tác dụng thải độc từ phương pháp súc miệng bằng dầu
Nha chu và cả hệ tiêu hóa
“Súc miệng bằng dầu, nhai dầu buổi sáng có lợi cho sức mạnh của hàm, chiều sâu giọng nói, độ căng khuôn mặt, cảm giác thèm ăn. Người “súc dầu” đều đặn không bao giờ bị khô cổ họng, nứt nẻ môi, sâu răng, ê răng khi ăn chua hay những món khó ăn nhất.” (Trích tài liệu Ayurveda – Charaka Saṃhitā, chương 5, trang 78-80)
Hiện nay, phương pháp súc miệng bằng dầu không đơn thuần là ghi chép cổ xưa hay cách chữa bệnh dân gian ở Ấn Độ mà đã được chứng minh qua các nghiên cứu khoa học. Những nghiên cứu dưới đây đều sử dụng dầu mè và đã được công bố trên các tạp chí Nha khoa Ấn Độ:
- Giảm lượng vi khuẩn “Streptococcus mutans” (nguyên nhân chính gây sâu răng) trong mảng bám và nước bọt (Kết quả nghiên cứu được thực hiện với 20 nam thanh niên vào năm 2008)
- Giảm đáng kể mảng bám, cải thiện sức khỏe nướu và giảm vi sinh vật hiếu khí trong mảng bám (Kết quả nghiên cứu được thực hiện với 20 nam thanh niên bị viêm nướu do mảng bám vào năm 2009),
- Giảm lượng vi khuẩn gây hôi miệng và cải thiện mùi hơi thở (Kết quả nghiên cứu được thực hiện với 20 thanh niên vào năm 2011).
Ngoài ra, súc dầu còn giúp bài tiết (detox) các kim loại nặng độc hại qua nước bọt, kích hoạt các enzym nước bọt hấp thụ chất độc như chất độc hóa học, chất độc vi khuẩn và chất độc môi trường từ máu. Bên cạnh các lợi ích về răng miệng, phương pháp này còn hỗ trợ điều trị khoảng 30 bệnh toàn thân từ đau đầu, đau nửa đầu đến tiểu đường và hen suyễn… Chưa hết, súc miệng bằng dầu còn kích thích tâm trí và củng cố các giác quan, cơ thể tươi trẻ hơn và có lợi trong các trường hợp thường gặp như đau họng, khô mặt, suy giảm thị lực, mất vị giác, chán ăn.
Sau khi xúc miệng 15-20 phút, bạn cũng sẽ mắc đi vệ sinh. Cho nên cả người bạn sẽ sạch sẽ, ruột dạ dày, ruột non ruột già trống rỗng sạch bong nhưng lại không quá có cảm giác đói bụng cồn cào, mà chỉ cảm thấy trống rỗng bao la bát ngát thoải mái. Bạn sẽ có một ngày mới đầy hứng khởi
Về mặt thẩm mỹ, phương pháp súc miệng bằng dầu ép lạnh sẽ giúp răng bạn sáng màu lên, trở về màu răng trắng tự nhiên.
Hiểu đúng nguyên lý để ứng dụng hiệu quả và an toàn
Một cách giải thích đơn giản rằng khi bạn súc dầu, bị cuốnvi khuẩn đi và hòa tan trong dầu. Bởi các chất bẩn và vi khuẩn trên răng không hòa tan trong nước mà hòa tan dễ dàng trong chất béo có trong dầu. Chỉ bằng hành động súc miệng hàng ngày cùng với dầu, bạn có thể loại bỏ độc tố khỏi nướu, lưỡi, môi, tuyến nước bọt và phá vỡ các mảng bám trên răng.
Vậy để đạt hiệu quả tối đa khi súc dầu, chúng ta nên dùng loại dầu gì và thực hiện như thế nào?
Cách thực hiện và lưu ý quan trọng
Thời gian lý tưởng để thực hiện súc dầu là vào sáng sớm, trước khi ăn sáng, bụng còn đói. Cách thực hiện đơn giản như sau:
- Bước 1: Rót đầy một nắp chai dầu để súc miệng (bạn có thể điều chỉnh liều lượng tùy cảm nhận).
- Bước 2: Cho dầu vào miệng, dùng hành động súc, ép dầu vào các kẽ răng, ngoáy dầu khắp miệng. Tốt nhất là thực hiện trong 20 phút. Tuy nhiên lúc mới súc dầu, bạn có thể giảm xuống còn 10 phút, 5 phút, 2 phút hay 1 phút. Nếu làm đúng, chất lỏng trong miệng sẽ có màu trắng sữa và loãng hơn. Tránh nuốt dầu trong khi súc vì lúc này, dầu đang chứa vi khuẩn và chất độc.
- Bước 3: Nhổ ra và rửa kỹ bằng nước muối ấm hoặc nước lọc. Sau đó, bạn làm sạch răng bằng cách đánh răng như thường ngày. Lưu ý, nên khạc dầu vào khăn giấy, thùng rác hoặc bồn cầu để tránh tắc bồn rửa mặt.
Rất tiện lợi, bạn có thể vừa súc dầu buổi sáng vừa lướt điện thoại hoặc chuẩn bị công việc, make up, nấu bữa sáng.
Nếu bạn vừa ngậm dầu súc một phút đã cảm thấy buồn nôn, hãy nhổ hết ra, khạc hết đờm ra, (đây là tín hiệu tốt của hiệu quả xúc dầu thải độc), tiếp tục lặp lại bước 1.
Trẻ con khi biết xúc miệng bằng nước có thể xúc miệng bằng dầu có sự giám sát của ba mẹ.
Theo Ayurveda, hiệu quả nhất và an toàn nhất là súc dầu vào buổi sáng sớm, khi bụng còn đói, trong tư thế ngồi, hơi nâng cằm. Thời gian đầu, bạn có thể xúc dầu tùy lượng thời gian mình có được cho quen rồi nâng lên 20 phút. Đối với trẻ nhỏ biết tự vệ sinh răng miệng, súc dầu chỉ là bước làm quen cho trẻ như là súc nước có sự giám sát của bố mẹ. Không nên ép trẻ hay chính mình cực đoan giữ dầu trong miệng khi thấy buồn nôn hoặc đau, nhức, mỏi hàm.
Chỉ cần súc 1 lần bạn đã cảm giác nhẹ bỗng hẳn.
Sau 2 tuần thực hiện, bạn sẽ nhận thấy sự cải thiện rõ rệt về sức khỏe răng miệng và hệ tiêu hóa của mình khỏe mạnh lên rõ rệt. Ngoài việc theo sát cách thực hiện ở trên, việc chọn loại dầu phù hợp cũng ảnh hưởng không kém đến tiến trình súc dầu của bạn đấy!
Nên dùng loại dầu nào khi súc dầu?
Dầu mè ép lạnh súc miệng tốt nhất
Không phải ngẫu nhiên mà các nghiên cứu khoa học kể trên đều dùng dầu mè ép lạnh. Theo truyền thống, đây là loại dầu được ghi chép trong tài liệu Y học cổ truyền Ấn Độ và được gọi là “Nữ hoàng của các loại dầu” bởi giá trị dinh dưỡng dồi dào mà thiên nhiên ban tặng. Theo đó, dầu mè mang lợi ích toàn diện khi súc miệng bằng dầu kể trên, đặc biệt tác dụng giải độc, chống oxy hóa và kháng khuẩn.
Ngày nay, tùy thuộc vào vùng nguyên liệu có sẵn tại từng khu vực, dầu dừa phổ biến, giá thành rẻ hơn và cũng được ứng dụng để súc miệng bằng dầu. Theo nhóm nghiên cứu của tiến sĩ Damien Brady tại Hội nghị Hiệp hội Vi sinh vật học Tổng hợp, dầu dừa cùng enzym trong khoang miệng có tác dụng ức chế mạnh mẽ sự phát triển của nấm men Candida albicans (nguyên nhân gây bệnh tưa miệng). Ngoài ra, dầu dừa có chỉ số xà phòng hóa cao, làm giảm sự kết dính và tích tụ mảng bám, đồng thời có tác dụng làm sạch kèm hương vị dễ chịu.
Trên thực tế, dầu tinh luyện cũng có chút hiệu quả khi súc miệng nhưng chúng không còn tự nhiên và nguyên bản, chứa đa phần chất béo chuyển hóa xấu, đã mất đi gần hết vi chất dinh dưỡng và trải qua gia nhiệt cao cùng các dung môi hóa chất độc hại.
Tốt nhất, dầu ép lạnh thường có mùi dễ chịu, vị ngọt bùi, tính bình, không độc, ít acid béo bão hòa, giàu canxi (giúp khôi phục quá trình khoáng hóa của men răng). Bạn có thể lựa chọn theo mùi, sở thích, khả năng dị ứng và trải nghiệm thực tế để chọn loại dầu ép lạnh để súc miệng cho riêng mình như dầu mè ép lạnh, dầu dừa ép lạnh hoặc dầu oliu ép lạnh.
Bên cạnh việc chọn loại dầu, chất lượng dầu cũng ảnh hưởng không kém đến trải nghiệm và kết quả súc dầu. Lựa chọn tối ưu nhất là dầu hữu cơ không bị tinh luyện và ép lạnh.
Dầu hữu cơ có nguồn gốc thực vật, được canh tác tự nhiên từ khâu gieo trồng đến thu hoạch, chế biến. Dầu ép lạnh thu được thông qua quá trình ép cơ học thay vì xử lý hóa học dùng hexane (được liệt kê vào danh sách chất gây ô nhiễm môi trường bởi Cơ quan Bảo vệ Môi trường Hoa Kỳ (EPA) và chất độc thần kinh bởi Trung tâm Phòng chống Dịch bệnh Hoa Kỳ (CDC)).
Ngoài ra, quá trình ép dầu hóa học khiến nhiệt độ gia tăng đến 233.33℃, ảnh hưởng đến chất lượng dầu. Còn quy trình ép lạnh hoàn toàn không gia nhiệt, ép từ hạt tươi sống, giúp duy trì tất cả hương vị, mùi thơm và giá trị dinh dưỡng, dược tính của dầu thành phẩm. Để hiểu hơn, mời bạn tham khảo quy trình sản xuất dầu mè ép lạnh tại Noom nhé!
Có nên thay thế “nước súc miệng” bằng súc miệng bằng dầu?
Có.Rất nên, bởi vì hệ vi sinh vật, vi khuẩn, virus trong vòm họng và cuống họng có màng tế bào là lipid, dầu sẽ dễ dàng hòa tan nhanh chóng vi khuẩn vi rus ra ngoài mà không tổn hại đếm khoang miêng không thể dùng xà bông .
“Vấn đề là trong khoang miệng, không chỉ có những vi khuẩn xấu và có mùi mà vẫn tồn tại những vi khuẩn tốt (giúp hỗ trợ tiêu hóa thức ăn, bảo vệ răng và nướu…). Thật không may, nước súc miệng không phân biệt và tiêu diệt tất cả vi khuẩn. Về lâu dài, nước súc miệng có thể gây hại vì nó phá vỡ hệ vi sinh vật và cản trở hoạt động bình thường của cơ thể” (Tiến sĩ Woloski – Bác sĩ chăm sóc chính tại Geisinger Kingston, Geisinger là hệ thống chăm sóc y tế Quốc tế đã hoạt động hơn 100 năm)
Phương pháp súc miệng bằng dầu không những có hiệu quả toàn diện mà còn bảo vệ hệ vi sinh khỏe mạnh trong khoang miệng. Nước súc miệng không làm được điều này mà còn tổn hại đến hệ vi sinh có lợi tự nhiên trong cơ thế. Hiện nay, Noom vẫn chưa tìm ra phương pháp tự nhiên nào tốt hơn súc dầu và cũng không có loại dầu nào phù hợp hơn dầu mè ép lạnh để thực hiện phương pháp này.
Nếu bạn đã đọc đến đây và quan tâm đến chất lượng hữu cơ cùng quy trình sản xuất thân thiện môi trường, Noom như có thêm bạn đồng hành. Bởi giữa vô vàn các lựa chọn, bạn đang hướng về lối sống xanh, yêu sức khỏe bản thân và nâng niu môi trường chung quanh. Thế giới đẹp khi bởi những tâm hồn đẹp. Tâm hồn đẹp khi chúng ta thực sự biết yêu thương bản thân.
Nếu bạn có bất kỳ thắc mắc hay mối quan tâm nào về sức khỏe, dinh dưỡng, nông nghiệp tự nhiên. Đừng ngần ngại comment bên dưới nhé. Có Noom chờ!
Nguồn tham khảo:
Trung tâm Thông tin Công nghệ Sinh học Quốc gia (NCBI):
https://www.ncbi.nlm.nih.gov/pmc/articles/PMC3131773/
https://www.ncbi.nlm.nih.gov/pmc/articles/PMC5198813/
Trung tâm Thông tin Công nghệ Sinh học Quốc Gia (NIH):
https://pubmed.ncbi.nlm.nih.gov/18408265/
https://pubmed.ncbi.nlm.nih.gov/19336860/
https://pubmed.ncbi.nlm.nih.gov/21911944/
Trang thông tin chăm sóc nha khoa do các bác sĩ uy tín tại Hoa Kỳ:
https://www.meetinghousedental.com/holistic-dental-information/oil-pulling/
Trang thông tin Vinmec – Hệ thống Y tế phi lợi nhuận do Vingroup đầu tư & phát triển:https://www.vinmec.com/vi/tin-tuc/thong-tin-suc-khoe/suc-khoe-tong-quat/vi-khuan-trong-mieng-sinh-soi-anh-huong-nao-toi-suc-khoe-co-ban/
https://www.nature.com/articles/sj.bdj.2012.856
https://www.thejournal.ie/coconut-oil-could-combat-tooth-decay-582616-Sep2012/
https://www.ncbi.nlm.nih.gov/pmc/articles/PMC5198813/#bib16
Bùi Thị Hồng Thu & Lê Phước Lân
"Người viết là người gieo hạt giống cho sức khỏe thân tâm trí của chính mình"
Lạc Hữu Cơ Sinh Thái – Quy Trình Canh Tác & Quản Lý Cỏ Dại Các Loại Xà Bông Trên Thị Trường – Phân Biệt Với Xà Bông Tự Nhiên Danh mục- Ăn Dặm
- Chăm Sóc Da
- Chăm Sóc Mẹ và Bé
- Chăm Sóc Sức Khoẻ
- Hồ Sơ Công Bố
- Kiến Thức
- Nông Nghiệp Tự Nhiên
- Quy Trình Sản Xuất
- Sự Kiện
- Tự Nấu Ăn
- Remake Bún Xì Dầu – Dễ Tiêu, Không Phụ Gia Chức năng bình luận bị tắt ở Remake Bún Xì Dầu – Dễ Tiêu, Không Phụ Gia
- Sake Sốt Kem – Món Kho Chay Nước Tương Lên Men Chức năng bình luận bị tắt ở Sake Sốt Kem – Món Kho Chay Nước Tương Lên Men
- 3 Yếu Tố Quyết Định Nhang Thơm Tự Nhiên Chức năng bình luận bị tắt ở 3 Yếu Tố Quyết Định Nhang Thơm Tự Nhiên
- Tìm kiếm:
- Nước Tương Lên Men
- Dầu Ép Lạnh
- Dầu Ăn Dặm
- Dầu Chiên Xào
- Dầu Dưỡng Da
- Xà Bông Tự Nhiên
- Tắm Gội Cho Bé
- Xà Bông Giặt Rửa
- Xà Bông Gội Đầu
- Xà Bông Rửa Mặt
- Xà Bông Thảo Dược
- Xà Bông Trị Mụn
- Dưỡng Da Tối Giản
- Đường Mía Thô
- Gia Vị Thô
- Hạt Dinh Dưỡng Thô
- Thơm Rằng Thơm
- Mẹ Bầu & Bé Ăn Dặm
- Miễn Dịch Tự Nhiên
- Nhang - Nụ
- Rau Củ Quả
- Thịt Ngon Ăn Ít
- Hạt Giống Thuần Chủng
- TẤT CẢ SẢN PHẨM
- OEM GIA CÔNG
- Ăn Dặm
- Chăm Sóc Da
- Chăm Sóc Mẹ và Bé
- Chăm Sóc Sức Khoẻ
- Hồ Sơ Công Bố
- Kiến Thức
- Nông Nghiệp Tự Nhiên
- Quy Trình Sản Xuất
- Sự Kiện
- Tự Nấu Ăn
Đăng nhập
Tên tài khoản hoặc địa chỉ email Bắt buộc
Mật khẩu Bắt buộc
Ghi nhớ mật khẩu Đăng nhập
Quên mật khẩu?
Từ khóa » Súc Miệng Bằng Dầu Dừa Webtretho
-
Súc Miệng Với Dầu Dừa Hằng Ngày Lợi Lắm ạ! - Webtretho
-
Bật Mí Cách Chữa Hôi Miệng Bằng Dầu Dừa Tinh Khiết - Webtretho
-
Cả Hollywood đang đổ Xô đi Súc Miệng Với... Dầu Dừa để Thơm ...
-
Đánh Bay Mùi Hôi Miệng Bằng Dầu Dừa Hiệu Quả - Webtretho
-
Webtretho - Trong Dầu Dừa Tinh Khiết Có Các Chuỗi Axit... | Facebook
-
Súc Miệng Bằng Dầu Dừa Có Hiệu Quả Như Chia Sẻ Trên Webtretho?
-
Cách Súc Miệng Bằng Dầu Dừa đơn Giản áp Dụng Ngay
-
Dầu Dừa Part 1 - Webtretho
-
“Mốt” Súc Miệng Bằng Dầu Dừa Có đáng Tin Không?
-
Chữa Hôi Miệng Bằng Dầu Dừa Rất Hiệu Quả Dành Cho Mọi Người
-
Top 15 Chữa Hôi Miệng Webtretho Hay Nhất 2022 | Đất Xuyên Việt
-
Tại Sao Dầu Dừa Tốt Cho Răng Của Bạn?
-
Mẹ Nào Từng Xài Dầu Dừa Thì Vào Cho ý Kiến Nhé