Tại Sao Người Khuyết Xương Sọ Cần Phẫu Thuật Tạo Hình Khuyết ...

Khuyết hổng xương sọ là một tình trạng bất thường của hộp sọ, có thể do bẩm sinh hoặc do bệnh nhân sau phẫu thuật sọ não, phẫu thuật cắt u xương sọ hoặc mắc phải tình trạng viêm và tiêu xương hộp sọ.

Hình ảnh xương sọ bị vỡ do chấn thương
Hình ảnh xương sọ bị vỡ do chấn thương ( nguồn researchgate.net )

Khuyết hổng xương sọ là gì ?

Khuyết xương sọ là một tình trạng bất thường của hộp sọ, có thể do bẩm sinh hoặc do bệnh nhân sau phẫu thuật sọ não, phẫu thuật cắt u xương sọ hoặc mắc phải tình trạng viêm và tiêu xương hộp sọ.

Tình trạng khuyết xương sọ không những gây mất thẩm mỹ mà còn ảnh hưởng lớn đến tình trạng sức khỏe. Bộ não không được bảo vệ an toàn như trước, áp lực của nội sọ không còn được duy trì khuyến cho người bệnh thường xuyên chóng mặt và nhức đầu, suy giảm ý thức, liệt cơ vòng. Lâu dài có thể lại biến chứng động kinh.

Hình 2. Ô khuyết bị lõm do không có xương bao phủ
Hình 2. Ô khuyết bị lõm do không có xương bao phủ

Vì vậy khi phát hiện bệnh nhân khuyết xương sọ bác sĩ sẽ tư vấn khám xét cụ thể. Trong trường hợp cần phải phẫu thuật xương sọ cần sự tính toán cẩn thận để đưa ra phương pháp phù hợp. Hiện tại có nhiều phương pháp ghép khuyết xương sọ đó là ghép khuyết bằng xương tự thân và ghép khuyết bằng vật liệu nhân tạo:

Ghép khuyết hổng xương sọ bằng xương tự thân.

Phẫu thuật ghép xương sọ bằng xương tự thân là phương pháp thường được sử dụng sau các phẫu thuật giải áp điều trị phù não do chấn thương, sau phẫu thuật u não. Sau phẫu thuật mảnh sọ được cắt ra sẽ được gửi đến các ngân hàng mô để bảo quản, cụ thể là tiệt trùng bằng tia Gamma để giữ và cấp đông ở nhiệt độ -85 độ C nhằm đảm bảo quản mảnh xương sọ, thời gian có thể kéo dài đến 5 năm. Tuy nhiên, theo khuyến cáo phẫu thuật nên được ghép lại từ 3-9 tháng sau phẫu thuật mở sọ đầu để tránh nguy cơ viêm rò, tiêu sập xương sọ do phản ứng đào thải của cơ thể.

Hình 3. Ghép khuyết xương sọ bằng xương tự thân
Hình 3. Ghép khuyết xương sọ bằng xương tự thân

Thông thường mảnh xương sọ được đặt lại vị trí cũ cho bệnh nhân vừa đủ vị trí khuyết xương. Nhưng khi có các phản ứng viêm, tiêu xương sọ thì cần phải tháo bỏ sau đó điều trị ổn tình trạng tiêu viêm và ghép khuyết xương sọ bằng vật liệu nhân tạo sau 9-12 tháng.

Ghép khuyết xương sọ bằng vật liệu nhân tạo giải pháp thay thế an toàn

Ghép khuyết xương sọ bằng vật liệu nhân tạo là một trong những bước tiến mới của thế giới và càng ngày trở nên phổ biến và chi phí đang rẻ hơn nhiều so với trước đây. Tại Việt Nam việc ghép khuyết xương sọ bằng vật liệu nhân tạo đã được bảo hiểm y tế chi trả tùy vào cách thức phẫu thuật. Phẫu thuật ghép khuyết xương sọ tự thân được tiến hành khi người bệnh bị khuyết xương sọ mà không có xương sọ tự thân có thể thay thế, có thể là do chấn thương mảnh xương sọ vỡ nát, do phẫu thuật cắt u xương sọ, do khiếm quyết bẩm sinh của xương sọ, và viêm dò mảnh xương xương sọ tự thân thì đầu.

Một số vật liệu nhân tạo mà các các bác sĩ sử dụng trong phẫu thuật bệnh nhân như:

– Vật liệu titan

– Vật liệu nhựa tổng hợp

– Vật liệu gốm composite canxi có định hình titan

Hình 4. Vật liệu titan
Hình 4. Vật liệu titan
Hình 5. Vật liệu nhựa tổng hợp
Hình 5. Vật liệu nhựa tổng hợp
Hình 6. Vật liệu gốm composite canxi có định hình titan
Hình 6. Vật liệu gốm composite canxi có định hình titan

Trong đó vật liệu titan dạng lưới là phổ thông hơn cả do các các vật liệu khác như nhựa tổng hợp và composite có chi phí đắt đỏ và đi theo đó là hệ thống máy phức tạp bao gồm dựng hình hộp sọ và tính toán các chi tiết của ổ khuyết cần phải cực kỳ chính xác nếu không sẽ không thể sử dụng trên bệnh nhân.

Để được tư vấn trực tiếp xin vui lòng liên hệ Tổng đài 1800.888.989 (miễn phí) hoặc truy cập fanpage, zalo Bệnh viện đa khoa tỉnh Phú Thọ.

Từ khóa » Hình ảnh Sọ Người