Tại Sao Nhân Viên Phòng Kế Toán đành Chịu đếm Tiền Bằng Tay?

Tại sao nhân viên phòng kế toán đành chịu đếm tiền bằng tay? - Ảnh 1.

Ảnh minh họa: Sulekha

Tại một công ty mà tôi điều hành trước đây, trong cuộc họp tổng kết cuối năm của phòng kế toán, bạn nhân viên thủ quỹ phát biểu: Em thường xuyên phải kiểm, đếm tiền. Tuy nhiên, máy đếm tiền của công ty đã cũ, hay trục trặc, nhiều lần em phải đếm bằng tay để đảm bảo chính xác nên mất nhiều thời gian và làm khách hàng phiền lòng.

Tôi hỏi và được biết là máy đếm tiền đã trục trặc cả năm nay, nhưng đây là lần đầu tiên tôi được nghe báo cáo. Trong khi đó, công ty đã trang bị máy đếm tiền đời mới cho nhiều cửa hàng, có số tiền được đếm ít hơn phòng kế toán rất nhiều.

Công ty quan tâm đến việc trang bị dụng cụ, công cụ làm việc cho nhân viên nên chắc chắn không tiếc tiền để mua máy đếm tiền mới cho phòng kế toán. Vấn đề là bạn nhân viên đã không mạnh dạn đề xuất kịp thời để người có trách nhiệm giải quyết.

Đây không phải là trường hợp cá biệt.

Có rất nhiều bạn nhân viên chịu đựng vất vả, khó khăn, bức bách trong công việc nhưng không dám mở miệng ra để chia sẻ, kêu gọi sự hỗ trợ của sếp hay đồng nghiệp. Họ sợ bị đánh giá là đòi hỏi.

Họ ì ạch làm việc và nếu can đảm lắm thì trong cuộc họp cuối năm mới dám phát biểu. Và thường thì sau khi lắng nghe, nếu hợp lý, lãnh đạo sẽ giải quyết tức thì "nỗi khổ" đó của nhân viên!

Mỗi khi nghe nhân viên chia sẻ những khó khăn, trở ngại trong công việc, tôi luôn có hai vấn đề cần suy nghĩ và giải quyết. Một là biện pháp giải quyết khó khăn cho nhân viên này cũng như những nhân viên khác có hoàn cảnh tương tự. Hai là, các công việc cần phải thực hiện để trong nhiệm vụ quan trọng nhất của người quản lý là hỗ trợ cho nhân viên hoàn thành tốt nhất công việc được giao, qua đó cũng đã giúp chính mình hoàn thành công việc.

Trong tất cả các cuộc họp, tôi khuyến khích nhân viên nêu lên những khó khăn, trở ngại cũng như góp ý, hiến kế cho công ty. Những ý tưởng hay, phù hợp sẽ được triển khai ngay lập tức. Các bạn nhân viên có thể trao đổi với tôi tại các cuộc họp, điện thoại, tin nhắn, email, Facebook...

Thông tin kịp thời những khó khăn, trở ngại trong công việc không phải là tạo ra thêm rắc rối hay thể hiện sự yếu kém của nhân viên, bởi nhiều việc người lãnh đạo không thể biết hết để hỗ trợ, giải quyết kịp thời. Và điều quan trọng, người quản lý phải sẵn sàng lắng nghe và chia sẻ với nhân viên. Có như vậy mới tạo được môi trường tốt cho việc trao đổi thông tin kịp thời, giúp công việc của mỗi người được hoàn thành tốt hơn.

Nguyễn Tuấn Quỳnh là nhà sáng lập, chủ tịch HĐQT Saigon Books, Zenbooks, Chibooks, Soundio, Saigon Mio, Vietgrow, Vinarobots, VCI và Tropiad. Anh có gần 30 năm điều hành nhiều doanh nghiệp lớn như Công ty CP Vàng bạc đá quý Phú Nhuận (PNJ); Công ty CP Nhiên liệu Sài Gòn (SFC); Công ty CP Văn hóa Phương Nam (PNC); Quỹ IDG Capital Vietnam, tạp chí Forbes Vietnam... Tác giả của các cuốn sách: Sống ở thể chủ động; Sống tích cực để yêu thương; Tin vào chính mình; Cứ bay rồi sẽ cao.

Làm việc tại các công ty, công sở, bạn có từng gặp khó khăn, ngần ngại? Bạn đã giải quyết như thế nào? Mời bạn gửi bài và hình ảnh chia sẻ về email: tto@tuoitre.com.vn. Vui lòng cung cấp thông tin tài khoản để tòa soạn gửi nhuận bút sau khi bài đăng. Tuổi Trẻ Online cảm ơn bạn.

Sinh viên đi làm thêm bỗng thành Sinh viên đi làm thêm bỗng thành 'chủ' với thu nhập vài trăm triệu/tháng

TTO - "Ở xã hội này có hai dạng người: làm chủ và làm công. Nếu muốn làm chủ thì không làm công. Bán hàng hiệu quả và chuyên nghiệp chỉ có nơi đây thôi, tức là bạn đã làm chủ rồi đấy" - T., một quản lý cấp cao nói.

Từ khóa » Hình ảnh Nhân Viên Kế Toán