Tại Sao Nhiệt Miệng Lâu Khỏi Và Dễ Tái Phát? | TCI Hospital
Có thể bạn quan tâm
Nhiệt miệng là vấn đề thường gặp ở nhiều người, thông thường chỉ sau vài ngày là tình trạng này sẽ khỏi. Vậy, tại sao có nhiều trường hợp nhiệt miệng lâu khỏi? Xem ngay bài viết dưới đây để tìm câu trả lời bạn nhé!
Menu xem nhanh:
- 1. Nhiệt miệng thường kéo dài bao lâu?
- 2. Nhiệt miệng lâu khỏi và dễ tái phát – Nguyên nhân do đâu?
- 2.1. Nhiệt miệng lâu khỏi do chủ quan
- 2.2. Nhiệt miệng lâu khỏi do điều trị sai cách
- 3. Lưu ý khi điều trị nhiệt miệng
1. Nhiệt miệng thường kéo dài bao lâu?
Nhiệt miệng hay loét áp tơ là vết loét nông ở vùng miệng, xuất hiện ở phần lưỡi, lợi hoặc má (phía trong môi). Chúng thường có kích thước khoảng từ 1 đến 2mm. Nhiệt miệng dễ tái phát và có tính chất lặp lại với chu kỳ giống nhau, chúng bắt đầu bằng một hoặc vài đốm trắng nhỏ, sau đó đốm trắng này sẽ to dần và đồng loạt vỡ ra sau vài ngày. Mặc dù không gây nguy hiểm tới tính mạng nhưng vết loét nhiệt miệng ảnh hưởng tới quá trình ăn uống cũng như giao tiếp của người bệnh. Nếu không có biến chứng nặng thì thường sau 7 – 10 ngày nhiệt miệng sẽ khỏi hoàn toàn. Trường hợp nhiệt miệng kéo dài quá 2 tuần thì người bệnh nên đi khám bác sĩ để tìm hiểu về bệnh lý và điều trị kịp thời.
Cho đến nay, khoa học vẫn chưa tìm ra những nguyên nhân gây nên nhiệt miệng, chỉ có thể xác định một số yếu tố nguy cơ gây nên nhiệt miệng như môi trường, chế độ dinh dưỡng hoặc các sinh vật gây nhiễm trùng, ký sinh trùng,… Bên cạnh đó, cũng có một số nguyên nhân có thể gây tổn thương miệng bao gồm: Đánh răng quá mức, cắn vào miệng, dị ứng với một số vi khuẩn hoặc do áp lực.
2. Nhiệt miệng lâu khỏi và dễ tái phát – Nguyên nhân do đâu?
2.1. Nhiệt miệng lâu khỏi do chủ quan
Nhiệt miệng kéo dài và lâu khỏi có thể do rất nhiều nguyên nhân, trong đó chủ quan là một trong những nguyên nhân gây nên tình trạng này. Nhiệt miệng vốn tính nên nhiều người thường chủ quan xem nhẹ và cũng có nhiều người chấp nhận “sống chung” với nhiệt miệng mà không chủ động điều trị. Tuy nhiên, nếu như không kịp thời điều trị thì nhiệt miệng có khả năng tạo nên nhiều biến chứng như viêm cấp, tấy đỏ, đau và có khả năng gây sốt, nổi hạch ở phía góc hàm.
Ngoài ra, hầu hết mọi người khi bị nhiệt miệng đều nghĩ rằng bị nóng trong người mà tự ý bổ sung các thực phẩm thanh nhiệt, mát gan,… mà chủ quan không tìm các nguyên nhân chính gây nên bệnh. Chính điều này đã khiến cho tình trạng bệnh lâu khỏi và trở nên nghiêm trọng hơn. Do đó, để điều trị nhiệt miệng bạn cần tìm ra nguyên nhân rõ ràng, tránh chủ quan cho rằng bệnh có thể tự khỏi, bởi nhiệt miệng có thể là dấu hiệu của rất nhiều bệnh lý khác.
2.2. Nhiệt miệng lâu khỏi do điều trị sai cách
Có rất nhiều trường hợp vì muốn thoát khỏi các vết loét khó chịu mà đã sử dụng những cách điều trị không an toàn. Trong đó, có nhiều loại thuốc nếu lạm dụng không đúng về liều lượng sẽ dẫn đến các tác dụng phụ không mong muốn như bội nhiễm, chậm phát triển ở trẻ hay loãng xương ở người lớn.
Không những vậy, việc tự mình sử dụng những loại thuốc kháng sinh để điều trị nhiệt miệng mà không theo đơn kê của bác sĩ về lâu dài sẽ ảnh hưởng tới gan, thận. Do đó, không phải lúc nào thuốc kháng sinh cũng là lựa chọn tối ưu cho việc điều trị nhiệt miệng. Để đảm bảo an toàn nhất bạn nên hỏi ý kiến của bác sĩ trước khi sử dụng.
Ngoài ra, một số phương pháp điều trị tại nhà không an toàn cũng gây nên tình trạng nhiệt miệng kéo dài và không đỡ. Bởi vậy, nếu bạn có nhu cầu sử dụng các nguyên liệu tự nhiên để điều trị tại nhà hãy tham khảo ý kiến của thầy thuốc và dùng các nguyên liệu an toàn để bảo vệ sức khỏe bản thân.
3. Lưu ý khi điều trị nhiệt miệng
Điều trị nhiệt miệng mặc dù không khó khăn nhưng vẫn cần sự chu đáo và tỉ mỉ để vết thương nhanh lành. Khi điều trị bệnh lý này, bạn hãy chú ý những vấn đề dưới đây:
– Sử dụng thuốc đeo đúng đơn kê của bác sĩ.
– Sử dụng những loại nguyên liệu an toàn và tham khảo ý kiến của thầy thuốc, bác sĩ, dược sĩ nếu tự điều trị tại nhà.
– Bổ sung chất xơ bằng việc tăng cường rau xanh, hoa quả.
– Hạn chế các thực phẩm cay nóng, chiên giòn.
– Không uống các thực phẩm chứa cồn, cafein.
– Bổ sung các vi chất dinh dưỡng như sắt, acid folic, vitamin B12, B6 hoặc kẽm,…
– Súc miệng với nước muối 2 lần/ ngày.
– Tập luyện thể dục thể thao đều đặn để gia tăng sức đề kháng cho cơ thể.
Ngoài ra, bạn nên thăm khám sức khỏe định kỳ để phòng ngừa và kịp thời điều trị các bệnh lý liên quan tới nhiệt miệng cùng các vấn đề sức khỏe khác.
Từ khóa » Nhiệt Lưỡi Bao Lâu Thì Khỏi
-
Nhiệt ở Lưỡi: Nguyên Nhân Và Cách Khắc Phục Hiệu Quả | Medlatec
-
Bệnh Nhiệt Miệng Kéo Dài Bao Lâu Thì Khỏi Hoàn Toàn
-
NGUYÊN NHÂN VÀ CÁCH CHỮA NHIỆT MIỆNG - Nha Khoa Home
-
Nhiệt Miệng Bao Lâu Thì Khỏi: Thông Tin ít Người Biết
-
Mắc Bệnh Nhiệt Miệng Thì Mấy Ngày Thì Khỏi?
-
Phân Biệt Nhiệt Miệng Và Ung Thư Lưỡi
-
Nhiệt Miệng Có Tự Khỏi Không? Bị Nhiệt Miệng Phải Làm Sao?
-
Vì Sao Nhiệt Miệng Lâu Lành Và Hay Tái Phát?
-
Bị Nhiệt Miệng Và Lưỡi Kéo Dài Có Phải Ung Thư Khoang Miệng?
-
Nhiệt Miệng Và Ung Thư Lưỡi | BvNTP - Bệnh Viện Nguyễn Tri Phương
-
Bị Loét ở Lưỡi Không Thấy đau Có Phải Là Biểu Hiện Của Bệnh Ung Thư?
-
Nhiệt Miệng Bao Lâu Thì Khỏi? XEM NGAY Câu Trả Lời Tại đây!
-
Giải Pháp Cho Chứng Viêm Nhiệt Miệng
-
Bị Nhiệt Miệng Bao Lâu Thì Khỏi?