Tại Sao Nói Bức Chân Dung Chị Em Thúy Kiều Là Bức Chân Dung Tính ...

+500k Đăng ký Đăng nhập +Gửi câu hỏi
  • Trang chủ
  • Giải bài tập Online
  • Đấu trường tri thức
  • Dịch thuật
  • Flashcard - Học & Chơi
  • Cộng đồng
  • Trắc nghiệm tri thức
  • Khảo sát ý kiến
  • Hỏi đáp tổng hợp
  • Đố vui
  • Đuổi hình bắt chữ
  • Quà tặng và trang trí
  • Truyện
  • Thơ văn danh ngôn
  • Xem lịch
  • Ca dao tục ngữ
  • Xem ảnh
  • Bản tin hướng nghiệp
  • Chia sẻ hàng ngày
  • Bảng xếp hạng
  • Bảng Huy hiệu
  • LIVE trực tuyến
  • Đề thi, kiểm tra, tài liệu học tập

Bài tập / Bài đang cần trả lời

Cấp học Đại học Cấp 3 (Trung học phổ thông) - Lớp 12 - Lớp 11 - Lớp 10 Cấp 2 (Trung học cơ sở) - Lớp 9 - Lớp 8 - Lớp 7 - Lớp 6 Cấp 1 (Tiểu học) - Lớp 5 - Lớp 4 - Lớp 3 - Lớp 2 - Lớp 1 Trình độ khác Môn học Âm nhạc Mỹ thuật Toán học Vật lý Hóa học Ngữ văn Tiếng Việt Tiếng Anh Đạo đức Khoa học Lịch sử Địa lý Sinh học Tin học Lập trình Công nghệ Giáo dục thể chất Giáo dục Công dân Giáo dục Quốc phòng và An ninh Ngoại ngữ khác Xác suất thống kê Tài chính tiền tệ Giáo dục kinh tế và pháp luật Hoạt động trải nghiệm Khoa học tự nhiên Khoa học xã hội Tự nhiên & xã hội Bằng lái xe Tổng hợp Phạm Thành Ngữ văn - Lớp 928/06/2017 17:55:13Tại sao nói bức chân dung chị em Thúy Kiều là bức chân dung tính cách và số phận?- Tại sao nói bức chân dung chị em Thúy Kiều là bức chân dung tính cách và số phận?- Đoạn trích tiêu biểu cho giá trị nhân đạo của Nguyễn Du trong truyện Kiều? Tại sao?2 Xem trả lời + Trả lời +3đ Hỏi chi tiết Hỏi AIHỏi gia sư +500k 13.977lazi logo×

Đăng nhập

Đăng nhập fb Đăng nhập với facebook gg Đăng nhập với google Đăng ký | Quên mật khẩu?

Bằng cách nhấp vào Đăng nhập, bạn đồng ý Chính sách bảo mật và Điều khoản sử dụng của chúng tôi. Nếu đây không phải máy tính của bạn, để đảm bảo an toàn, hãy sử dụng Cửa sổ riêng tư (Tab ẩn danh) để đăng nhập (New Private Window / New Incognito Window).

2 trả lời

Thưởng th.11.2024

Xếp hạng

Đấu trường tri thức +500K

2812 Đặng Quỳnh Trang28/06/2017 18:09:07Câu 1:Có thể nói, trong "Truyện Kiều", dưới ngòi bút miêu tả bậc thầy của thiên tài Nguyễn Du, mỗi nhân vật dù chính diện hay phản diện đều hiện lên với một chân dung hết sức sinh động, gợi cảm. Đó là Kim Trọng "phong lưu tài mạo tót vời", là Từ Hải "râu hùm hàm én, mày ngài", là Mã Giám Sinh "mày râu nhẵn nhụi áo quần bảnh bao", là Hồ Tôn Hiến "lạ cho mặt sắt cũng ngây vì tình"... Đặc biệt, nổi bật trong số đó là bức chân dung chị em Thúy Kiều.Mở đầu đoạn trích "Chị em Thuý Kiều", Nguyễn Du giới thiệu khái quát về hai chị em Thuý Kiều. Lời giới thiệu cũng chính là một lời ca ngợi : " Mai cốt cách, tuyết tinh thần Mỗi người một vẻ, mười phân vẹn mười". Bằng bút pháp ước lệ, tác giả đã gợi tả vẻ đẹp duyên dáng, thanh cao, trong trắng của người thiếu nữ. Đó là vẻ đẹp của "cốt cách", dáng vẻ thanh tú như cành mai ; là vẻ đẹp của "tinh thần" trong trắng, thanh khiết như tuyết. Câu thơ : "Mỗi người một vẻ, mười phân vẹn mười" đã khẳng định sự hoàn mĩ, hơn người của hai nàng và ý thức lý tưởng hoá cao độ vẻ đẹp người con gái của nhà thơ. Sau lời giới thiệu chung, lẽ ra theo đúng trật tự nghi lễ phong kiến, tác giả phải giới thiệu Thuý Kiều trước. Nhưng ở đây, Nguyễn Du lại bắt đầu bằng việc gợi tả vẻ đẹp Thuý Vân : "Vân xem trang trọng khác vời Khuôn trăng đầy đặn nét ngài nở nang Hoa cười ngọc thốt đoan trang Mây thua nước tóc, tuyết nhường màu da." Nguyễn Du đã sử dụng những hình ảnh thiên nhiên có vẻ đẹp đặc biệt trong trắng, rực rỡ, vững bền để miêu tả vẻ đẹp của Thuý Vân như: "khuôn trăng", "hoa cười", "ngọc thốt", "mây tuyết"... Nhà thơ nhấn mạnh tính chất "trang trọng, đoan trang" của vẻ đẹp Thuý Vân. Khuôn mặt nàng đầy đặn, phúc hậu tựa trăng rằm ; lông mày cong, đậm ; miệng cười tươi như hoa nở ; tiếng nói trong trẻo như ngọc rung; mái tóc đen óng, mượt mà hơn mây, làn da trắng mịn màng hơn tuyết. Nét nào ở Thuý Vân cũng hoàn hảo hơn những vẻ đẹp vốn có trong thiên nhiên, trời đất. Nhưng điều quan trọng là, vẻ đẹp ấy luôn tạo được sự hoà hợp, êm ấm với xung quanh, báo trước một cuộc đời bằng phẳng, suôn sẻ. Chỉ với 4 câu thơ, Nguyễn Du đã vẽ nên một chân dung Thuý Vân với những dự cảm về số phận nhân vật. Thuý Vân đã đẹp, nhưng Thuý Kiều còn đẹp hơn. Để thể hiện vẻ đẹp, tài năng của nàng Kiều, tác giả đã dùng đến 12 câu thơ : "Kiều càng sắc sảo mặn mà So bề tài sắc lại là phần hơn" Làn thu thuỷ, nét xuân sơn Hoa ghen thua thắm, liễu hờn kém xanh Một hai nghiêng nước, nghiêng thành..." Ấn tượng chung về bức chân dung này là vẻ đẹp "sắc sảo mặn mà" - một vẻ đẹp nổi bật, có sức hấp dẫn, cuốn hút mạnh mẽ. Nếu miêu tả Thuý Vân, Nguyễn Du đã dừng ở nhiều chi tiết trên khuôn mặt nàng, thì ngược lại, khi tả Thuý Kiều tác giả chỉ tập trung vào đôi mắt. Đôi mắt là phần gợi cảm nhất, phần hồn của khuôn mặt. Đôi mắt thể hiện sự tinh anh của trí tuệ. Đôi mắt Kiều được ví như làn nước mùa thu biếc xanh thăm thẳm. Nét lông mày thanh tú càng tôn thêm vẻ đẹp sâu thẳm của đôi mắt. Nguyễn Du đã thực sự công phu, tinh vi trong việc đặc tả đôi mắt - nơi thể hiện cái sắc sảo của trí tuệ, cái mặn mà của tâm hồn Thuý Kiều. Bằng sự lựa chọn đó, thi hào đã làm nổi bật chân dung nhân vật mà ông trân trọng và yêu thương nhất. Vẻ đẹp của Thuý Vân khiến mây "thua", tuyết "nhường", nhưng vẻ đẹp của Kiều thì khiến hoa phải "ghen", liễu phải "hờn". Tuy là ước lệ, nhưng những hình ảnh trên cũng đủ gợi cho người đọc ấn tượng mạnh mẽ về vẻ đẹp của một giai nhân tuyệt thế. Không chỉ đẹp, Kiều còn rất tài : "Sắc đành đòi một, tài đành hoạ hai Thông minh vốn sẵn tính trời Pha nghề thi hoạ, đủ mùi ca ngâm Cung thương, làu bậc ngũ âm Nghề riêng ăn đứt Hồ cầm một trương Khúc nhà tay lựa nên chương Một thiên "bạc mệnh" lại càng não nhân". Theo quan niệm thẩm mỹ phong kiến, người tài là người hội đủ cả bốn khả năng: cầm, kỳ, thi, hoạ. Nếu vậy, có thể nói tài năng ở Kiều đã đạt tới mức lý tưởng theo quan niệm ấy. Nàng biết làm thơ, vẽ tranh, biết ca ngâm, thành thạo âm nhạc và đặc biệt ở lĩnh vực nào cũng xuất sắc hơn người. Tài thơ của nàng khiến cho Đạm Tiên phải thốt khen : "Ví đem vào tập Đoạn trường Thì treo giải nhất chi nhường cho ai." Tài đàn của nàng làm cho chàng Kim, một con người "vào trong phong nhã, ra ngoài hào hoa" cũng phải "ngơ ngẩn". Khúc "Bạc mệnh" do chính nàng soạn làm cho người nghe buồn thương rơi lệ. Tiếng đàn ấy cũng chính là tiếng lòng của một trái tim nhạy cảm, đa sầu, đa cảm. Có thể nói, vẻ đẹp của Kiều là sự kết hợp hài hoà giữa sắc và tài. Vẻ đẹp hoàn hảo "mười phân vẹn mười" khiến tạo hoá cũng phải ghen ghét. Trong quan niệm xưa, vẻ đẹp thiên nhiên vốn được xem là chuẩn mực, là thước đo vẻ đẹp con người. Đến Nguyễn Du, chuẩn mực đó dường như quá chật hẹp so với vẻ đẹp của con người. Thế nên ông mới miêu tả sự đố kị của tạo vật trước vẻ đẹp nàng Kiều ("hoa ghen", "liễu hờn"). Đó cũng chính là sự sắc sảo của Nguyễn Du. Sự đố kị của thiên nhiên dự báo một cuộc đời đầy sóng gió, giông bão đang đón đợi Kiều. Khúc "Bạc mệnh" ai oán được phổ bởi chính tay nàng giữa tuổi thanh xuân tươi đẹp nhất báo hiệu một số phận éo le, đau khổ của kiếp hồng nhan. Bởi vậy miêu tả vẻ đẹp của chị em Thuý Kiều, Nguyễn Du qua đó còn muốn gợi tả tính cách, dự báo số phận, thân phận của mỗi người sau này. Trình tự miêu tả nhân vật của Nguyễn Du mang đầy dụng ý. Trước hết tác giả miêu tả Thuý Vân - một bức chân dung đẹp tưởng không còn vẻ đẹp nào hoàn hảo hơn. Đến Thuý Kiều, mặc dù cũng gợi tả bằng vài hình ảnh ước lệ và đặc tả đôi mắt, tài năng "vốn sẵn tính trời" của nàng, thế nhưng dường như bức chân dung Thuý Vân đã trở nên khiêm nhường trước bức hoạ nàng Kiều. Đó là nghệ thuật đòn bẩy, "hoạ mây lẩy trăng" đầy tài tình của tác giả. Mặt khác, gợi tả tài sắc chị em Thuý Kiều, Nguyễn Du trân trọng, đề cao vẻ đẹp toàn vẹn, lí tưởng của con người - tác phẩm nghệ thuật hoàn hảo nhất của tạo hoá. Nó mang đậm cảm hứng ngưỡng mộ, ngợi ca của thi hào Nguyễn Du. Nhân vật là hình thức khái quát đời sống, là nơi bộc lộ quan điểm của nhà văn về con người. Nhân vật Thuý Vân, Thuý Kiều không chỉ chuyển tải được những chức năng ấy, mà cao hơn đã trở thành điển hình nghệ thuật, chuẩn mực của văn học trung đại.Mở khóa để xem toàn bộ nội dung trả lời(?) Bạn đã đạt đến giới hạn của mình. Bằng cách Đăng ký tài khoản, bạn có thể xem toàn bộ nội dung trả lời Cải thiện điểm số của bạn bằng cách đăng ký tài khoản Lazi.Xem toàn bộ các câu trả lời, chat trực tiếp 1:1 với đội ngũ Gia sư Lazi bằng cách Đăng nhập tài khoản ngay bây giờ Đăng nhập bằng Google Đăng nhập bằng Facebook Tôi đã có tài khoản? Đăng nhập 206 Đặng Quỳnh Trang28/06/2017 18:15:20Câu 2:- Chủ nghĩa nhân đạo là tư tưởng yêu thương con người, tôn trọng các giá trị của con người.- Biểu hiện của chủ nghĩa nhân đạo: + Trân trọng vẻ đẹp của con người + Thương xót cho số phận đau thương của con người + Tố cáo, phê phán những thế lực chà đạp lên con người + Thấu hiểu ước mơ của con người.- Chủ nghĩa nhân đạo của Nguyễn Du là một chủ nghĩa nhân đạo thấm đẫm yêu thương è Nhân vật Thúy Kiều là nhân vật Nguyễn Du gửi gắm tâm sự.- Chủ nghĩa nhân đạo của Nguyễn Du là một chủ nghĩa nhân đạo mới mẻ: Coi vẻ đẹp con người cao hơn thiên nhiên; tôn vinh cái tài của con người.- Chủ nghĩa nhân đạo của Nguyễn Du hòa vào dòng chảy chủ nghĩa nhân đạo truyền thống của dân tộc, kế thừa và phát huy các giá trị truyền thống, góp một tiếng nói bảo vệ, nâng niu con người đầy giá trị.Điểm từ người đăng bài:0 1 2 3 Tặng xu Tặng quà Báo cáo Bình luận: 0 Gửi Trả lời nhanh trong 10 phútnhận thưởng Đấu trường tri thức +500K Bức chân dung chị em Thúy Kiều là bức chân dung tính cách và số phậnBức chân dung tính cách và số phậnChị em Thúy KiềuĐoạn trích tiêu biểu cho giá trị nhân đạo của Nguyễn Du trong truyện KiềuNgữ văn - Lớp 9Ngữ vănLớp 9

Bạn hỏi - Lazi trả lời

Bạn muốn biết điều gì?

GỬI CÂU HỎIHọc tập không giới hạn cùng học sinh cả nước và AI, sôi động, tích cực, trải nghiệmCâu hỏi mới nhất

Tính giá trị biểu thức A khi x = 1. Tìm x để P > 1 (Toán học - Lớp 9)

0 trả lời

Cột cờ Lũng Cú là một cột cờ quốc gia nằm ở đỉnh Lũng Cú hay còn gọi là đỉnh núi Rồng có độ cao khoảng 1.700m so với mực nước biển, thuộc xã Lũng Cú, huyện Đồng Văn, tỉnh Hà Giang, nơi điểm cực Bắc của Việt Nam. Gọi h là chiều cao của thân cờ trên núi Lũng Cú. Gọi điểm O là đỉnh của thân cờ; C là điểm đáy của thân cờ (Toán học - Lớp 10)

1 trả lời

Giải các phương trình, hệ phương trình sau (Toán học - Lớp 9)

1 trả lời

Cho tam giác MNP vuông ở M. Gọi I là trung điểm của NP, kẻ ID vuông góc với MN tại D, IE vuông góc với MP tại E (Toán học - Lớp 8)

0 trả lời

Một ngân hàng đưa ra lãi suất kỳ hạn 1 năm là 6%. Nếu khách hàng muốn có số tiền lãi hàng tháng ít nhất là 6 triệu đồng, số tiền gửi tiết kiệm ít nhất là bao nhiêu? (Toán học - Lớp 9)

0 trả lời Xem thêm Câu hỏi liên quan

Cho a, b > 0 thỏa mãn log2 (1 - ab)/(a + b) = 2ab + a + b - 3. Tìm GTNN của P = a + 2b (Toán học - Lớp 12)

1 trả lời

Lập phương trình các cạnh của tam giác ABC biết B (2;2) và hai đường cao có phương trình là 9x - 3y - 4 = 0 và x + y - 2 = 0 (Toán học - Lớp 10)

4 trả lời

Xét tính chẵn lẻ của hàm số: y = tanx/sinx; y = |x|sinx; y = sin|x|; y = x - sinx; y = tan2x (Toán học - Lớp 11)

2 trả lời

Lên men m gam glucozo (H = 80%), khí thoát ra hấp thụ hết vào nước vôi trong thấy có 40g. Lọc tách kết tủa sau đó đun nóng dung dịch nước lọc, lại thấy có thêm 10g kết tủa. Xác định m (Hóa học - Lớp 12)

1 trả lời

Xét tính chẵn lẻ của hàm số: y = sin2x; y = xcos2x; y = cosxcotx (Toán học - Lớp 11)

2 trả lời

Hôm nay bạn thế nào? Hãy nhấp vào một lựa chọn, nếu may mắn bạn sẽ được tặng 50.000 xu từ Lazi

Vui Buồn Bình thường
Bảng xếp hạng thành viên12-2024 11-2024 Yêu thích1Little Wolf12.619 điểm 2ngân trần9.306 điểm 3Chou8.907 điểm 4bảo hân7.846 điểm 5Đặng Hải Đăng7.664 điểm1Ngọc10.573 điểm 2ღ_Hoàng _ღ9.661 điểm 3Vũ Hưng8.029 điểm 4Little Wolf7.707 điểm 5Đặng Mỹ Duyên7.659 điểm1Little Wolf4.068 sao 2ღ_Bột_ღ3.920 sao 3Ngu dot3.373 sao 4off thi cuối kì sẽ ...3.238 sao 5_Nnhi_2.817 sao
Thưởng th.11.2024
Bảng xếp hạng
Trang chủ Giải đáp bài tập Đố vui Ca dao tục ngữ Liên hệ Tải ứng dụng Lazi
Giới thiệu Hỏi đáp tổng hợp Đuổi hình bắt chữ Thi trắc nghiệm Ý tưởng phát triển Lazi
Chính sách bảo mật Trắc nghiệm tri thức Điều ước và lời chúc Kết bạn 4 phương Xem lịch
Điều khoản sử dụng Khảo sát ý kiến Xem ảnh Hội nhóm Bảng xếp hạng
Tuyển dụng Flashcard DOL IELTS Đình Lực Mua ô tô Bảng Huy hiệu
Đấu trường tri thức Thơ văn danh ngôn Từ điển Việt - Anh Đề thi, kiểm tra Xem thêm
Đơn vị chủ quản: Công ty CP Công nghệ LaziMã số doanh nghiệp: 0108765276Địa chỉ: Trần Quốc Hoàn, Cầu Giấy, Hà NộiEmail: lazijsc@gmail.com - ĐT: 0387 360 610Chịu trách nhiệm nội dung: Phạm Văn Cao© Copyright 2015 - 2024 Lazi. All rights reserved.×Trợ lý ảo Trợ lý ảo× Đấu trường tri thức | Lazi Quiz Challenge +500k Gửi câu hỏi×

Từ khóa » Chân Dung Của Thúy Kiều