Tại Sao Nói Sản Xuất Của Cải Vật Chất Là Cơ Sở Tồn Tại Của Xã Hội

Tại sao sản xuất vật chất là cơ sở của sự tồn tại và phát triển xã hội

Trong cuộc sống, hầu hết chúng ta đều ít nhiều tham gia trực tiếp hoặc gián tiếp vào hoạt độngsản xuất vật chấtcủa xã hội. Có thể nói, hoạt độngsản xuất vật chấtchính là cơ sở quan trọng nhất của sự tồn tại vàphát triểncủaxã hộiloài người.

Nội dung chính Show
  • Tại sao sản xuất vật chất là cơ sở của sự tồn tại và phát triển xã hội
  • Sản xuất của cải vật chất là gì?
  • Sản xuất vật chất - cơ sở của sự tồn tại và phát triển xã hội

1. Định nghĩa

– Theo nghĩa chung nhất thì:

“Sản xuất vật chấtlà quá trình con người sử dụng công cụ lao động tác động trực tiếp hoặc gián tiếp vào tự nhiên, cải biến các dạng vật chất của giới tự nhiên để tạo ra của cải xã hội, nhằm thỏa mãn nhu cầu tồn tại và pháttriển – nhu cầu phong phú và vô tận của con người”. VD: Máy may có thể may trang phục.

– Sản xuất là hoạt động đặc trưng riêng có của con người và của xã hội loài người. Đó là quá trình hoạt động có mục đích và không ngừng sáng tạo của con người.

- Sản xuất vật chất giữ vai trò là nhân tố quyết định sự sinh tồn, phát triển của con người và xã hội là hoạt động nền tảng làm phát sinh, phát triển những mối quan hệ xã hội của con người, nó chính là cơ sở của sự hình thành, biến đổi và phát triển của xã hội loài người.

VD: Muốn thực hiện các hoạt động kinh tế, chính trị, pháp luật,... đều phải ăn, ở, mặc và tư liệu tiêu dùng. Muốn có được những điều đó, con người phải sản xuất vật chất như nông - lâm - ngư - công nghiệp, xây dựng,...

Ở thế giới loài vật không có hoạt động sản xuất. Có thể nói, điểm khác biệt căn bản giữa xã hội loài người với thế giới động vật là ở chỗ: Con người lao động sản xuất, còn loài vật thì không.

2. Hoạt động sản xuất vật chất là cơ sở của sự tồn tại và phát triển của xã hội

– Hoạt động sản xuất xã hội bao gồm:

+ Sản xuất vật chất: Ví dụ như sản xuất xe máy, tủ lạnh, lúa gạo, thịt, cá, xà phòng…

+ Sản xuất tinh thần: Ví dụ như sáng tác bài hát, tiểu thuyết, phim…

+ Sản xuất ra bản thân con người: Đó là hoạt động duy trì nòi giống của con người.

Trong các loại hoạt động sản xuất nêu trên,sản xuất vật chấtgiữ vai trò là cơ sở của sự tồn tại và pháttriển của xã hội, và xét đến cùng quyết định toàn bộ sự vận động của đời sống xã hội.

– Khi sản xuất vật chất tức là con người đã lao động.

Chính lao động đã đem lại những thay đổi to lớn và mang tính quyết định cho con người như:

+ Cơ thể con người không ngừng hoàn thiện và pháttriển, có dáng đi thẳng, không còn gù lưng như loài vượn. Có sự phân hóa chức năng giữa chân, tay và bộ óc. Các giác quan của con người cũng pháttriển.

+ Trong quá trình lao động sản xuất, con người xuất hiện nhu cầu“nói chuyện”với nhau. Nếu không giao tiếp được với nhau, con người không thể lao động sản xuất.

Do đó, tiếng nói, chữ viết (tức là ngôn ngữ) xuất hiện, trở thành phương tiện để giao tiếp, trao đổi, truyền bátrithức, kinh nghiệm từ thế hệ này sang thế hệ khác.

+ Nhờ lao động sản xuất, buôn bán, tiêu thụ hàng hóa, giữa con người xuất hiện những mối quan hệ xã hội trong mọi lĩnh vực như chính trị, tôn giáo, đoàn thể, nghệ thuật…

– Sản xuất là yêu cầu khách quan của sự sinh tồn xã hội.

Trong bất kỳ xã hội nào, con người đều có những nhu cầu tiêu dùng từ cấp độ tối thiểu đến cấp độ thưởng thức như ăn, mặc, nghe nhạc, xem phim, đi lại, đi du lịch…

Muốn thỏa mãn những nhu cầu trên thì con người phản sản xuất. Bởi vì sản xuất là điều kiện của tiêu dùng. Sản xuất càng pháttriển thì hàng hóa càng nhiều, tiêu dùng càng phong phú và ngược lại. Bất cứ xã hội nào cũng không thể tồn tại, pháttriển nếu không tiến hànhsản xuất vật chất.

– Sản xuất vật chất còn là cơ sở cho sự tiến bộ xã hội.

Suốt chiều dài lịch sử của xã hội loài người, nền sản xuất của cải xã hội không ngừng pháttriển từ thấp đến cao.

Từ chỗ chỉ dùng công cụ lao động bằng đá (thời kỳ đồ đá ở xã hội nguyên thủy), con người dần dần chế tạo được công cụ bằng đồng (vào thời kỳ đồ đồng ở xã hội cổ đại), sắt (vào thời kỳ đồ sắt từ thời cổ đại đếntrungđại).

Sau đó, nhờ cuộc cách mạng công nghiệp để phục vụ sản xuất, con người đã biết dùng máy móc động cơ hơi nước, các hệ thống cơ khí hóa, hiện đại hóa (vào thời cận đại và hiện đại).

Ngày nay, công cụ sản xuất của con người đã rất hiện đại, vượt quá sự tưởng tượng của loài người cách đây không lâu.

Mỗi khi nền sản xuất pháttriển đến một giai đoạn mới thìcách thức sản xuấtcủa con người thay đổi, năng suất lao động tăng cao, quan hệ giữa con người với con người trong quá trình sản xuất thay đổi…, kéo theo sự thay đổi trong mọi mặt của đời sống xã hội.

Như vậy, chính là nhờ sự sản xuất ra của cải vật chất để duy trì sự tồn tại và pháttriển của mình, con người đồng thời sáng tạo ra toàn bộ đời sống vật chất và tinh thần của xã hội với tất cả sự phong phú và phức tạp của nó.

Trong quá trình sản xuất vật chất, con người không ngừng làm biến đổi tự nhiên, biến đổi xã hội, đồng thời làm biến đổi bản thân mình. Sản xuất vật chất không ngừng phát triển. Sự phát triển của sản xuất vật chất quyết định sự biến đổi, phát triển các mặt của đời sống xã hội, quyết định phát triển xã hội từ thấp đến cao. Như vậy, sự vận động, phát triển của toàn bộ đời sống xã hội,suy đến cùng có nguyên nhân từ tình trạng phát triển của nên sản xuất của xã hội. Do đó, để giải thích và giải quyết đủng đắn các vấn đề của đời sống xã hội thì cần phải tìm nguyên nhân cuối cùng của nó từ tình trạng phát triển của nền sản xuất vật chất của xã hội đó, mà căn bản là từ trình độ phát triển phương thức sản xuất của nó. Nền sản xuất tư bản chủ nghĩa ở trình độ cao hơn nền sản xuất phong kiến chính là vì nền sản xuất tư bản chủ nghĩa là nền sản suất dựa vào trình độ phát triển của phương thức sản xuất,công nghiệp và hình thức tổ chức kinh tế thị trường ngày càng hiện đại, cũng nhớ đó mà nó có thế tạo ra năng suất lao động cao hơn rất nhiều phương thức sản xuất phong kiến với trình độ lao động căn bản là thủ công, với hình thức tổ chức kinh tế tự cấp tự túc, khép kín. Chính vì vậy, có thể nói: các thời đại kinh tế khác nhau căn bản không phải ở chỗ nó sản xuất ra cái gì mà là ở chỗ nó được tiến hành bằng cách nào, với công cụ gì.

Bởi thế, đối với các hiện tượng của đời sống xã hội, ta chỉ có thể đạt tới một sự giải thích có căn cứ nếu sự giải thích ấy được bắt nguồn từ nềnsản xuất vật chấtcủa xã hội.

Sản xuất của cải vật chất là gì?

Trước tiên, của cải vật chất được hiểu là những tài sản được sản xuất ra nhằm phục vụ cho đời sống con người, ví dụ như tiền, kim khí quý, đá quý, vàng bạc… Nói cách khác thì của cải vật chất giúp cho con người cải thiện được đời sống, đáp ứng được nhu cầu thiết yếu của bản thân, nâng cao mức sống, chính vì kẽ đó mà con người ngày càng cố gắng tích lũy của cải vật chất cho bản thân mình.

Sản xuất của cải vật chất được xác định là quá trình tác động giữa con người vào thế giới tự nhiên, từ đó làm biến đổi vật thể của tự nhiên nhằm tạo ra những sản phẩm phù hợp với nhu cầu của bản thân và gia đình.

Đây là hoạt động cơ bản nhất trong các hoạt động vốn có của con người, là cơ sở của đời sống xã hội loài người. Theo đó, đời sống xã hội của loài người do nhiều phương diện cấu tạo thành như kinh tế, văn hóa, giáo dục, chính trị, xã hội, tôn giáo, công nghệ…. Các hoạt động này diễn ra một cách thường xuyên, liên tục và luôn tác động qua lại lẫn nhau. Cùng với sự phát triển không ngừng nghỉ của xã hội thì các mặt này của đời sống cũng ngày càng trở nên đa dạng, phong phú và đạt đến trình độ ngày càng cao hơn trước.

Tuy nhiên, dù phát triển ở trình độ cao như thế nào, trong bất cứ tiến trình phát triển nào của xã hội loại người thì con người luôn cần đến những thứ thiết yếu như: thức ăn, nước uống, nhà cửa, quần áo…để đảm bảo duy trì sự tồn tại của con người.

Quá trình lao động ngày càng nhiều, kèm theo có sự giúp đỡ từ những máy móc, thiết bị ngày càng hiện đại đã giúp cho quá trình sản xuất đạt được nhiều thành tựu nhất định, không chỉ đủ ăn đủ mặc, con người đã dần tích lũy được những của cải vật chất dư thừa đó, từ đó đem lại nguồn thu nhập mới cho bản thân và gia đình.

Việc sản xuất diễn ra không ngừng nghỉ, kèm theo sự tiến bộ của khoa học, công nghiệp giúp cho quá trình sản xuất vật chất ngày càng nhiều, đạt được chất lượng ngày càng cao, tạo ra được sự phong phú về của hình thức, chủng loại…với những mẫu mã đa dạng, đẹp dẽ.

Do vậy có thể thấy quá trình sản xuất của cải vật chất không chỉ là quá trình tạo ra sự phát triển vượt bậc cho xã hội mà còn được coi là quá trình nhằm giúp cho bản thân con người ngày càng trở nên hoàn thiện hơn, với những kinh nghiệm, vốn kiến thức thực tế cũng trở nên đa dạng hơn, các phương tiện sản xuất được cải tiến, các lĩnh vực khác cũng phát triển, kéo theo đó là sự phát triển ngày càng mạnh mẽ của xã hội loài người.

Sản xuất vật chất - cơ sở của sự tồn tại và phát triển xã hội

Từ khóa » Nói Sản Xuất Của Cải Vật Chất