Tại Sao ông Công, ông Táo Cưỡi Cá Chép Về Trời? - SOHA

Ngày 23 tháng Chạp hàng năm, mọi gia đình đều chuẩn bị chu toàn các lễ vật như đồ hương hoa, quần áo vàng mã, mâm cơm thịnh soạn, bánh kẹo, hoa quả, trầu cau, rượu và đặc biệt không thể thiếu cá chép để làm lễ cúng tiễn ông Công ông Táo lên chầu trời.

Theo nghi lễ cổ truyền của Việt Nam, cá chép chính là "ngựa" đưa ông Công ông Táo về trời, báo cáo công việc trong gia đình 1 năm vừa qua. Tuy nhiên, không ít người lại thắc mắc vì sao ông Công ông Táo lại cưỡi cá chép mà không phải một con vật khác?

Tại sao ông Công, ông Táo cưỡi cá chép về trời? - Ảnh 1.

Quan niệm dân gian cho rằng cá chép sẽ đưa ông Công ông Táo về trời. Ảnh minh họa

Dân Việt dẫn lời GS Kiều Thu Hoạch - Nghiên cứu viên cao cấp của Viện nghiên cứu văn hóa dân gian cho biết tục cúng ông Công ông Táo ở Việt Nam bắt nguồn từ Trung Quốc.

Tài liệu cổ ghi lại rằng vào đời Tống (Trung Quốc), người dân cúng một con ngựa giấy làm phương tiện cho ông Công ông Táo cưỡi và có 2 con cá (không nói rõ cá gì), một thủ lợn ninh nhừ làm đồ ăn cho Táo.

  • Cứ cãi nhau xong chồng lại mời uống nước hoa quả, vợ rùng mình khi hiểu động cơ đằng sau

  • Cô gái trẻ bỏ 140 triệu đi học khóa sugar baby "bao đầu ra" - Kết cục tự nhận trái đắng!

Ở Việt Nam, theo tài liệu của ông Phan Kế Bính ghi lại, năm 1915, người Việt cúng ông Công ông Táo một con cá chép để làm "ngựa" đưa các vị thần này lên trời.

GS Kiều Thu Hoạch chia sẻ: "Trong tiềm thức dân gian người Việt xưa, cá chép có thể hóa rồng và bay lên được. Vì vậy, người Việt đã việt hóa phong tục cúng ông Công ông Táo và chọn cá chép làm phương tiện để táo bay lên trời".

Trong khi đó, GS Trần Lâm Biền - Nhà nghiên cứu văn hóa dân gian Việt Nam tiết lộ trong âm dương, cá chép tượng trưng cho tính âm, đồng nhất với mặt trăng nên có thể bay lên được.

VTC News lại dẫn lời chia sẻ của TS Nguyễn Ngọc Thơ cho hay cá chép gắn liền với môi trường sông nước, phù hợp bối cảnh sống truyền thống của nước ta là những vùng sông nước hoặc nghề làm lúa nước. Bởi vậy, những loài vật sống dưới nước được ưu tiên hơn các loài sống trên cạn.

Từ lâu, dân gian vẫn kể cho nhau nghe sự tích "cá chép vượt vũ môn", nói về việc cá chép hóa rồng bay lên trời. Cá chép hóa rồng mang ý nghĩa của sự thăng hoa, là biểu tượng cho tinh thần vượt khó, kiên trì và tượng trưng cho nhân cách thanh cao, tiềm ẩn, hướng tới một kết quả tốt đẹp.

"Cá chép theo truyền thuyết vượt vũ môn hóa rồng, rồng là biểu tượng của sự thịnh vượng. Cá chép hóa rồng tức là có được thần lực đặc biệt, do đó có thể trở thành vật để ông Táo cưỡi về trời.

Cũng có quan niệm dân gian cho rằng cá chép vàng là loài cá tiên xưa sống trên Thiên đình, vì bị lỗi nên xuống trần gian, mỗi dịp 23 tháng Chạp được ông Táo dùng để cưỡi về trời", TS Nguyễn Ngọc Thơ giải thích.

Theo GS Trần Lâm Biền, dân gian đã nhận thức như vậy, chỉ có cá chép mới có thể đưa ông Công ông Táo lên chầu trời, những con vật khác đều không có năng lực. Hiện nay, miền Bắc nước ta duy trì tục thả cá chép xuống sông, hồ nhiều hơn trong khi miền Nam thường đốt hình cá chép bằng giấy vàng mã.

Vợ đi vắng 1 tiếng, chồng ở nhà vừa bế con vừa khóc nức nở: Hiểu lý do ai cũng xuýt xoa

Từ khóa » Cá Chép đưa ông Táo Về Trời