Tại Sao Phải Cần Một Màn Hình Chính Xác Màu? - BenQ
Có thể bạn quan tâm
- Kiến thức sản phẩm
Độ chính xác màu sắc là công việc chính của một màn hình
2022/04/08 Theo dõiBất cứ ai từng học môn Khoa học ở bậc trung học đều biết rằng mắt của chúng ta nhìn thấy ánh sáng trong tự nhiên là do bước sóng của ánh sáng phản xạ lại khi ánh sáng chiếu vào vật thể.
Trong thiết kế đồ họa, tái tạo màu sắc mà chúng ta nhìn thấy trong tự nhiên là một thách thức. Điều này cũng quan trọng trong quá trình sản xuất video và chơi game. Nếu mắt bạn nhìn thấy màu đỏ, xanh lục hoặc xanh lam, bạn muốn màn hình của mình cũng hiển thị những màu đó một cách chính xác. Để đạt được điều đó, hiệu chỉnh màn hình LCD để hiển thị màu sắc chính xác là bước đầu tiên quan trọng. Nhưng bạn phải bắt đầu như thế nào và bắt đầu từ đâu? May mắn là đã có những tiêu chuẩn để tuân theo.
Không gian màu
Vào những năm 1800, một nhà khoa học và bác sĩ người Anh tên là Thomas Young đã đưa ra một học thuyết về màu sắc và cách mắt người nhìn thấy màu sắc. “Lý thuyết sóng về ánh sáng” của ông được xây dựng dựa trên ý tưởng mắt có ba loại tế bào hình nón, hay còn gọi là tế bào cảm quang, có thể nhìn thấy màu đỏ, xanh lục hoặc xanh lam. Young cho rằng, thực tế không phải như quan điểm của Isaac Newton rằng màu sắc được tạo ra từ các hạt trôi nổi xung quanh, mà màu sắc là tần số hoặc bước sóng. Ba màu chính, mỗi màu có một bước sóng riêng và các bộ phận khác nhau của mắt phản ứng với các bước sóng khác nhau này khi ánh sáng chiếu vào võng mạc, giúp não phân tích chúng thành màu sắc. Màu xanh lam có bước sóng ngắn, màu xanh lá cây có bước sóng trung bình và màu đỏ có bước sóng dài. Young nghĩ rằng tất cả các màu mà mắt người có thể nhìn thấy được tạo thành từ sự kết hợp của ba màu chính đó, tức đỏ, lục và lam.
Nhà khoa học người Đức Hermann Grassmann đã mở rộng nghiên cứu của Young và phát triển khái niệm không gian màu. Định luật Grassmann cho rằng tất cả các màu đều tồn tại trên một thang đo không gian vô hạn, và mỗi màu là một điểm trong “không gian” đó. Định luật Grasmann giải thích được cách các màu được tạo thành từ sự pha trộn màu sắc của các màu gốc đỏ, lục và lam.
Màu cộng và màu trừTái tạo màu một cách nhân tạo và các phương pháp được sử dụng phụ thuộc vào việc chúng được trình bày trên màn hình máy tính màu, màn hình video (kỹ thuật số) hay được in trên giấy (và tương tự). Pha trộn màu cộng cho màn hình kỹ thuật số dẫn đến màu đỏ, xanh lục và xanh lam bằng nhau, dẫn đến màu trắng. Pha trộn màu in cho kết quả là các màu lục lam, đỏ tươi và vàng bằng nhau để pha trộn thành màu đen. Pha trộn màu cộng được gọi là RGB, và RGB mô tả loại ánh sáng phải được phát ra để hiển thị một màu nhất định. Pha trộn màu trừ được gọi là CMYK, và nó mô tả loại mực phải được pha trộn trên một bề mặt như giấy hoặc canvas (vải bạt) để làm cho ánh sáng phản chiếu một màu nhất định. Trong mô hình CMYK, C là màu lục lam (cyan), M là màu đỏ tươi (magenta), Y là màu vàng (yellow) và K là màu đen (black).
Màn hình của bạn có hiển thị đúng những gì bạn thấy không?
Rõ ràng là các chất liệu in đã tồn tại rất lâu trước khi có màn hình video. Khi tivi và màn hình video được phát minh, chúng chỉ có khả năng hiển thị thang màu xám, với nhiều cường độ khác nhau từ màu trắng hoàn toàn đến màu đen hoàn toàn ở hai cực của thang màu. Ở giữa là các biến thể của màu xám, với sự pha trộn của nhiều hoặc ít hơn màu trắng hoặc nhiều hoặc ít hơn màu đen. Tivi màu trở nên phổ biến rộng rãi vào giữa những năm 1960, và đến những năm 1980, màn hình máy tính màu đã xuất hiện trên thị trường. Những màn hình màu này đã sử dụng các nguyên tố được gọi là phốt pho để phát ra các sắc thái màu và tái tạo những gì mắt người có thể nhìn thấy. Vì màn hình video phát ra ánh sáng nên phải sử dụng mô hình RGB. Mô hình màu RGB là một mô hình màu cộng trong đó ánh sáng đỏ, lục và lam được thêm vào với nhau theo nhiều cách khác nhau để tái tạo một mảng màu rộng. Để tạo và hiển thị màu với RGB, ba chùm ánh sáng (đỏ, xanh lục và xanh lam) được xếp chồng lên nhau. Mô hình màu cộng RGB kết hợp ba chùm ánh sáng và bước sóng của chúng để hiển thị màu một cách nhân tạo những gì mắt thấy. Hiệp hội Màu sắc Quốc tế (ICC) đã tạo ra một tiêu chuẩn để đo lường các màn hình màu và tiêu chuẩn này đã được áp dụng cho các nhà sản xuất trên toàn cầu.
Adobe RGBNăm 1997, Adobe lúc đó đang phát triển một ứng dụng nhỏ có tên là Photoshop và cố gắng xây dựng một tiêu chuẩn cho tính năng quản lý màu sắc của ứng dụng. Adobe muốn làm cho Photoshop tuân thủ các tiêu chuẩn ICC và vì rất ít ứng dụng và hệ điều hành máy tính có tiêu chuẩn cấu hình màu nên họ đã tạo ra các tiêu chuẩn của riêng họ. Năm 1998, Adobe RGB ra đời. Adobe RGB nhằm tạo ra một tiêu chuẩn cho các ứng dụng thiết kế đồ họa và màn hình máy tính. Tuy nhiên, người dùng bắt đầu phàn nàn khi hình ảnh được tạo và chỉnh sửa trong Photoshop trông “bị trôi” khi xem trên trình duyệt web. Vấn đề ở đây là, tiêu chuẩn Adobe RGB lại không thực sự… tiêu chuẩn.
sRGBHewlett Packard và Microsoft đã tạo ra một không gian màu RGB “tiêu chuẩn” để kiểm soát các giá trị màu nhất quán giữa các màn hình máy tính, trong bản in và trong các trình duyệt internet. Gam màu hoặc dải màu của sRGB hẹp hơn Adobe RGB và số lượng màu có thể được tạo ra ít hơn để nhiều thiết bị có thể hiển thị chúng hơn. Trong Adobe RGB, gam màu rộng hơn trông tuyệt vời trên màn hình cao cấp, nhưng trên những màn hình chất lượng thấp hơn thì dải màu đó không thể được tái tạo và màu sắc trông không bão hòa giống như “bị trôi”.
Điểm mấu chốtCó thể tóm gọn lại rằng: Có những tiêu chuẩn trong ngành thiết lập các khuôn khổ hiệu suất. BenQ đi đầu trong công nghệ hình ảnh và các sản phẩm của chúng tôi tuân theo các tiêu chuẩn nghiêm ngặt nhất trong ngành để đảm bảo trải nghiệm xem tốt nhất trong phân khúc.
Màn hình chú trọng màu sắc của BenQCác dòng màn hình chú trọng màu sắc của BenQ có thể hiển thị 99% Adobe RGB, khiến chúng trở thành lựa chọn tuyệt vời cho nhiếp ảnh và thiết kế in ấn. Như một tiêu chuẩn sản xuất, màn hình BenQ cho phép bạn hoán đổi giữa các chế độ màu Adobe RGB và sRGB để có được kết quả tốt nhất của cả hai. Các dòng màn hình chú trọng màu sắc của BenQ được mặc định đặt ở cấu hình sRGB. Để sử dụng Adobe RGB, chúng phải được hiệu chỉnh. Phần mềm BenQ Palette Master Element sẽ hướng dẫn bạn quy trình cài đặt để đảm bảo đem đến cho bạn hiệu suất cao nhất. Nhiếp ảnh gia mỹ thuật và thương mại Mark Wood sẽ cung cấp thêm thông tin chi tiết trong bài viết này.
Bạn có thấy bài viết này hữu ích không?
Có KhôngCảm ơn phản hồi của bạn!
Theo dõi bản tin của chúng tôi
Đăng ký để được cập nhật thông tin mới nhất về các sản phẩm mới, sự kiện sắp diễn ra và lợi ích đặc biệt khác.
Đăng ký TOPTừ khóa » Hình Màu
-
Mô Hình Màu CMYK – Wikipedia Tiếng Việt
-
Mô Hình Màu RYB – Wikipedia Tiếng Việt
-
Thay đổi Màu Của ảnh - Microsoft Support
-
Thay đổi Hình Nền Và Màu Sắc - Microsoft Support
-
Hướng Dẫn Cách Căn Chỉnh Màu Cho Màn Hình Máy Tính
-
Top 5 Màn Hình Chuẩn Màu Cho đồ Họa Chuyên Nghiệp 2022
-
Hướng Dẫn Cách Chuyển Màu Màn Hình Máy Tính Sang ... - Viettel Store
-
35. Lớp: Hãy Thử Bằng Cách Sử Dụng Màn Hình Màu