Tại Sao Ta Thấy Các Núi ở Xa Có Màu Xanh Lam?. - Tài Liệu Text - 123doc

Tải bản đầy đủ (.doc) (12 trang)
  1. Trang chủ
  2. >>
  3. Khoa Học Tự Nhiên
  4. >>
  5. Vật lý
Tại sao ta thấy các núi ở xa có màu xanh lam?.

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (573.94 KB, 12 trang )

Ánh sáng là tác giả của nhiều cảnh tượng tự nhiên vô cùng đẹp đẽ thông qua cáctrò chơi với các phân tử không khí và tinh thể băng, khi nảy trên bề mặt của cáchạt bụi, cây cối và núi non; khi phản xạ trên mặt nước biển và ao hồ hay len lỏitrong các đám mây và sương mù.Một trong những cảnhtượng tuyệt diệu nhất của tựnhiên, và cũng là ngắn ngủinhất, đó chính là cầu vồngxuất hiện giữa các giọt nướcmưa ở cuối cơn giông. Mộtvòng cung có kích thướckhổng lồ, màu sắc hài hòa.Các đặc tính làm nênvinh quang của cầu vòng không chỉ là nó có kích thước đầy ấn tượng và vẻ đẹplộng lẫy, mà còn là vì nó rất hiếm khi xuất hiện, hơn thế nữa lại sinh ra và biến mấthết sức đột ngột. Sau một trận mưa rào, khi Mặt Trời xuất hiện trở lại, bạn hãyquay đầu thật nhanh về phía đối diện với Mặt Trời cầu vòng chỉ xuất hiện theohướng đó. Mặt trời và nước mưa phải tồn tại song song trong bầu trời thì cầu vòngmới có thể xuất hiện. Trong một cơn giông mùa hè, cầu vòng dễ xuất hiện hơn, vìbầu trời xanh được mặt trời chiếu sáng có thể ló ra qua các đám mây, trong khi vàomùa đông, trời thường tối và bị mây mùbao phủ. Nhưng không phải lúc nào cócả Mặt Trời và mưa thì cầu vồng cũngđều xuất hiện, vì các nhân tố khác có thểxen vào.Độ dày của cầu vồng lớn hơnkích thước góc của Mặt Trăng trònkhoảng 4 lần, tức khoàng 2 độ. Các đầu mút của nó tạo thành với vị trí bạn đangđứng quan sát một góc gần 90 0. Vòng cung luôn luôn tròn một cách hoàn hảo,nhưng ngay cả khi ngắm nó từ chân trời, qua cửa sổ máy bay chẳng hạn, thì cũngkhông bao giờ thấy nó là một vòng tròn trọn vẹn, một phần của nó luôn bị chekhuất dưới chân trời. Bán kính góc của cung luôn là 420, không bao giờ thay đổi.Hãy tưởng tượng nối tâm của vòng cung cầu vòng (được gọi là điểm đối nhật)với mắt bạn và Mặt Trời bằng một đường thằng, thì đường thẳng này sẽ xuyên quamặt đất, vì tâm của cung cầu vồng thường nằm dưới đường chân trời. Điều này cónghĩa là vào cuối ngày, do sự thẳng hàng của Mặt Trời - mắt - tâm, nên Mặt Trờicàng xuống phía chân trời thì cung và tâm của nó càng đi lên gần đường chân trời,cầu vồng vì thế sẽ có hình bán nguyệt đúng vào lúc Mặt Trời lặn xuống dướiđường chân trời. Trái lại, điều này cũng có nghĩa là Mặt Trời đi lên hơn 42 0 trênđường chân trời, thì cầu vòng sẽ biến mất hoàn toàn dưới đường chân trời và ta sẽkhông nhìn thấy nữa. Như vậy khả năng quan sát được cầu vòng phụ thuộc vào độcao của Mặt Trời trên bầu trời, và do đó phụ thuộc vào thời điểm trong ngày. Bạnsẽ có nhiều cơ hội ngắm cầu vòng hơn vào đầu buổi sáng hoặc cuối buổi chiều:Mặt Trời ở những thời điểm đó nằm thấp nhất trên bầu trời, điểm đối nhật nằmngay sát chân trời và một nửa vòng cung nằm hoàn toàn bên trên chân trời. Vị trícủa Mặt Trời trên bầu trời còn phụ thuộc vào vĩ độ nơi quan sát, và vào mùa. Ởmột giờ nhất định trong ngày, Mặt Trời vào mùa đông thấp hơn vào mùa hè. Ở cácvĩ độ cao, vào mùa hè, Mặt Trời lên cao hơn trên bầu trời so với tại các vùng vĩ độthấp; điều ngược lại xảy ra vào mùa đông. Chính vì thế, ở vĩ độ của chúng ta,không một ai nhìn được cầu vồng vào giữa ngày mùa hè, khi Mặt Trời lên cao nhấttrên bầu trời, tức là có độ cao góc lớn hơn 420.Đám mây cầu vồng chụp trên đỉnhEverestMột đặc tính quan trọng củacầu vồng, đó là lễ hội các màu sắcmà nó mang lại cho chúng ta. Trậttự các màu này không bao giờthay đổi: đỏ luôn nằm ở mép trên,đỉnh của vòng cung; rồi sau đó lầnlượt từ cao xuống thấp, có da cam, vàng, lục lam, chàm và tím ở mép dưới. Trênthực tế , các màu không bao giờ thay đổi đột ngột, mà dần dần, xen vào nhau hếtsức tinh tế.Thỉnh thoảng cũng xuấthiện một vòng thứ cấp đi kèmvới vòng cung chính; nó mờ hơnvà ở độ cao hơn trên bầu trời,nhưng các màu thì được sắp xếptheo trật tự ngược lại: màu tím ởmép trên và màu đỏ ở mép dưới.Bán kính góc của vòng cung thứcấp này lớn hơn bán kính góccủa vòng cung chính và vòngcung thứ cấp tối hơn vòng tròn xung quanh.Cầu vồng không phải là một vật thể, mà là kết quả của một trò chơi ánh sángthay đổi theo vị trí của người quan sát. Do tính phi vật thể của nó, nên cung hoànhảo và sự đối xứng của cầu vòng không bao giờ bị ành hưởng. Bạn cũng sẽ khôngbao giờ nhìn thấy nó soi bóng xuống nước hồ, cũng chẳng bao giờ thấy tronggương. Cầu vồng như một bóng ma thoắt ẩn, thoắt hiện trong không trung. Nó chỉlà sản phẩm của ánh sang đến từ đằng sau chúng ta, bởi vì nó sẽ đổi khác khichúng ta di chuyển, nên chúng ta không bao giờ có thể bắt hay sờ mó được nó.Đã có rất nhiều nhà khoa học tìm cách giải thích về hiện tượng cầu vồng:Aristote (384-332 TCN) là người đầu tiên thực hiện ý tưởng này trong tác phẩmKhí tượng học. ông ý thức được rằng cầu vồng không thể là một vật thể có một vịtrí nhất định trên bầu trời, mà là kết quả của một trò chơi ánh sang phụ thuộc vàohướng nhìn.Năm 1266, triết gia và nhà bác học người Anh Roger Bacon (1220-1292) làngười đầu tiên đo được bán kính góc 420 của vòng cung chính của cầu vồng.Théodoric de Freiberg ( 1250-1310), dựa vào kết quả thực nghiệm với một quả cầuthủy tinh chứa đầy nước mô phổng một giọt nước, đã chứng tỏ rằng cung chínhcủa cầu vòng là sản phẩm của các tia sáng đi vào giọt nước và chịu sự khúc xạ đầutiên khi ánh sáng từ không khí đi vào giọt nước, phản xạ tại thành trong của giọtnước, rồi khúc xạ lần thứ hai khi ánh sáng từ giọt nước đi ra ngoài. Ông cũng đưara giải thích về vòng cung thứ cấp: vòng cung này là sản phẩm của hai phản xạliên tiếp của ánh sáng ở thành trong của giọt nước. Vì một phần ánh sáng bị mất đisau mội lần phản xạ, nên cung thứ cấp mờ hơn cung chính.Năm 1637, Rene Descartes (1596-1650) với công bố phát hiện về cầu vồng củamình trong cuốn Luận về sao băng, đã thêm vào một đóng góp quan trọng: Dựatrên các định luật khúc luật khúc xạ ánh sáng, ông đã chứng minh được rằng phầnlớn các tia sáng Mặt Trời thoát ra từ các giọt nước mưa là nguyên nhân gây nênvòng cung chính, sau một lần phản xạ và hai lần khúc xạ theo một hướng yêuthích, với một góc khoảng 420. Lần đấu tiên, một giải thích đã được đưa ra cho bánkính góc của vòng cung chính. Descartes còn đi xa hơn: ông cũng suy nghĩ tới vấnđề vòng cung thứ cấp. Ông chứng minh rằng, nếu ngoài hai khúc xạ trong hai lầnđi vào và đi ra khỏi giọt nước, các tia sáng còn phải chịu hai lần phản xạ, thì chúnglại đi ra theo một hướng ưa thích khoảng 510, giá trị quan sát được của bán kínhgóc của vòng cung thứ cấp.Năm 1666, Issac Newton (1642-1727) đã dùng một lăng kính phân tích ánh sángtrắng của Mặt Trời thành các màu cầu vồng, ông cũng đã không chỉ chứng minhrằng, ánh sáng trắng là một hỗn hợp của các màu, mà còn chứng minh rằng, chiếtsuất của một lăng kính (hay của một giọt nước) là khác nhau đối với các màu khácnhau: ánh sáng bị lệch hướng khác nhau tùy theo màu (hay bước sóng) của nó,một hiện tượng mà các nhà Vật Lí học gọi là “tán sắc”. Bởi vì áng sáng bị tán sắc,nên mỗi một thành phần màu cho ra một vòng cung khác. Như vậy, cái mà chúngta tin là một và chỉ một thực thể “cầu vồng” duy nhất thật ra là một tập hợp cácvòng cung màu khác nhau, vòng cung màu này hơi xê dịch đôi chút so với vòngcung màu kia. Bán kính góc của vòng cung chính và vòng cung thứ cấp vì vậybiến thiên nhẹ theo màu sắc của ánh sáng. Như vậy, đối với ánh sáng đỏ và cóbước sóng 800nm, góc là 42,6o đối với vòng cung chính và là 49.920 đối với vòngcung thứ cấp. Đối với ánh sáng tím có bước sóng 400nm, các góc này trở thànhlần lượt 40.510 và 53.730. Độ lớn của các góc đối với các vòng cung chính (cỡ 20)và của vòng cung thứ cấp (khoảng 40) không gì khác chính là hiệu các góc lệchcủa các màu đỏ và tím.CẦU VỒNG NGƯỢC ?Đây không phải là cầu vồng, nó chỉcó hình dạng giống cầu vồng thôi,còn nguyên lý hình thành lại khác.Về mặt vật lí thì đây không phảilà cầu vồng. Đây là một hiệntượng đặc biệt, và nguyên nhâncủa nó không hề có liên quanđến mưa, mà là kết quả của hiệntượng tán sắc của các ánh sángtừ Mặt Trời khi khúc xạ và phảnxạ qua một loại tinh thể lỏng.Hình ảnh mà chúng ta trông thấy là một hiện tượng quang học có tên chuyên mônlà Cung circumzenithal. Nguyên nhân của hiện tượng này là do sự tán sắc của ánhsáng từ Mặt Trời khi khúc xạ và phản xạ qua một loại tinh thể lỏng mà mắt thườngkhông nhìn thấy được trong một điều kiện khí hậu nhất định. Theo nghiên cứu thìloại tinh thể gây ra hiện tượng này không lớn hơn một hạt cát, có sáu mặt và chỉxuất hiện ở độ cao từ 5 đến 8 km trong điều kiện thời tiết có sương mù và nhiềumây.I/ TẠI SAO BẦU TRỜI CÓ MÀU XANH ?.Câu hỏi bề ngoài có vẻ ngây thơ này, loại câu hỏi mà con trẻ thường đặt ra cho bốmẹ chúng và làm cho họ bực mình vì không biết trả lời như thế nào, lại là một câuhỏi phát lộ chân lí.Câu trả lời chính là do sự tán xạ ánh sáng Mặt Trời, nghĩa là quá trình làm cho mộttia tới của Mặt Trời phân tán theo tất cả các hướng khả dĩ, là nguyên nhân làm chobầu trời có màu xanh lam. Và các hạt vậtchất trong không khí có thể làm tán xạ ánhsáng và cho chúng ta một bầu trời màuxanh là các phân tử không khí. Trên thựctế, các phân tử không khí thích tán xạ ánhsáng, và chúng đặc biệt thích ánh sángmàu xanh lam. Bước sóng của ánh sángcàng ngắn, nghĩa là nó càng xanh lam, thì cơ hội nó được tán xạ càng cao, bởi vìxác suất để mọi photon của ánh sáng Mặt trời bị tán xạ bởi một phân tử không khítỉ lệ nghịch với lũy thừa bậc bốn của bước sóng của nó (một hạt ánh sáng xanhlam có cơ hội được tán xạ lớn hơn ánh sáng màu đỏ gấp 10 lần). Như vậy khichúng ta nhìn theo bất kì hướng nào của bầu trời, ngoại trừ trực tiếp theo hướngMặt Trời, cơ hội để một photon Mặt Trời màu xanh lam tới mắt của bạn cao hơnmột photon đỏ. Và chính vì thế mà bầu trời có màu xanh lam. Còn về các photonMặt Trời đỏ và vàng, vì ít bị tán xạ, nên chúng đến mắt chúng ta chủ yếu theohướng Mặt Trời. Tuy vậy, Mặt Trời hơi có màu đỏ vì sự tán xạ củng lấy đi mất cácphoton Mặt Trời màu xanh lam trong đường ngắm tới Mặt Trời.Và bầu trời ở gần chân trời sáng hơn ở trên đỉnh đầu chúng ta, ngay cả vào mộtngày bầu trời rất trong. Chính lượng không khí mà ánh sáng Mặt Trời phải đi quađể đến mắt chúng ta là nguyên nhân của điều đó: trục nhìn của chúng ta đi qua mộtkhối không khí lớn hơn nhiều khi chúng ta nhìn ngang qua đường chân trời so vớikhi nhìn thẳng đứng lên cao. Xa chân trời, đường nhìn của chúng ta đi qua một lớpkhông khí mỏng hơn, có ít phân tử không khí hơn, ánh sáng Mặt Trời trung bìnhchỉ bị tán xạ một lần, và bâu trời có màu xanh lam. Ngược lại, gần chân trời,đường nhìn của chúng ta đi qua một lớp không khí dày hơn, có nhiều phân tửkhông khí hơn, và các phân từ này tán xạ ánh sáng không chỉ một lần, mà nhiềulần. Đúng là photon lam có nhiều cơ hội tán xạ hơn photon đỏ; nhưng do ánh sángphải đi qua rất nhiều phân tử không khí, nên tất cả các photon, dù chúng có màugì, sớm hay muộn đều phải gặp một phân tử, và đường đi của chúng bị lệchhướng. Vì thế các photon thuộc tất cả các màu đều bị tán xạ và phát trở lại rấtnhiều lần trước khi đến mắt chúng ta, tới mức chúng hòa trộn vài nhau một cáchhoàn hảo. chính vì thế da trời gần chân trời có cùng màu với Mặt trời: màu trắng.II/ TẠI SAO NÚI LẠI CÓ MÀU XANH ?Tại sao ta thấy các núi ở xa cómàu xanh lam?. Được rừng baophủ, lẻ ra chúng phải có màulục chứ. Sở dĩ nhìn từ xa chúngta thấy chúng có màu xanh lamchứ không phải màu xanh lục,một lần nữa , lại là do các phântử không khí nằm giữa chúng tavà dãy núi làm tán xạ ánh sáng Mặt Trời. Ngoài ánh sáng phản chiếu từ dãy núi,chúng ta còn thấy “ánh sáng của không khí”. Bởi vì các photon lam có nhiều cơhội được tán xạ hơn photon đỏ, nên ánh sáng này của không khí có màu lam vàsinh ra một tấm voan màu lam giữa núi và chúng ta. Lượng ánh sáng của khôngkhí phụ thuộc vào khoảng cách giữa chúng ta và núi. Khi một trong các dãy núinày tương đối gần, thì ánh sáng Mặt Trời bị nó phản chiếu đến mắt chúng ta dễdàng., và chúng ta thấy nó qua một bức voan màu lam tạo cho nó có màu xanhnhạt. Mọi khung cảnh ở xa bao giờ có vẻ như cũng được tô các sắc màu lam tinhtế đan xen hài hòa với nhau. Nhưng nếu núi ở đủ xa, và sự tán xạ xảy ra nhiềuhơn, điều này làm cho ánh sáng của nó bị tán xạ ra bên ngoài trục nhìn của chúngta, và chúng ta không còn nhìn thấy nó nữa. Ánh sáng cũa núi vì vậy được thaybởi ánh sáng của không khí. Điều này làm cho, ngay cả trong ngày trời quang, khikhông khí rất trong chúng ta cũng không thể phân biệt được những đường nét nổichìm của dãy núi khi ở ngoài một khoảng cách nào đó.Các dãy núi cũng có thể biến mất khỏi tầm nhìn của chúng ta khi Mặt trời nằm caotrên bầu trời. Khi đó, Mặt Trời phát động một lượng lớn ánh sáng vào không khí,làm giảm một lượng tương đương sự tương phản của các dãy núi và làm chochúng trở nên không thể nhìn thấy được. Nhưng nếu Mặt Trời xuống thấp trên bầutrời, thì ánh sáng của không khí dịu đi và các dãy núi lại xuất hiện trong tầm mắtcủa chúng ta. Đó cũng là hiện tượng xảy ra khi đứng trên bờ biển lúc hoàng hôn,chúng ta thấy một hòn đảo hay một bờ biển xuất hiện đột ngột ở phía xa trong khichúng ta không thể nhìn thấy được trong ngày do độ sáng quá mạnh của khôngkhí.III/ HOÀNG HÔN LỘNG LẪYTất cả chúng ta đều bị chinh phục bởi vẻ đẹp tuyệt vời của hoàng hơn, bởi mộtfestival các tông màu vàng, cam và đỏ chiếu sáng bầu trời ngay trước khi Mặt Trờilặn xuống dưới chân trời.Một lần nữa, chính sự tương tác của ánh sáng Mặt Trời ban ngày với các phân tửkhông khí và các hạt có trong khí quyển Trái Đất đã tạo ra cảnh tượng trang lễnày. Trên thực tế, màu của Mặt Trời được quyết định bời số các tương tác mà ánhsáng Mặt Trời phải chịu trênđường đi của nó trước khi đếnđược mắt người. Khi Mặt Trờihạ thấp xuống gần đường chântrời, đường đi của ánh sáng dàihơn, ánh sáng Mặt Trời tươngtác với nhiều phân tử khôngkhí và các hạt hơn trước khiđến được chúng ta, độ sáng của nó yếu hơn và màu sắc bị thay đổi. Một phần lớncác photon xanh lam bị tán xạ bắn ra ngoài chùm các tia Mặt Trời, điều này làmgiảm độ sáng của đĩa Mặt Trời. Khi ánh sáng xanh lam bị lấy mất ra khỏi ánh sángtrắng của Mặt Trời thì ánh sáng này chuyển sang màu vàng hoặc cam. Ngoài sựtán xạ ánh sáng lam bởi các phân tử không khí, các phân tử ozon có trong khíquyển cũng đóng góp vào màu đỏ rực của Mặt Trời bằng cách hấp thụ mạnh màulam và lục.Nhưng các phân tử không khí và ozon không phải là thủ phạm duy nhất của màuđỏ và màu cam rực rỡ. Các hạt rất nhỏ trong khí quyển sinh ra bởi hoạt động củacon người, như bụi và khói, hoặc các hạt tự nhiên như nước mưa trên Đại Dương,cũng đóng vai trò quan trọng. Thật vậy, các hạt cực kì nhỏ này, đường kính dưới100nm, cũng tán xạ ánh sáng xanh lam. Bằng cách lấy đi ánh sáng màu lam khỏiđường nhìn của chúng ta, chính các phân tử không khí và các hạt nhỏ đã là các tácnhân tạo ra các tia sáng đỏ rực mà tự nhiên ban tặng cho chúng ta. Vì số lượng cáchạt này thay đổi theo các ngày khác nhau và ở các vị trí khác nhau, nên không baogiờ có hai hoàng hôn giống hệt nhau.Các đám mây, tập hợp những giọt nước li ti, cũng tán xạ ánh sáng vào lúc mặt trờilặn. Chúng đóng góp vào cảnh tượng hoàng hôn bằng cách tô nên các màu vàng vàcam và tạo ra các hình thù vô cùng đa dạng, ngày tàn bỗng chốc được tôn lên bằngmột gam ánh sáng đỏ pha cam vô cùng rực rỡ. Hoàng hôn đẹp nhất khi có các dảimây lơ lửng ở chân trời, chúng sẽ trở nên không trong suốt, chặn hết ánh sáng MặtTrời, và làm cho cảnh tượng trở nên tối tăm.Các đợt phun trào núi lửa cũng có một ảnh hưởng nhất định đến cường độ của ánhhoàng hôn, đó là vì núi lửa đã đẩy hàng tấn tro bụi và các ion khí chứa lưu huỳnhvào khí quyển. Các hạt nặng nhất nhanh chóng rơi xuống, nhưng các hạt nhỏ mịnvẫn lo lửng trong không khí và được gió phát tán bay khắp địa cầu. Trong nhữnglúc Mặt Trời lặn, chúng đóng vai trò tán xạ ánh sáng và mang cho chúng ta nhữngcảnh hoàng hôn đẹp chưa từng thấy.Một hiện tượng nổi tiếng gắn liền với hoàng hôn và thường chứa đựng một chiềukích gần như hoang đường, thậm chí huyền bí trong trí tưởng tượng của nhân gianlà “lục quang tuyến”.Đêm không buông ngay lập tức khi Mặt Trời lặn xuống chân trời. Bầu trời tiếp tụcđược chiếu sáng thêm một lúc ngắn nữa: đó là ánh hoàng hôn, hay cảnh tranh sángtranh tối. Và khi đó nếu chúng ta hướng cái nhìn về phía chân trời phía Tây, hướngMặt Trời lặn, chúng ta có thể được ngắm một dải màu vàng nhạt pha cam vẫn cònvương vấn. Đó là cung hoàng hôn trải trên khoảng 900 từ Mặt Trời sang hai bên.Các màu càng tương phản hơn khi Mặt Trời càng hạ thấp xuống dưới đường chântrời và bầu trời trên cao càng tối. Ở giới hạn của dải màu vàng nhạt và bầu trờimàu lam, các màu lục – lam ngọc có thể xuất hiện, tạo ra một hỗn hợp các màu rấtđẹp. Đây chính là “lục quang tuyến”.Vì chiết suất phụ thuộc vào bước sóng, nên mỗi ánh sáng bị lệch hướng theo mộtgóc khác nhau tùy theo màu của nó, hiện tượng mà các nhà Vật Lí gọi là “ sự tánsắc”. Ở gần chân trời, sự tán sắc của khí quyển tạo ra các hình ảnh đối với mỗimàu tách khỏi đĩa Mặt Trời, chúng xê dịch nhẹ đối với nhau theo phương thẳngđứng. Vì các bước sóng ngắn bị khúc xạ nhiều nhất, nên trên bầu trời hình ảnh tímcủa mặt trời nằm hơi cao so với hình ảnh màu lam, hình ảnh màu lam lại cao hơnmột chút so với hình ảnh màu lục, và cứ như vậy cho tới hình ảnh màu đỏ. Vì sựdịch chuyển của mỗi màu là rất nhỏ so với đường kính của Mặt Trời, nên các hìnhảnh chồng chập lên nhau, ngoại trừ ở mức trên có màu tím và mép dưới màu đỏ.Những tia nắng cuối cùng trước khi Mặt Trời lặn xuống những đường chân trờiphải có màu của mép trên, nghĩa là màu tím. Nói cách khác, chúng ta phải quansát được một tia tím chứ không phải một tia lục. Vậy thì lí do gì mà chúng ta lạithấy tia màu xanh lục chứ không phải màu tím? Ở đây nguyên chính là sự hấp thụvà tán xạ. Các quá trình này đã lấy đi một số màu của ánh sáng Mặt Trời trênđường đi đến mắt chúng ta. Chẳng hạn, chính hơi nước trong khí quyển đã hấp thụánh sáng và lấy đi một phần lớn màu vàng và cam. Như chúng ta thấy, sự tán xạbởi các phân tử không khí và các hạt mịn lơ lửng trong khí quyển lấy đi màu xanhlam và màu tím của chúm sáng. Vì thế chỉ còn lại màu xanh lục ở mép trên và màuđỏ ở mép dưới. Khi tất cả biến mất dưới chân trời, ngoại trừ mép trên, chúng ta chỉcòn thấy một tia xanh lục. Vào những lúc hiếm hoi, khi không khí cực kì trong vàchỉ rất ít các hạt lơ lửng, màu xanh lam gần như không bị tán xạ và sẽ có một tiamàu lam chứ không phải màu lục đập vào mắt chúng ta. Thời gian tồn tại của lụcquang tuyến dài hay ngắn phụ thuộc phần lớn vào thời gian mà Mặt Trời phải mấtđể lặn xuống dưới đường chân trời. Đến lượt mình, thời gian này lại phụ thuộc vàogóc theo đó Mặt Trời đi xuống phía chân trời, và bản thân góc này lại phụ thuộcvào độ cao, nơi ta ngắm màn đêm buông xuống. Khoảng thời gian này rất ngắn ởxích đạo, ở đó Mặt Trời đi xuống vuông góc với đường chân trời.

Tài liệu liên quan

  • Hiện tượng khói xả có màu xanh- nguyên nhân và cách khắc phục Hiện tượng khói xả có màu xanh- nguyên nhân và cách khắc phục
    • 3
    • 589
    • 8
  • TÀI LIỆU GDBVMT VÀO CÁC  HĐNGLL Ở TH TÀI LIỆU GDBVMT VÀO CÁC HĐNGLL Ở TH
    • 21
    • 398
    • 0
  • Tài liệu Tại sao phải thay đổi? pdf Tài liệu Tại sao phải thay đổi? pdf
    • 4
    • 439
    • 0
  • Tài liệu Tại sao CMO cần các thước đo hiệu quả – cũng như CFO và COO pdf Tài liệu Tại sao CMO cần các thước đo hiệu quả – cũng như CFO và COO pdf
    • 6
    • 327
    • 0
  • Tài liệu TIN HỌC - THỰC HÀNH TẬP GÕ CÁC PHÍM Ở HÀNG CƠ SỞ doc Tài liệu TIN HỌC - THỰC HÀNH TẬP GÕ CÁC PHÍM Ở HÀNG CƠ SỞ doc
    • 6
    • 696
    • 4
  • Tài liệu Bai giảng các sơ đồ vô cơ docx Tài liệu Bai giảng các sơ đồ vô cơ docx
    • 23
    • 366
    • 0
  • Tài liệu Báo cáo Tài liệu Báo cáo " Các nhân tố vĩ mô quyết định lạm phát ở Việt Nam giai đoạn 2000-2010: Các bằng chứng và thảo luận" pptx
    • 58
    • 508
    • 0
  • CHẨN ĐOÁN VÀ KHỐNG CHẾ BỆNH TIÊU CHẢY Ở LỢN CON TRƯỚC CAI SỮA - Các báo cáo tại trại đối với các đàn ở phía Bắc – tháng 9/2006 CHẨN ĐOÁN VÀ KHỐNG CHẾ BỆNH TIÊU CHẢY Ở LỢN CON TRƯỚC CAI SỮA - Các báo cáo tại trại đối với các đàn ở phía Bắc – tháng 9/2006
    • 29
    • 851
    • 0
  • Tài liệu Tạo lối đi trong vườn với một màu xanh mướt potx Tài liệu Tạo lối đi trong vườn với một màu xanh mướt potx
    • 21
    • 329
    • 0
  • Tài liệu Lột xác cho căn bếp với màu xanh lam pptx Tài liệu Lột xác cho căn bếp với màu xanh lam pptx
    • 5
    • 272
    • 0

Tài liệu bạn tìm kiếm đã sẵn sàng tải về

(689 KB - 12 trang) - Tại sao ta thấy các núi ở xa có màu xanh lam?. Tải bản đầy đủ ngay ×

Từ khóa » Núi Màu Xanh Gì