Tại Sao Tết Trung Thu Lại Có Múa Lân? | Múa Sư Tử | Rằm Tháng Tám
Có thể bạn quan tâm
Tết trung thu, khắp đường làng, ngõ phố nhộn nhịp tiếng trống cùng những điệu múa Lân. Người Trung Hoa thường tổ chức múa rồng vào dịp Trung Thu, còn người Việt múa sư tử hay múa lân. Vậy tại sao Tết Trung thu lại có múa lân? Múa lân rằm tháng 8 có ý nghĩa gì về mặt tâm linh không?
- Tại sao Trung Thu là Tết đoàn viên?
- Tịnh Thất Bồng Lai lợi dụng để lừa đảo như thế nào?
- Tết Trung thu 2020 vào ngày nào? Nguồn gốc, ý nghĩa, sắm lễ, văn khấn
- Cúng cô hồn: Có nên giật cô hồn không?
- Xem tướng qua nụ cười: Đoán tính cách & số phận
Nguồn gốc của tục múa lân?
Phong tục múa lân bắt nguồn từ Trung Quốc. Hình ảnh con lân đã được người Trung Quốc thờ trong Thái Miếu ngay từ thời Khổng Tử và xếp vào bộ tứ linh là Long – Lân – Quy – Phụng.
Theo truyền thuyết của nước này, vào thuở khai thiên lập địa có một con thú ăn thịt người năm nào cũng đến rằm tháng Tám là xuất hiện, tác oai tác quái, làm cho dân làng hoảng sợ. Bỗng, ngày nọ có một nhà sư đến giúp dân trừ ác thú. Nhà sư cho một đệ tử bụng to, mặc bộ đồ đỏ rực, tay cầm chiếc quạt thần phất liên tục để xua ác thú và một số đệ tử khác thì gióng trống khua chiêng dồn dập, làm con ác thú khiếp đảm bỏ chạy.
Từ truyền thuyết đó, người Trung Quốc cải biên nhiều lần, cuối cùng đã biến con ác thú trở thành con lân, đệ tử bụng to trở thành ông địa và số đệ tử gióng trống khua chiêng trở thành những người đánh trống, đánh xập xèng trong một đội múa lân. Ngày rằm tháng Tám hãi hùng trong truyền thuyết trở thành ngày Tết Trung thu của trẻ em. Tết Trung thu kéo dài nhiều ngày vào thời điểm giữa tháng Tám âm lịch hàng năm và múa lân là hoạt động chính trong dịp tết này.
Dần dần, phong tục múa lân và Tết Trung thu phát triển sang nhiều nước khác. Kiểu múa cổ nhất là múa kỳ lân. Đầu kỳ lân có 3 dạng chính: miêu hình, hổ hình và hổ báo hình. Độ to nhỏ của đầu lân và mình lân tuỳ theo kích thước của người múa lân. Còn quy mô thiết kế, chất liệu, thẩm mỹ thì phụ thuộc vào khả năng tài chính của những người tổ chức.
Ý nghĩa của phong tục múa lân vào Tết trung thu
Múa lân trung thu không chỉ là phong tục, là ý nghĩa nghệ thuật mà còn là sự tranh tài giữa các đội lân với nhau. Tùy theo không gian rộng hẹp, các dịp lễ mà lân có những bài biểu diễn khác nhau. Người ta có thể kết hợp nhiều lân, rồng với nhau để tạo hình múa lân ấn tượng, bắt mắt.
Thường múa Lân sẽ được tổ chức vào đêm 14 và đêm 15. Đội múa Lân gồm có một người đội chiếc đầu lân và chỉ huy cả đội múa những điệu bộ của con vật này theo nhịp trống. Con Lân tượng trưng cho điềm lành vì vậy múa Lân đêm trung thu là ước mong cho những điềm lành đến với mọi nhà.
Nhiều gia đình đều đặn đến dịp Trung thu là rước lân vào nhà nhảy múa để “xua tà khí” và đêm đến những điều tốt lành. Cũng không ít người cho rằng, gọi lân vào múa cho vui cửa vui nhà và cũng là để “ủng hộ các cháu”, bởi cuối bài biểu diễn bao giờ cũng có động tác lân ngậm tiền thưởng của gia chủ.
Cách thức múa lân hiện nay
Xưa kia, lân chỉ múa trên mặt đất, ngày nay lân còn múa trên các giàn sắt cao với nhiều động tác cực kỳ ngoạn mục. Từ múa lân, nhiều nơi còn tạo dựng thành múa sư tử, múa rồng. Ở nước ta những năm gần đây, Hội thi múa lân trong dịp rằm tháng tám được tổ chức rất tưng bừng tại nhiều địa phương, cơ quan, đơn vị. Những con lân được trang trí rất đẹp mắt, nhảy múa theo kịch bản với sự luyện tập hết sức công phu khó nhọc.
Hiện nay người ta thường múa lân (miền Bắc gọi là múa sư tử) vào trước tết Trung Thu nhưng nhộn nhịp nhất là hai đêm 14 và 15. Múa sư tử thì khác múa lân, người múa núp kín thân mình trong bụng sư tử giả và sư tử thì không có sừng. Một tiết mục múa sư của người Hoa gồm 4 người: 2 người múa, 1 người đánh trống, 1 người cầm quả cầu. Trống trong múa sư được đánh theo nhịp khác với múa lân, người ta gọi nhịp trống trong múa sư là nhịp trống Bắc Kinh.
Trong quá trình biểu diễn múa lân, tiếng trống giữ vai trò chủ đạo. Khi lân múa: nhịp trống nhanh, lân quỳ: nhịp trống chậm lại, lân ngủ: nhịp trống thưa và nhẹ, lân thức dậy: nhịp trống rộn ràng, lân vượt chướng ngại hay ngoạm cờ, ngoạm tiền vào miệng: tiếng trống nhanh, mạnh, liên hồi… Ông địa có vai trò hết sức quan trọng và dễ gây ấn tượng với những động tác như địa chào, địa làm hề, địa dắt lân… Có những ông địa nói lời chào hay, khiến gia chủ rất vui. Chẳng hạn: “Nay lân vào đuổi tà ma/Cho cửa nhà lộc đỏ, cho trái hoa chín vàng/Chúc cho gia chủ bình an/Học hành đỗ đạt, mùa màng bội thu”.
Từ khóa » Sư Tử Rằm
-
Phong Tục Múa Lân - Rồng Rằm Tháng 8 Có Nguồn Gốc, ý Nghĩa Gì?
-
Múa Sư Tử đón Rằm Trung Thu 2020 ở Hà Nội - Giải Trí Nhỏ - YouTube
-
Múa Lân Sư Tử 2020 / Múa Lân Trung Thu / LSR Long Kun - YouTube
-
Múa Lân Sư Tử - LSR Khải Uy - YouTube
-
ĐẦU MÚA SƯ TỬ RƯỚC LỄ RẰM TRUNG THU - Lân Sư Rồng
-
MÚA SƯ TỬ TẾT TRUNG THU | Cửa Hàng Bán Trống Lân Và Đầu ...
-
Siêu Thị Từ Sơn - Múa Lân Sư Tử - Đêm Rằm Trung Thu - Facebook
-
Tết Trung Thu Tản Mạn Về Múa Lân - Sư - Rồng - Tuổi Trẻ Và Pháp Luật
-
Độc đáo Với Màn Múa Sư Tử Thổi Lửa ở Vùng Ngoại Thành Hà Nội
-
Nguồn Gốc Và ý Nghĩa Của Tục Múa Lân Trong Mùa Trung Thu
-
Múa Sư Tử 0373880888
-
Tết Trung Thu ở Việt Nam: Nguồn Gốc, Phong Tục Và ý Nghĩa
-
Đám Múa Sư Tử PNG - Pngtree