Tại Sao Thường Thủng Săm Bánh Xe Sau? - Câu Hỏi Hay
Có thể bạn quan tâm
Tôi để ý thấy dù là xe máy hay xe đạp, nhưng khi bị thủng săm thì thường là ở các bánh xe sau. Có quy luật vật lý nào không?
Tại sao bánh xe có hình tròn? / Chu kỳ của bánh xe đạp
Xe máy hay xe đạp thường thủng bánh sau theo tôi là:Khi xe đi trên đường nếu gặp đinh (hay vật tương tự) thì vật đó lúc đầu sẽ nằm yên (tức nằm ngang). Khi bánh trước xe lăn qua, do tác động sẽ làm vật dựng lên (hơn nghiêng). Sau đó vật chưa kịp nằm xuống đường thì bánh sau chạy tới và đinh sẽ cắm vào. Đó là nguyên nhân. - (Nguyen Viet Cau)
Đinh thường nằm ngang dưới mặt đường, bánh trước cán qua sẽ ko sao nhưng nó thường làm cây đinh dựng đứng dậy, bánh sau trờ tới và bị đâm thủng. - (Dương Nguyễn)
Bánh trước dựng đinh lên - Bánh sau chỉ việc nhặt. - (Quang Minh)
Thực sự là cả hai bánh xe đều "đạp" đinh hay các vật sắt nhọn. Nhưng các bạn để ý xem, cây đinh trên đường đâu có để đứng. Dù có "đạp" phải cũng đâu có hề gì! Nguyên nhân là do bánh xe trước "đạp" và làm nảy cây đinh lên và lúc này bánh xe sau chạy tới. Và không phải cứ hễ "đạp" đinh là thủng đâu mà tuỳ thuộc vào hình dạng của đinh hay các vật sắt nhọn khác nhau. Khi nảy lên xác suất nằm thẳng đứng cao thì xác suất thủng càng cao. - (Truc Nguyen)
Tôi nghĩ có 3 lý do chính:1. Diện tích tiếp xúc mặt đường của bánh sau lớn hơn nên khả năng cán phải đinh lớn hơn.2. Bánh sau chịu lực lớn hơn bánh trước do trọng lực xe chủ yếu dồn ở bánh sau.3. Bánh sau là bánh chủ động, ma sát với mặt đường lớn hơn nên lực tác động với đinh sẽ lớn hơn.Một số bạn bảo rằng do bánh trước làm nảy đinh lên tôi nghĩ là ko hợp lý lắm, vì khả năng đinh nảy lên đúng ngay vị trí bánh sau là khá nhỏ, chỉ hú họa thôi. Một nguyên nhân khác các bạn nêu rằng do bánh trước nên chúng ta tránh được cũng ko chính xác lắm vì thực tế ta chỉ để ý được vật thể lớn như cục đá để tránh, trong khi đó đinh bé tí, có ai mà để ý được. - (Hùng)
Vì lốp sau phải chịu sức nặng nhiều khiến nó bị xịt hơi nhanh và nhiều hơn lốp trước , mà theo quy luật thì lốp non thì sẽ dễ dính đinh hơn lốp căng ! - (TKG)
Thứ 1 thì bánh trước là bánh lái nên dù sao lúc lái con người sẽ có xu hướng tránh được những vận "nhọn" dễ hơn so với bánh sau.Thứ 2 thì bánh sau đỡ phần lớn trọng lượng của xe nên chịu áp lực cao hơn nên nguy cơ bị đâm thủng cũng cao hơn. - (unregister)
vì, đa số phương tiện đều dẫn động bằng bánh sau - (tranthuyvu58)
Bánh trước làm nảy cây đinh lên, bánh sau chỉ việc cán vào thôi - (xe đạp)
bánh sau tải trọng lớn hơn. - (sơn)
bình thường đinh nằm trên mặt đường nên bánh trước cán qua không sao.nhưng khi bánh trước cán qua đinh sẽ không còn nằm yên như vậy nửa.có thể bắn ra cho khác,có thể bị đứng lên nhưng không thẳng bị nghiêng bên này, nghiêng bên kia nhưng bánh sau cán qua không sao, chỉ có trường hợp bánh trước cán qua,đinh bị dựng thẳng lên lúc đó bánh sau cán qua mới bị đâm thủng thui.(khi chạy xe thường thì bánh sau và bánh trước sẽ thẳng hàng) - (missu)
Xe bị thủng săm thường do cán phải đinh. Bánh trước ít chịu lực (nhẹ) hơn bánh sau nên khó "ăn đinh hơn. - (Châu Nguyễn)
Vậy mình thiết kế xe 3 bánh đi các bạn sẽ không sợ thủng bánh xe vì 3 bánh chạy riêng biệt nên có dựng cây đinh lên cũng không sao. - (Van Thoi)
Trước là chữ có vần T tức là TRÁNH . Sau là chữ có vần S tức là SÌ...SÌ....SÌ........Vậy bánh sau phải xẹp trước thôi. - (Tam)
sự thật thì hai bánh có sác xuất bị thủng là 50/50 nhưng mọi người bị cuốn theo câu hỏi của bạn nên giải thích vì sao bánh sau hay bị thủng mà thôi - (chúc)
theo mình đoán thì do bánh sau hay bị thủng hơn là do bánh sau xe máy hay xe đạp đều là bánh chuyền lực chủ động lên lực quay bánh sau mạnh hơn khi gặp đinh nó sẽ quấn theo mạnh hơn và bị cắm còn bánh trước chỉ là bánh làm nhiệm vụ dẫn hướng không chịu lực quay chuyển động của chân hay động cơ lên sẽ ít bị hơn chứ k phải là k bao giờ bị - (tuyến nguyễn)
theo mình thì đi hỏi mấy ông đinh tặc chắc mấy ổng biết nguyên lý.! - (dong)
theo tôi , ông Trời thấy nếu xẹp bánh trước thì ngã đau lắm, nên chỉ cho xẹp bánh sau thôi ! - (travana)
Vì đa số bánh sau tải trọng cho cả xe - (Lam)
Theo như mình để ý thì thấy như sau:Bánh trước đè qua chiếc đinh nằm trên đường theo lực đẩy của mặt đường nó nẩy lên sau khi bánh trước lăn qua. vô hình chung chiếc đinh đang ở trạng thái nằm ngang lại được dựng đứng lên. Vừa lúc đó bánh xe phía sau lại đi đến lúc này chiếc đinh đang ở vị trí thẳng đứng nó đâm vào lốp xe và gây thủng xăm.Còn bánh trước bị thủng thì chắc chắn là chiếc đinh đang nằm vở vị trí hướng thẳng lên trên chứ không nằm ngang trên mặt đường .Sở dĩ hội dải đinh ở đường cắt những miếng thép hình thoi vứt trên đường tưởng chừng vô hại nếu ta đi xe chậm chậm qua nó nhưng khi đi nhanh nó sẽ nẩy lên và điều gì xảy ra thì các bạn đã biết.Đấy là ý kiến của mình ! - (Cù Đức Mạnh)
đi mà hỏi cái đinh ấy. - (vn)
Vì bánh sau thường hay chở con gái, mà cây đinh thì ghét nhất là con gái, nó chích con gái nhưng cái bánh xe đã chịu thay rồi - (hai au)
Bánh xe sau thường chịu tải trọng lớn hơn bánh trước, vì thế diện tích tiếp xúc của lốp sau lên mặt đường lớn hơn (lốp xe dẹt ra), dẫn đến khả năng cán phải đinh, đá...vv lớn hơn. - (BSBS)
phải dựng lên mới cắm được. - (Sơn)
Nếu bánh trước làm đinh nảy lên để bánh sau đi vào bị thủng thì em khuyến cáo mọi người nên đi xe theo kiểu đánh võng để hạn chế bị găm đinh - (thang)
Đơn giản đó là điều kỳ diệu của tạo hóa. - (Nguyen Duy Vinh)
Tôi biết rằng một số bạn trả lời đúng về việc tại sao bánh sau cán đinh nhiều hơn là vì bánh trước sẽ làm nảy cây đinh lên mà một số bạn kiến thức ít vẫn cứ cải lung tung.Đã nói tỷ lệ bánh sau cán nhiều hơn chứ không nói là bánh trước hoàn toàn không cán.Tôi đã từng hỏi nhiều người vá xe và họ sẽ chỉ ra nhiều điều mà không phải bạn đi học nhiều hơn sẽ giỏi hơn người ít học. Bạn có nghiên cứu các loại đinh để rải không? Không!. Chính xác những kẻ rải đinh thường ít học mà vẫn làm tốt điều đó, vì họ rải đinh có mục đích nên tự tiếp thu tốt việc cây đinh nó sẽ như thế nào là tốt nhất.1. Đinh trònLoại này giờ rất ít dùng vì lý do: khó ăn đinh, phải bẻ hình dạng mất công, tỷ lệ vào 2 bánh là như nhau nên nguy hiểm do bánh trước cáng đinh nguy hiểm hơn bánh sau (dễ chết người). Đinh này vào lốp không xẹp hết ngay nhất là xe bánh không ruột, do đó chỉ thích hợp cả tuyến đường chỉ mình mình vá xe, không thì cán đinh của mình người ra chạy tới chổ khác mới vá hoặc phải rải rất xa để rải mà không biết khi nào tới đúng chổ mình mới vá!2. Miếng tam giác.Loại này giờ dùng nhiều, đây mới thật sự là ác thú, nó không chừa một xe nào kể cả xe 4 bánh.Miếng tam giác cho hiệu quả rất cao, bánh trước chạy ngang tạo ra một áp suất mất không khí sau khi qua do đó nó sẽ không nảy lên mà sẽ dựng lên, phần nhọn sẽ chỉa ngay lên trời do nguyên lý tam giác dựng lên luôn trì phần cạnh xuống dưới, kết quả sẽ có 1 cái chông cho bánh sau nhanh chóng chạy qua.Tại sao miếng tam giác này là sát thủ? Nó sẽ nhanh chóng chạy thẳng vào vỏ và xé sớ vỏ thành một đường ngang, dù có là vỏ không ruột cũng không chịu nổi quá 2 phút. Nếu là vỏ có ruột thì bên trong ruột sẽ nát nhầy và sẽ không có cơ hội vá, chỉ thay mà thôi.Do lệ nhanh chóng xẹp nên cứ ngồi đâu rải gần cách khoảng 100m đổ lại là ăn chắc, có điều miếng tam giác này dễ gây chết người vì xẹp quá nhanh.Còn bạn hỏi tôi miếng tam giác bao nhiêu là vừa thi phải đi hỏi mấy sư phụ rải đinh. kích thước, chất liệu, trọng lượng của miếng tam giác là do thời gian tích lũy kinh nghiệm mà có.PS: Tôi có 1 cách rất hiệu quả giải quyết nạn rải đinh tam giác và hiện nay có rất nhiều người chuyên đi đường xa dùng là gắn thêm 1 miếng đuôi cá bằng nhựa dẻo (dạng giống miếng che bánh xe hơi), làm vừa phải phù hợp cho từng loại xe. Khi gắn vào dưới lốc máy cách bánh sau một đoạn là 4-5cm, độ cao cách mặt đường là 1cm (để khỏi gây bụi khi nó quét xuống mặt đường). Khi bánh trước kéo miếng thép tam giác lên, bánh sau trời tới sẽ có miếng đuôi cá ngay lập tức ép (do sức gió) nó nằm xuống và hướng theo chiều bánh nên hoàn toàn tránh được.Thân. - (Huy Duong Ba)
Đơn giản thôi, khí chiếc đinh hay một vật sắt nằm sát dưới mặt đường, bánh xe trước cán ngang qua sẽ "hít" chiếc đinh bật dậy tạo thế cho bánh xe sau lướt tới cán vào cho nên thường hay thủng xăm của bánh xe sau là thế - (hoang sung anh)
Đơn giản thôi, khi bánh trước chèn qua đầu sau thanh sét hoặc đinh sẻ bật dậy cũng vừa lúc bánh sau cán tới, và kết quả là....... Chứ khi cây đinh nằm bẹt sát đất thì không thể nào xuyên thủng được! - (Đoan)
Theo tui là do bánh trước cán lên vật nhọn: đinh, sắt...làm cho vật nhọn bật lên, lúc đó bánh sau vừa trờ tới là bị đâm thủng. - (HD)
Vì đa số các vật sắt nhọn trên đường đều ở vị trí nằm, khi bánh xe trước cán lên đúng vị thế làm vật đứng lên liền lúc đó bánh sau trường tới thế thì thủng thôi. - (Tuấn Tài)
bánh xe trước khi cán phải đinh hoặc các vật gây hại khác, với lực quán tính vật đó sẽ dịch chuyển,có khi dựng lên mà xe thường chạy theo đường thẳng nên bánh sau hay cán phải. - (suaxe)
TẠI THẤY ĐINH MÀ KHÔNG CHỊU NÉ NÊN MỚI BỊ CÁN ĐẤY THÔI.HIHI - (TTKH)
vì bánh xe sau chịu tải nặng hơn và sức miết của động cơ lên bánh sau, khi xe chạy bánh sau miết xuống đường(bám,miết xuống đường gặp đinh sẽ miết vào đinh) thường thường bị thủng cũng do xe non hơi, dễ ăn đinh... - (hai nguyen)
Sao bạn biết chắc chắn bánh sau bị thủng nhiều hơn? Đã có ai làm thống kê chưa, nếu chỉ là kinh nghiệm cá nhân thì chưa chắc đã đúng. - (Minh)
chưa có nghiên cứu nào thống kê là bánh sau thủng nhiều hơn.kết quả là hên xui - (jonh)
Thật ra kết luận của bạn đã được kiểm tra một cách chính xác chưa hay chỉ do cảm tính? - (nna)
Đúng rồi "cái gì" cũng phải dựng lên mới "cắm" được. nghĩa là bánh trước làm dựng đinh bánh sau bị đinh cắm. - (Hoàng Long)
cây đinh đang nằm im trên mặt đường, bánh trước đè ngang qua làm cây đinh ngỏng lên, bánh sau chạy đến thế là .... buuma - (hung)
Tại vì bánh xe phía sau chịu lực nặng hơn bánh xe trước. - (Son)
Tất nhiên là có rồi. Bạn có để ý đến thiết kế ma sát ở hai lốp ko? Lốp sau thường to hơn lốp trước nên bề mặt tiếp xúc với mặt đường cao hơn nên tỉ lệ bị thủng cao hơn. Thứ 2 theo thiết kế thì vì lốp trước là lốp lái nên người ta ko để trọng lực rơi vào lốp trước. Vì thế lốp sau chịu lực lớn hơn rất nhiều. Nếu lực đè nén nhiều hơn, lớn hơn thì tỉ lệ bị thủng sẽ nhiều hơn. Vậy thôi. - (Duy Dao Thuan)
là vầy, khi bạn chạy xe gặp phải vật nhọn như đinh chẳng hạn, khi đó cây đinh đang nằm dĩ nhiên là bánh trước chỉ cán qua mà đinh khó có thể đâm vào bánh trước được, nhưng vô tình lại hất cây đinh đó (xác xuất nhỏ) vào đường lăn bánh của bánh sau, dĩ nhiên bánh trước phải hất nhiều lần đinh như vậy thì xui xui bánh sau nó mới dính một lần. vậy đó bạn àh . còn bánh trước mà đạp đinh hầu hết là do vật nhọn đã chĩa thẳng lên nên bánh trước không thoát được. - (Hoàng Đạo)
tại vì nếu cây đinh hay vật nhọn nằm yên thì sẽ không có gì sảy ra, khi bánh xe trước cán qua cây đinh sẻ làm cây đinh bật lên và bánh xe sau chay tới cán, nếu vào đúng thế sẽ làm thủng săm phia sau - (luonghoangnguyen10981)
Vì các lý do sau:1. Người lái có xu hướng tránh vật lạ cho bánh trước vì quan sát phía trước2. Bánh sau tải nặng hơn.3. Bánh sau chiều rộng thường to hơn, xác suất tiếp xúc vật nhọn cao hơn4. Gai bánh trước chủ yếu là thẳng để tránh trượt ngang, trong khi bánh sau gai tạo ma sát tịnh tiến nên phức tạp và dể giử vật nhọn hơn.Mong là bạn có câu trả lời như ý - (babilon20)
chẳng có lý do nào mà bánh sau lại hay thủng! Hên xui thôi! - (Chi Feo)
Vì cái bánh trước nó đi trước, nó nhìn thấy đinh nên nó né, bánh sau bị bánh trước che tầm nhìn nên ko thấy và dính. - (vietanhvu)
hên xui thôi - (cáo tộc)
vì nó không dính vào bánh trước nên bánh sau mới bị thủng. - (phan ngoc ien)
Có 2 trường chính gây ra thủng xăm:1. Đó là dính đinh, trường hợp thường thấy khi di chuyển bằng xe máy. Khi đinh chuyển, bánh trước quay rất nhanh, lực ma sát giữa bánh và đường kẹp giữa là cái đinh sẽ khiến cái đinh bắn lên găm vào bánh sau ( khi hoạt động trên đường bánh xe khá là nóng và dễ đâm xuyên hơn ). Nếu bạn hay đi đường trường, xe thấy ngay, nếu đi sau xe tải sẽ có rất nhiều đá dăm bay lên bắn vào mặt với lực rất mạnh.2. Do lốp sau phải chịu lực nặng hơn lốp trước, nên chỉ cần lốp quá mòn, hoặc nứt lốp cũng có thể gây thủng săm khi va phải các vật nhỏ ( như đá dăm, thủy tinh.... ). - (anhthu)
Đầu xe luôn luôn có tính hướng lên khi chạy, vì vậy khi chạy mặt lốp trước sẽ ma sát với đường rất ít, vì vậy khi cả hai bánh cùng lèn qua đinh thì bánh sau sẽ chịu lực đè của xe và khả năng dính đinh sẽ cao hơn rất nhiều so với bánh trước - (hieu nguyen nhan)
Đơn giản thôi, vì nếu bánh trước bị thủng thì bánh sau làm gì còn cơ hội thủng nữa. - (dkd)
thật sự là do mình cầm lái nên chủ yếu điều khiển bánh trước, ít nhiều là nhìn đc ngoại vật ở phía trước nên né tránh ( tuy ko phải nhìn đc 100%, nhưng cũng giảm đáng kể tỉ lệ bánh trước cán ngoại vật ). Nhưng bánh sau thì chỉ chạy theo lối kéo của 1/2 thân trước, đôi khi nhìn đc ngoại vật ở phía trước né đc bánh trước mà ko bít bánh sau bị dính ... - (DaiTin)
mắt của các bạn sáng ghê đi trên đường thấy đinh mà né, mà theo quán tính khi các bạn né bánh trước thì bánh sau cũng đổi hướng lám sao mà cán đinh được. - (minhhhuy)
La vi banh sau khong phai la banh truoc. - (Van)
xác xuất bánh trước hay bánh sau cán trúng đinh là như nhau. Tuy nhiên bánh sau luôn phải chịu trong tải lớn hơn nên khi bị cán đinh dễ bị lũng hơn. Còn ở các xe bốn bánh thì như nhau. - (giaduc_computer)
cứ rải đinh ra, chạy thực nghiệm là biết liền - (khanh)
Tại vì cái đinh nó thích thế ! - (Củ chuối xào ếch)
Bánh sau ổn định hơn bánh trước, nên khi cán vào đinh thì đinh nằm yên nên bánh sau bị lủng. Bánh trước là bánh lái nên nó thường xuyên không ổn định ,nó dao động nhiều hơn hẳn bánh sau vì vậy khi gặp đinh hay chướng ngại bánh xe lắc qua lắc lại sẽ đẩy đinh ra vị trí khác bánh xe không cán lên đinh nên không bị lủng các bạn ạ. - (Phạm Văn Tài)
theo tôi ngắn gọn là: về xác suất thống kê, cả 2 bánh có khả năng bị đinh ngang nhau khi đi trên đường, Nếu 2 bánh cùng gặp đinh thì bánh sau đinh sẽ dễ gim vào hơn vì lực chịu tải ở bánh sau nhiều hơn. Nếu trong cùng 1 vị trí là mũi đinh chổng lên trời. Bánh trước có thể cán qua đinh nhưng chưa chắc đinh đã gim vào được. - (Nga Ninh)
vì người ta làm bánh trước tốt hơn bánh sau mà - (thinh)
tại vì người ngồi sau nặng quá nên nó hay bị bể lốp...trường hợp hk có người ngồi sau mà bạn bị bể lốp thì cái đó do bạn xui thôi. - (pham thị hoa)
Tất nhiên là khi lốp xe bị thủng sẽ có nhiều nguyên nhân, nguyên nhân có xác suất cao nhất là bị dính đinh. Đối với trường hợp dính đinh, xác suất do bạn Quang Minh đưa ra ở trên là cao nhất: bánh trước tác động vào cây đinh làm đinh nẩy, bánh sau cán qua và bị dính đinh, lốp càng mòn càng hay bị thủng. Với hầu hết các loại xe con, lốp chịu tải cao là lốp trước chứ không phải lốp sau đâu nhé, vì lốp trước nằm ngay dưới động cơ máy và quãng đường lốp trước phải chạy cũng lớn hơn lốp sau do mở vòng cua lớn hơn. Do vậy khi lốp đã mồn, người ta lại phải đảo lốp trước (xe con) ra lốp sau, lốp mòn lại càng dễ dính đinh - (Do Kha)
đinh nằm ở trên đường khi xe chạy qua bánh trước cán lên đinh nhưng không thủng theo tự nhiên đinh sẽ bật lên và bánh sau trờ tới đúng lúc sẽ đâm thủng vỏ .nếu mình chạy xe vận tốc < 30km / giờ thì khi bánh sau vừa tới thì đinh đã nằm xuống rồi bánh sau sẽ cán qua đinh nhưng không thủng vỏ xe - (Vu van Thu)
Đi không để ý nên đằn phải vật sắc nhọn thì thủng - (dũng NA)
đi hỏi đinh tặc vì sao bẻ cong đinh 90 độ. - (ngoquantuong)
Khi ta lái ô tô chạy sau gần chiếc xe trước, khi mặt đường có đá nhỏ, có thể bánh xe sau của xe trước hất văng viên đá vào làm bể kính xe ta chạy sau hoặc một nơi nào đó của mặt trước xe. Lực bắn của vỏ xe trước rất mạnh nên có thể đưa cây đinh vào vỏ xe sau. - (tam huynh)
vì bánh trước có 2 mắt(2xi nhan) nhìn về phía trước còn bánh sau nhìn về đâu bạn tự suy nghĩ tiếp. - (tungtusi)
Thực tế thì bánh trước cầm đinh ném vào bánh sau , mà bánh sau không né được nên ôm trọn. Theo chiều quay của bánh trước khi di chuyển sẽ hất tất cả những thứ nhỏ trên mặt đất về phía sau giống như ta đi sau xe người khác khi trời mưa sẽ bị nước hất vào mặt vậy. - (zin)
Lý do chính là đa phần các xe đều dính đinh do đinh tặc rải, bạn nào muốn tìm hiểu thì bữa nào cứ đi chậm châm để ý là sẽ thấy 1 miếng nhôm ( hay thép gì đó) gỉ hình vuông nằm trên đường, miếng đó được bọn đinh tặc chế nên có một phần bị bẻ cong lên một chút. Bánh trước đi trên đường thường nếu xui cán phải đinh này thì sẽ khiến miếng thép gỉ này dựng lên, bánh sau cứ thế mà cán thôi. Còn xác xuất dính đinh kiểu bulong, đinh dài thường rất thấp.. - (Lê Duy)
đơn giản là đính nó cứng hơn cái vỏ bánh xe, và bành xe sau chịu tải nhìu hơn bánh trước, và theo định luật tiếp xúc thì lực sẽ lớn khi diện tích tiếp xúc nhỏ ==> bùm 1 phát thay cái ruột xe - (lele bird)
Do cấu tạo của xe đạp và xe máy thì bánh sau chịu tải trọng lớn hơn bánh trước. Và khi gặp các vật cứng như thép, đinh thì bánh sau có lực đâm xuyên lớn hơn nên dễ thủng xăm hơn. - (KhacVietqt)
Vi lop truoc lai tranh duoc cac vat ban , con lop sau thi thu dong hon - (vietthangnguyen11)
Mình quan sát thấy xe hay thủng xăm bánh trước- có ai giải đáp giúp với - (Ngô Hải Long)
Quy luật..." sướng trước khổ sau " cho nên bánh trước ko bị xì, bánh sau chịu khổ kakaa - (Nguyen Duy)
tôi thấy các bạn hiểu không đúng, vì bánh truớc và bánh sau đều có thể bị đinh đâm thủng như nhau, nhưng bánh sau hay bị thủng hơn là vì bánh sau là bánh nhận động lực từ động cơ máy của xe máy, hoặc lực đạp của người đạp,chính vì vậy bánh sau phải chụi trọng tải của xe nhiều hơn bánh trước vừa luôn phải quay để đẩy xe chuyên động về phía trước,còn bánh trước chỉ đơn thuần là dẫn hướng cho xe chạy.khi gặp đinh trên mặt đường bánh sau luôn guồng quay sẽ bị vả vào đinh và bị đinh cắm vào.còn nếu ta đảo ngược lại thiết kế,thí dụ: gắn động cơ truyền lực về bánh trước thì bánh trước sẽ lại bị tỉ lệ găm đinh cao hơn bánh sau.các bạn suy nghĩ xem yếu tố bị thủng chính là do bánh nào nhận lực... - (vudinhtrong)
Đon gian vi banh sau miet len mat duong de day xe di - (cuongtan)
Bởi bánh trước gảy đinh ( vật nhọn )đứng lên bánh sau đi tới cán lên - (hoangxuanchau)
Lốp sau thường chịu áp lực lớn hơn lốp trước rất nhiều, nên khi va chạm với vật lạ trên đường nó tạo ra độ phá hủy rất mạnhhơn nữa bánh đàng trước bạn cầm tay lái thì khả năng va chạm ít hơn là bánh đàng sau khó kiểm soát hơn. - (Anh Tuấn)
Do bánh sau phải chịu nhiều lực nhất và khi chạy trên đường nếu gặp đinh thì bánh trước chỉ cán qua thôi, sau đó đinh nẩy lên và bánh sau ăn hết he he, đó là lý do bánh sau hay bị ăn đinh, còn bánh trước đi mấy năm cũng chả bị gì hết. - (Dũng)
Khi xe đang chuyển động với 1 vận tốc tương đối thì bánh trước của xe sẽ cán lên đinh hoặc vật nhọn làm cho chúng nẩy lên theo 1 góc bất kì . Vô tình bánh sau xe vừa tới nên cân trúng thôi !! Vì thế nên đinh hoặc vật nhọn thẳng thường bị dính ở bánh sau hơn là bánh trước - (Anh phùng)
Trọng lượng của người và xe dồn lên bánh sau nhiều hơn. Do đó, áp lực của bánh xe sau xuống mặt đường nhiều hơn dẫn đến bánh và săm phía sau dễ hỏng hơn và dễ bị vật sắc nhọn đâm thủng hơn. - (V.Vũ)
Theo tôi, vì bánh sau là bánh chịu tải vì thế khi gặp vật nhọn rất dễ bị đâm thủng. - (Văn Thắng)
Theo mình thì do bánh trước cán vào vật nhọn làm vật nhọn nảy lên, chưa kịp xuống thì bánh sau tới rồi. Và một phần bánh sau chịu lực nhiều hơn ^^ - (Hiếu)
Có 2 lý do theo mình làThứ nhất: Thiết kế bánh xe sau bao giờ cũng chịu tải nhiều hơn>> áp lực bánh lớn hơn, nhanh mòn lốp,Thứ 2: Khi xe chạy trên đường bánh trước cán vào vật nhọn( đinh, ...) sẽ làm cho vật nhọn này bật lên đúng lúc đó lốp sau đè lên vật nhọn gây ra thủng lốp sau.Bạn nào có ý kiến thì gợi ý thêm nhé. - (HuyCuong)
bánh sau tải nặng, ma sát lớn, chuyển động chủ động ma sát với bề mặt nên dễ thủng hơn, theo mình nghĩ là vậy. - (anh tuan)
Đơn giản thôi. Khi bánh xe trước cán qua cây đinh thì nó đâu có đâm vô vỏ xe liền mà nó sẽ bật lên. Tíc tắc sau đó bánh sau trờ tới thì nó đâm. Chuyên gia vỏ xe họ giải thích cho tôi biết vậy đó bạn. - (Minh Chau)
Theo mình quy luật hết sức đơn giản!Trọng lượng dành phần lớn lên bánh sau (vì thế lốp sau thường mòn nhanh hơn lốp trước)Nên việc thủng săm hay ở bánh sau vì khi đi qua đinh, vật nhọn bánh sau sẽ chịu tổn thương nhiều hơn bánh trước. Và còn một nguyên nhân nữa là lốp bánh sau mòn hơn bánh trước nên dễ bị thủng hơn! - (Anh Nhật)
Theo tôi có thể có 2 lý do: (i) bánh sau chịu tải trọng lớn hơn và (ii) nếu gặp đinh, vật nhọn (nằm), bánh trước đi sẽ có thể làm đinh hay vật nhọn đó đứng thẳng và đâm vào bánh sau. - (Trinh)
Thông thường các vật nhọn thường có hình trụ dài và khi nằm trên đường luôn song song với mặt đường. Khi bánh trước cán lên thì vật nhọn không đâm vào bánh xe mà chỉ làm nó nẩy lên, khi đó bánh sau vừa đến sẽ cán phải. Đa số các trường hợp đều xảy ra như thế trừ việc rải đinh hình chử Z thì bánh nào cũng chết. Đó là sự hiểu biết của mình thôi. - (tran tien)
trọng lượng của bạn luôn đặt xuống bánh sau nhiều hơn bánh trước nên khi gặp vật nhọn thì sẽ dễ bị thủng hơn, tuy nhiên bánh trước cũng có thể bị ... - (Jackie)
Thường thì các vật nhọn thường nằm dưới mặt đất, khi xe đi qua, bánh trước chạm vào và vật nhọn đứng lên, khi bánh sau đi qua thì bị đâm vào, vì tốc độ nhanh nên vật nhọn chưa kịp nằm xuống. - (anh_cua_rieng_em)
Vì tải trọng bánh sau lớn hơn nên khi gặp vật nhọn thì bánh sau nguy cơ bị đâm thủng cao hơn - (nguyen van Thanh)
Bánh xe sau là bánh chịu tải thì xác suất dễ bị nhiều hơn là đúng thôi! - (Nguyễn Xuân Thanh)
thường thì khi chạy, bánh trước sẽ cán qua cây đinh khi cây đinh đang nằm, làm cây đinh dựng lên và bánh sau sẽ cán lên khi cây đinh đang đứng. - (Tran Hieu)
Việc thủng săm xe phụ thuộc vào hai yếu tố sau đây:1- Độ mỏng của bánh xe, bạn để ý rằng khi bánh xe càng mòn thì càng dễ thủng2- Áp lực của bánh xe xuống mặt đường.Thường thì bánh xe sau luôn gây một áp lực lớn hơn so với bánh xe trước xuống mặt đường. chính vì vậy khi trên đường có đinh thì bánh sau dễ bị thủng hơn bánh trước rất nhiều. Giả sử bạn chế tạo 1 cái xe có phần đều nặng hơn phần đuôi thì tôi cũng dám chắc rằng bánh trước sẽ liên tục bị thủng săm.Thêm 1 yếu tố nữa: khi bánh xe non hơi thì dễ thủng hơn vì bánh mềm hơn và tiết diện tiếp xúc với dị vật (đinh, mảnh kim loại) lớn hơn. - (phamthachanh)
Thứ nhất áp lực xe tập trung gần như toàn bộ vào bánh sau nên bánh trước trở nên nhẹ nhàng hơn khi lái. thứ 2 động lực đẩy của xe thường là từ bánh sau khi được lực truyền chuyển động từ người hay động cơ lên bánh sau nên lốp xe chịu thêm gấp đôi và hơn thế những áp lực so với bánh trước. - (Đỗ quang trung)
Khi gặp đinh thì thường bánh trước cán đinh trước, nhưng do đinh nằm ngang nên ko việc gì, sau khi qua bánh trc thì đinh sẽ bật lên nên khi bánh sau đi qua sẽ găm phải đinh, đó là lý do thường bị thủng săm ở bánh sau. - (Phương)
Thông thường khi bánh trước cán ngang qua vật nhọn hoặc đinh thì vật nhọn sẽ bật lên, và bánh sau sẽ cán lên. Cách đây lâu rồi, tôi có đọc một bài báo nói về thiết bị hút đinh gắn trên xe máy của mấy em sinh viên, và có nghiên cứu về vấn đề này để đặt thiết bị cho hợp lý. - (Hải)
Theo mình nghĩ thứ nhất bánh trước là bánh dẫn hướng, chịu lực ít hơn bánh sau là bánh tải, bánh nào chịu lực nhiều hơn sẽ nhanh mòn hơn và dễ bị thủng săm hơn (ăn nhiều đá dăm và mấy vật thể lạ nhỏ nhỏ như cọng kẽm, thiếc ...) , và thường khi cán đinh thì cây đinh sẽ bật lên do bánh trước cán lên, sau đó bánh sau cán tới thì bánh sau thủng - (Khánh Duy)
Mình có 2 yếu tố:1. Sức nặng dồn ở bánh sau nên mau mòn và dễ thủng sâu vỏ sau hơn. (Thường thay 2 vỏ sau mới thay 1 vỏ trước).2. Ngoài ra khi chạy, đinh hay vật nhọn đang "nằm im", bánh trước cán qua làm bật dậy...bánh sau chạy tới phập vào. - (Biker)
có thể là trọng lực tác động vào bánh sau nhiều hơn khi ta ngồi trên xe. - (Việt Tiệp)
Bánh trước dựng đinh lên đâm vào bánh sau chứ chẳng có quy luật vật lý gì cả - (Hoàng dũng)
90% trường hợp thủng xăm do vật nhọn là ở bánh sau. Đinh thường ở trên đường trạng thái nằm, bánh xe trước có cán thì củng chẳng sao. Tuy nhiên, sau khi bánh trước cán đinh thì đinh lại văng lên và bánh sau cán tới nên đầu nhọn của đinh xóc vào bánh sau. - (Hà Quang Khánh)
do xe thiết kế trọng lực nằm ở bánh sau nên thường bị thủng còn bánh trước là bánh lái nhẹ hơn có cán vật nhọn nhưng cũng ít thủng - (phandieptuan)
Ở xe 2 bánh, bánh xe sau là bánh sinh ra công, chịu masat và gia tốc trong khi bánh trước chỉ có vai trò như vai đỡ và dẫn hướng. Trọng tâm của xe cũng dồn về phía bánh sau nhiều hơn để tăng khả năng bám đường. - (huynhly)
khi cac vat nhon hoac dinh roi vai tren duong thuong nam ngang (khong tu dung dung duoc), banh truoc can lam bung vat nhon len va banh sau can len, the la "xeo". - (minh nguyen)
Do bánh trước cán đinh văng lên, bánh sau cán qua nên xì lốp. Có nhiều người phát minh ra tấm cản ở giữa xe máy để đinh không đến được bánh sau nên khó xì lốp sau. - (tran quan)
Thứ 1: Bánh sau có trọng lực nặng hơn bánh trước nên khi cán đinh thì bán có trọng lực nặng hơn thì nguy cơ thủng cao hơnThứ 2: Lúc đi trên đường bánh trước chạy qua làm bật đinh lên (bình thường đinh ở vị trí nằm) lúc đó bánh sau chạy đến cán đúng đinh đang bật dạy thế là thủng thôi. - (Nguyen Th)
Khi bánh trước đi qua vật gây thủng xăm theo chiều dọc (đinh, ốc...) thì nó có thể dựng các vật này lên, vừa lúc bánh sau đè qua gây ra thủng.Khi bánh xe trước ướt & đè qua miếng kính thì nó có thể dính miếng kính vào, khi quay 1 vòng miếng kính bị rơi ra rất dễ bị bánh sau đè qua gây ra thủng.Trong trường hợp bị dập xăm (lốp non đi qua đường ray tàu hay nắp cống chẳng hạn) thì bánh trước chịu chấn động ít hơn do tay người cũng giảm chấn nhiều, còn bánh sau thì bị dồn trọng lượng nhiều nên dễ bị dập xăm hơn.Còn với những trường hợp mà vật gây thủng đã dựng lên rồi thì bánh nào đi qua cũng thủng hết. - (gavit n cassaaus)
Có quy luật đó bạn ạ. Khi bạn chạy xe trên đường nếu gặp vật sắc nhọn (ví dụ như cái đinh) thì bánh xe trước sẽ dựng vật (cái đinh) đó lên và bánh xe sau trờ tới sẽ cán vào làm cho thủng săm. - (Nguyễn Đình Thìn)
Thủng bánh xe chủ yếu là do đinh, vậy trước hết phải coi cấu tạo của cây đinh. Nó là 1 mảnh thép dẹp, sau khi bánh trước cán qua cây đinh đó thì nó sẽ làm cong cây định lên và sau đó bánh sau sẽ bị thủng do nó đã bị cong lên - (Cường)
Trước tiên, bánh xe sau chịu tải nhiều hơn, chịu va đập mạnh hơn và áp suất hơi luôn lớn hơn bánh xe trước nên dễ hỏng hóc hơn. Nguyên nhân sau là do lúc di chuyển bánh trước đạp phải những vật sắc nhọn đang "nằm im" dưới nền đường bỗng "ngóc đầu", vậy và bánh sau lao tới "ôm" vào. - (Châu Thiên Sang)
Thường thì bánh trước bạn đã lách và tránh được, nhưng bạn không thể nào rẽ bánh sau được - (CongPhuocPhan)
Những cái đinh, vật nhọn ở trên đường hầu hết đầu nằm nên không thể đâm thẳng vào lốp trước. Khi bánh trước đi qua làm những cái đinh lật lên rồi bánh sau lăn tới rồi dính luôn. - (Long)
Theo tôi vì đa số những vật sắt nhọn làm thủng bánh xe được bánh trước làm bật lên và đâm vào bánh sau. Ví như cây đinh đang nằm im thì không thể đâm vào lốp được, nhưng nếu được bánh trước làm bật lên thì bánh sau bị đâm. - (Pham Quang Thuan)
cũng không hẳn, tại vì lốp trước khi thủng nó xì chậm hơn lốp sau do có ít lực đè lên hơn nên người ta chạy tới tiệm luôn, còn lốp sau thì toàn dắt bộ - (Ngo Duy Nguyen)
Lực dồn vào bánh xe sau nhiều hơn bánh xe trước - (suongbaochi)
theo mình nghĩ trọng luợng sẽ dồn về sau, và bánh sau là bánh dẫn động sự ma sát nhiều hơn. nên bánh sau sẽ mòn hơn bánh truớc và chịu nhiều tác động hơn, nên thủng xăm thuờng là bánh sau, và nếu bị dính đinh tặc thì bánh truớc cũng không bị. bánh truớc hất đinh xoay quấn vào bánh sau. nên suy ra rất nhiều truờng hợp đều là bánh sau. - (anh ngoc)
Theo mình thì khi di chuyển..tải trọng của xe dồn về phía sau nhiều hơn ===> áp lực lên lốp sau lớn dẫn tới dễ thủng lốp sau hơn lốp trước - (Nam kyO)
Hồi tôi còn nhỏ, tôi nghe người ta nói là: (1) Nếu là loại đinh, vít thông thường, thì bánh trước cán vào thì sẽ dựng nó lên (nghĩa là làm cho đầu nhọn chỉa lên trên), và rồi bánh sau cán vào và bị đâm thủng. (2) Nếu là loại đinh mà người ta cố tình rải (loại mà người ta đã uốn theo một hình / dạng mà luôn luôn có một đầu nhọn chỉa lên trời) thì - thông thường - sẽ làm thủng bánh trước...Bây giờ, tôi đã xa VN hơn 15 năm, có lẽ mọi sự tôi vừa trình bày đã lỗi thời - cần được update. Tuy nhiên, những điều này có lý... Vật lý = vật có lý ! :-) (Một thầy giáo ở Đai hoc Bách Khoa đã giảng cho chúng tôi nhu vậy.) Hope this help ! - (Minh Nguyen)
Thường thường khi bánh xe trước chạy ngang qua cây đinh đang nằm ngang sẽ làm nó nảy đứng lên, vì thế bánh xe sau sẽ thường dính đinh nhiều hơn bánh xe trước. - (truonggg)
Tại vì bánh xe sau mình không thấy được để trách đinh - (sinhnhat999)
Theo mình được biết thì bình thường đầu nhọn cây đinh nằm sát mặt đường, trong một số trường hợp không gây hại gì, bánh trước cán lên sẽ làm cây đinh nãy lên, vô tình đưa đầu nhọn chĩa lên trên để bánh sau cán trúng - (Dangkhoa)
Thường thì, lần đè đầu tiên là bánh trước và làm chiếc đinh hoặc dị vật bật lên tạo cơ hội cho bánh sau chèn vào (không phải lần nào chèn vào đinh cũng bị thủng săm) - (Chính)
cây đinh nằm trên đường, bánh trước cán qua làm bật cây đinh lên, bánh sau vừa chạy tới, thế là ghim ngay vào. - (tritruong99)
Thủng xăm thường thường là bánh xe kẹp phải đinh hoặc vật sắc nhọn. đinh hay vật sắc nhọn mà bánh xe kẹp phải thường dạng thanh dài vài cm nằm trên mặt đường. khi bánh trước lăn qua sẽ khiến đinh hoặc vật sắc nhọn bật thẳng đứng lên. vì khoảng cách giữa 2 bánh xe ngắn so với tốc độ nên khi đinh hoặc vật sắc nhọn chưa kịp đổ xuống thì bị bánh sau lăn qua xuyên thủng lốp theo phương thẳng đứng. - (dvdung)
Vì vật làm thủng săm thường nằm yên dưới đất khi bánh trước cán qua nên không ảnh hướng, sau khi bánh xe trước chạy qua sẽ làm vật thể thay đổi cụ thể là nó ngóc đầu dậy ==> Bánh sau luôn luôn là thằng lãnh đủ... - (Duy Nguyễn)
Khi bánh trước đi qua vật nhọn (vật dể làm thủng săm) sẽ làm cho vật này thay đổi tư thế và quây phận nhọn lên làm bánh sau cán vào --- Vi dụ như cây đinh , bình thường nằm ngang dưới mặt đường khi bánh trước đi wa cán lên sẽ kông làm thủng lốp nhưng lại làm cho cây đinh bật dậy- lúc đó chưa kip ngã xuống lai thi bánh sau đến cán vào ...mình suy đoán thế nha. - (Nhat Nam)
Các vật nhọn như đinh, mảnh sắt hay đinh 3 cạnh, đầu nhọn thường không lúc nào cũng chĩa lên trời, mà ngang mặt đường. Khi bánh đầu cán qua làm miếng kim loại lật lên rất nhanh, chắc khoảng vài mili giây, đủ thời gian để bánh sau cán tới. Vậy là thủng bánh sau thôi. đinh của đinh tặc cũng vậy, làm thế để không bị thủng lốp trước gây mất lái và tai nạn. Nổ bánh sau thì bị rê đi một đoạn chứ không ngã. - (tata)
thông thường các vật gây thủng săm đều nằm ngang và nằm yên trên mặt phẳng (mặt đường) khi có tác động của bánh trước thì sẽ xoay hướng nằm. Khi đó bánh xe sau sẽ cán qua và... bạn biết rồi đấy - (MT)
Hầu hết các xe 2 bánh dẫn động bằng bánh sau (nôm na là động cơ hay bàn đạp xoay bánh sau để đẩy xe đi), lực ma sát của bánh sau lên mặt đường cao hơn bánh trước. Ngoài ra, xe thường có thiết kế dồn tải trọng ra phía sau dẫn đến bánh sau có lực tác động lên mặt đường cao. Do đó, bánh sau dễ bị thủng hơn. - (Sao Khuê)
Bánh sau tải nặng hơn, và dẫn động bằng bánh sau - (Nguyễn Văn Thông (ottef01))
mình nghĩ do bánh sau chịu áp lực của trọng lượng ( người ngồi và các bộ phận xe) lớn hơn bánh trước rất nhiều lên dễ bị thủng xăm hơn. - (Vũ Đăng Quyết)
đối với xe gắn máy hay xe đạp khi di chuyển trên đường bánh trước đi qua làm cho gai nhọn, đinh...bật lên, khi đó bánh sau tới sẽ bị đâm thủng. - (yên)
tải trọng bánh trước thường nhỏ hơn.khi điều khiển xe gặp chướng ngại chúng ta có thể điều khiển bánh trước để tránh dễ dàng, trong khi bánh sau rất khó để tránh.cái này theo cảm tính thôi chứ vật lý gì đó thì không biết - (le.hoang.than)
Vậy khi bạn bò, bạn mỏi chân hay mỏi tay ? - (892823)
thường vật nhọn nằm song song với mặt đất nên khi bánh trước luớt qua tạo quán tính làm cho vật nhọn nảy lên và lúc đó bánh sau vừa chạy tới nên sẽ dễ bị đâm vào vật nhọn - (TUNT)
Có gì đâu, bánh trước lật cây đinh lên cho bánh sau quất, nên bánh sau hay bị xẹp là thế - (Trung vn)
Vật nhọn (đinh, cây nhọn) thường nằm ngang dưới mặt đất, bị bánh trước cán bật đứng lên rồi bánh sau lăn tới nên thường bị "dính chấu". Trừ trường hợp vật nhọn nằm thẳng đứng thì bánh trước sẽ bị thủng. - (lehuy)
thường thủng lốp sau là vì ...bạn để ý khi đinh tặc rải đinh nó dùng bằng đinh thẳng bình thường, tại sao nó ko dùng đinh chử v giống trong fim là vì khi xe đang chạy thì lốp trước sẽ cán lên đinh trước nhưng ko ảnh hương j,nhưng lại làm cho cây đinh ngốc đầu lên và bánh sau đươc hưởng hêt..... - (võ rút ty)
Vì: - Bánh sau phụ thuộc bánh trước - Bánh sau tải trọng lớn - Bánh trước cán qua, cây đinh bật lên, bánh sau lãnh đủ. - (Trần Lộc)
vì bánh sau lực đè xuống bánh sau nhiều hơn so với bánh trước. Nhưng quan trọng là người sử dụng thường sử dụng phanh sau nhiều hơn so với phanh trước. Bị bị bóp phanh bánh thường lết trên đường gây mòn lốp. - (vy.nguyenquoc)
Xe máy, xe đạp về cơ bản dẫn động bánh sau. Tải trọng cũng thường dồn lên bánh sau và đặc biệt là mỗi lần phanh xe thì người sử dụng hay dùng phanh sau, do đó ma sát trượt sẽ xuất hiện giữa bánh xe và nền đường nên bánh xe sau sẽ nhanh mòn. ( trưa tính tới xe máy nếu gặp đường có lẫn đất, cát, đá sẽ quay trơn bánh xe sau. - (Hai)
1. Theo tôi chủ yếu do khi lái xe, chúng ta điều khiển bánh trước tránh vật nhọn, nhưng không chú ý đến đường đi của bánh xe sau. 2. Nhiều vị đinh tặc khi thả đinh đã nhắm khi bánh trước cán lên đinh được rải, sẽ làm đinh dựng lên và đâm thẳng vào bánh sau. - (Đông)
Do tải trọng đè lên bánh sau nhiều hơn bánh trước - (trunghieu)
Tại vì lúc nào, mọi người ai cũng ngồi lên bánh sao xe chứ có ai ngồi ở báng trước đâu mà nó bị thủng.... - (ahuuphuong)
chẳng thấy liên quan dẫn động trc hay sau. mình thủng lốp nhiều chỉ thấy cái đinh trên đường lúc nào cũng ở tư thế nằm. ko hiểu sao lại cắm đc vào bánh. có khi là bánh trc chèn qua là chiếc đinh bật lên vừa lúc bánh sau lao tới. còn từ khi mình đi ô tô thì tỉ lệ bánh trc và sau dính đinh là như nhau. cũng có thể khoảng cánh giữa hai bánh của ô tô dài hơn . lúc dính đinh cắm thẳng vào bánh là do xe trc chèn vào làm đinh bật lên. - (kslmd)
Vì thường những cái đinh nằm trên mặt đường, bánh trước xe làm nẩy cái đinh lên, khi cái đinh chưa kịp nằm xuống thì bánh sau chèn vào và như thế là bùm. - (cuonglb)
Bánh sau hay bị lủng là vì khi bánh trước cán qua đinh thì đinh ở tư thế nằm nên không gây lũng bánh trước, nhưng khi bánh trước trườn qua thì là lúc cây định bị bật đứng lên, bánh sau trườn tới thế là dính đinh - (Ninh Hoa Van)
Có 2 nguyên nhân cơ bản như sau:1/ Bánh xe sau bao giờ cũng mang tải trọng lớn hơn bánh trước, mà khi mang tải trọng lớn hơn thì áp lực đè lên bánh cũng lớn (định luật 3 Newton). Khi áp lực lớn thì có 1 vật nhỏ đâm vào thì sẽ gây ra ứng suất cục bộ tại đó lớn và gây thủng bánh xe.2/ Bánh xe thường bị thủng do đinh hoặc vật nhọn đâm lên bánh. Khi bánh xe trước đi ngang qua thì vật nhọn đang ở tư thế nằm ngang thì vật nhọn bị tác động và có xu thế bị dựng lên, ngay lập tức bánh xe sau cán tới thì hậu quả là bánh xe sau nhận lấy kết quả gây ra từ bánh xe trước. Do đó, bánh xe sau thường bị thủng hơn. - (Luis Edi Vinh)
1- Về tuổi thọ, thường bánh dẫn động (bánh sau) nhanh mòn hơn (nếu cùng thời gian sử dung)2- Bánh trước, ngưòi lái dễ quan sát, dễ điều chỉnh để tránh dị vật trên dường, bánh sau thì hơi khó... - (vuongthuy8184)
bánh trước cán qua đinh thì đinh ở tư thế nằm nên không gây lủng bánh trước, nhưng khi bánh trước trườn qua thì là lúc cây định bị bật đứng lên, bánh sau trườn tới thế là dính đinh - (Putin Con)
trọng lượng dồn vào bánh sau lớn hơn - (nguyenlamr)
Xe chạy ở tốc độ cao, bánh trước cán qua mũ của cây đinh nên nó bật thẳng đứng lên, bánh sau cán qua => thủng bánh sau - (duong phan van)
Có nhiều lý do:1. Khi bạn điều khiển xe thường ít quan sát được bánh sau2. Tải trọng xe thường tập trung bánh sau nên khi cán phải vật sắc nhọn thì vật đó cắm sâu hơn bánh trước nên dễ thủng vào đến săm3. Nhiều khi chính bánh trước cán vào mũ đinh làm bật đứng chiếc đinh lên cho bánh sau cán vào - (Lê Dũng)
Thực tế thì rất rất hiếm các vật nhọn ngửa lên mặt đường, đa số nằm trên mặt đường. Khi bánh xe trước chạy tới và cán qua rồi thì sẽ tạo ra lực hút, gọi nôm na cho dễ hiểu. Lực hút của không khí dưới bánh xe sẽ hút vật nhọn đó theo và vật nhọn sẽ dựng đứng lên. Kết quả là bánh xe sau lãnh đủ. Đơn giản vậy thôi. - (Jack Nguyen)
Kể cả dẫn động trước thì mình nghĩ bánh sau cũng đễ thủng hơn.Lý do chủ quan: bánh trước là bánh lái, nên bạn dễ dàng điều khiển bánh xe để né các vật sắc nhọn có thể làm lủng / mòn vỏ bánh xe. Ngoài ra, khi chở 2 người, tải trọng lên bánh sau sẽ lớn hơn bánh trước ở một số thời điểm cũng sẽ làm bánh xe mau mòn mau hỏng hơn.Lý do khách quan: giả sử có cây đinh/vật sắc nhọn nằm trên đường, khi bánh trước cán lên thì cây đinh vẫn nằm song song với mặt đường nên ko làm thủng bánh. Nhưng sau khi bánh trước đi qua, lực ma sát giữa bánh xe và cây đinh có khuynh hướng bắn cây đinh ra phía sau/ hoặc làm thay đổi vị trí của cây đinh. Đúng lúc này bánh sau càn tới với lực nhanh và mạnh rất dễ bị cây đinh đâm thủng. - (MDuc)
Cay dinh nam ngang , banh truoc xe can qua lam cay dinh dung len , vi banh sau can len va bi thung . Vi vay chi co banh sau bi thung - (tudo)
Người ta đi thì quan sát được bánh đằng trước, chướng ngại vật gì thì cũng nhìn thấy mà tránh, bánh sau thì có ai nhìn thấy đâu. - (vũ nam)
tải trọng lớn hơn bánh trước, dẫn động ở bánh sau, việc va chạm với các vật cứng như, đinh, sắt thép... do lốp trước gây xáo trộn trước khi lốp sau lăn tới (việc này rất phổ biến) - (PL)
thông thường bánh trước cán đinh, đinh nảy lên bánh sau cán thế là thủng bánh sau - (phihung339)
Bánh trước là bánh có nhiệm vụ lăn trên đường. Bánh sau là bánh chủ động ma sát mạnh xuống mặt đường làm mọi vật nhọn bị đâm vào bánh. - (nkdanh2000)
Thông thường khi lưu thông đường bánh trước của xe cán vào đinh đang nằm làm đinh bật, nảy lên rồi bánh sau cán tới tức thì nên chúng ta có cảm giác có quy luật bánh sau thường thủng. - (nguyên bình)
có 2 lý do cơ bản:+tải trọng bánh sau tác dụng vào đường lớn hơn bánh trước nên ma sát giữa bánh sau và mặt đường lớn hơn bánh trước==>bánh sau mòn nhanh hơn bánh trước+khi gặp chướng ngại vật có thể gây ra thủng săm:đinh,mảnh sành,ổ gà,...bánh trước ở trước mặt người điều khiển nên dễ dàng tránh được,còn bánh sau ở sau nên ko chủ động được - (Nguyễn Quang Thái)
Phía sau xe đạp nặng hơn mà - (tuanvu)
Tại vi bánh trước của xe lăn bánh không có trợ lực nhiều bằng bánh sau ! - (Nguyen hung)
có thể khi bánh trước cán qua vật nhọn dài sẽ nảy và dựng đứng lên, lúc đó bánh sau trờ tới cán phải. - (Minh Hoang)
bánh sau chịu trọng lượng rất nặng, nên dễ bị bể bánh - (truongthanhdi)
1. Bánh xe sau là phần chịu tải trọng lớn của xe nên dễ bị ma sát, tạo nhiệt và mài mòn nhiều hơn bánh trước. Ngoài ra, thắng (phanh) sau cũng được sử dụng với tần suất cao hơn cũng là nguyên nhân gây mài mòn và tăng nhiệt độ cho vỏ xe và gián tiếp tác động lên săm xe.2. Nguyên nhân làm bánh sau xe bị thủng ruột khi "cán đinh" chính là ... bánh trước. Trên đường đi có rất nhiều vật nhọn có khả năng gây thủng ruột xe nhưng hầu như chúng sẽ nằm sấp hoặc nằm ngang (trừ phi bị cố ý như rải đinh), khi bánh trước đè lên thì chúng nảy lên hoặc bị lật lại, ngay sau đó bánh sau trờ tới và ... lãnh đủ. Trường hợp bánh trước nếu bị cán đinh thì là do lãnh hậu quả từ ... xe phía trước (đi quá gần) hoặc ... xui xẻo rơi vào đúng tư thế dính chấu vì như đã nói trước, trên đường có rất nhiều vật nhọn có các hình dạng khác nhau: Cây tăm, gim vở, đinh, ốc vít... đều là những vật có khả năng làm thủng ruột xe.PS: Đối với xe hai bánh nói riêng và các loại xe nói chung, việc thủng ruột (săm) bánh trước làm gây nổ là điều cực kỳ nguy hiểm nhất là trong lúc đang chạy nhanh. Ngày nay, với sự cải tiến công nghệ tuy đã làm chất lượng tăng lên nhiều (vỏ không ruột...) nhưng đôi lúc tai nạn do nổ bánh xe vẫn xảy ra. Vì vậy, điều cần thiết là phải thường xuyên kiểm tra vỏ và săm xe để thay thế kịp thời (không để mòn quá, bơm căng quá...) - (Khoi Nguyen)
Quy luật cán đinh như thế này:1.Bánh trước cán phải cây đinh đang nằm sát với mặt đường (chưa trúng góc hiểm và không thủng bánh) => 2. Khi bánh trước vừa qua khỏi nó sẽ làm cây đinh bật lên => 3. Lúc này, bánh sau tiến tới... bụp. (xác suất không cao nhưng quy trình này diễn ra vô số lần trong 1 ngày).Cách phòng ngừa: đính 1 tấm cao su vào cản bùn sau hay ngay dưới gầm máy, chiều dài gần đến mặt đường sẽ hạn chết tối đa bị thủng lốp khi cán phải đinh. - (NghiaXmen)
Khi chạy xe thì bánh trước tác động lên vật thể đầu tiên. Dẫn đến vật thể đó bị tác động một lực (nó xoay hoặc dựng đứng lên) lúc này bánh trước chạy qua thì bánh sau chạy tới thì bị cán phải vật thể đó. Đặc biệt là tốc độ chạy nhanh. Kinh nghiệm khi qua khu vực hay dải đinh thì nên đi tốc độ chậm thôi, không bao giờ bị. Chúc các bạn may mắn. - (nguyễn quốc Đoàn)
có 3 lý do kết hợp:1- đinh dưới đường thường nằm nghiêng, khi bánh trước chạy qua sẽ dựng đinh thẳng lên để bánh sau ăn.2- bánh trước thường đi ngoằn ngoèo, nên khả năng gặp đinh sẽ có xác suất xô ngã đinh hơn là ăn đinh so với bánh sau.3- cuối cùng là do trọng tải đặt lên bánh trước thấp hơn bánh sau, nên đinh ăn vào sẽ cạn hơn. - (thongnv)
vì bánh sau chịu lực mạnh hơn bánh trước - (nhiphagia_ars)
Uh Mình cung đồng ý với bạn Tranthuy. Hầu hết các phương tiện đều dẫn động bằng bánh sau. Nhưng cũng chưa đủ, tại vì khi bánh trước cán qua vật gây thủng như đinh, thép, ba via...thì làm vác vật này chuyển động hoặc sai rời vị trí đứng yên ban đầu của nó tạo ra một góc độ có thể bám hoặc đâm trực tiếp vào bánh sau. Dẫn tới bánh sau hay bị thủng nhiều hơn so với bánh rước. - (info_yt)
đinh thường nằm thì khó mà cán thủng được bánh. Nhưng khi bánh trước chạy qua đinh. Các gai bánh hoặc mép bánh làm đinh nảy lên. Lúc đó bánh sau chạy tới thì cán lên, đúng vào thế cài vào mặt đường rồi đâm thủng bánh sau. khoảng thời gian để bánh sau tới đinh rất nhỏ.Tiết diện bánh sau thường to nên đa phần không né được đinh. Để hạn chế cán đinh thì bạn nên đi đúng phần đường của mình. thường là 2/3 tính từ lề hoặc vạch sơn bên phải ra. ko nên chạy vào những mép gồ ghề chồng lấn trên đường và vạch kẻ đường. - (Bach Khoa)
- Chịu lực.- Bánh trước có 2 con mắt nữa!! - (khanhkimkhi)
tác dụng của trọng lực tác động lên 2 bánh là khác nhau. ẹc - (quoc anh)
Bánh sau là bánh tải nên sẽ xiết cây đinh dựng lên vì vậy mới bị lủng, còn bánh trước là Bánh không tải nên sẽ không có lực xiết vậy nên thường cán đinh ít hơn. Ngoài thị trường có bán miếng chắn gắn dưới lốc máy (gắn sau bánh trước) để ngăn đinh từ bánh trước bắn vào bánh sau nhưng không hiệu quả chỉ đỡ được phần nào thôi. - (quochungptc4)
Hi ! đơn giản vì bánh sau là truyền động nó cuốn mặt đường để đẩy xe di chuyển về phía trước nên dễ làm vật nhọn hoặc đinh di chuyển nếu không may gai bánh xe đè lên một đầu vật nhọn hoặc đinh thì đầu kia sẽ nhấc lên khỏi mặt đường và cao hơn nếu gặp rãnh lốp xe thì dễ cắm sâu vào lớp xe và lần tiếp xúc sau với mặt đường thì sức nặng xe và người sẽ đè nặng ấn đầu vật nhọn hoặc đinh đâm sâu vào làm thủng ruột xe. - (trần thanh tân)
vì người điều khiển luôn thấy đinh và tránh nên lốp trước ít bị vướng đinh. còn lốp sau thì làm sao thấy mà tránh - (phamhuydien)
xe máy đa số đều tạo gia tốc bằng bánh sau, khi bánh quay thì nhờ lực ma sát thì xe mới chuyển động tới trước, khi có những vật như đinh hay vật gây trượt thì khi bánh xe bị trượt. Khi trượt thì những vật ấy có khả năng thay đổi tư thế từ nằm chuyển sang đứng nên dễ cắm vào bánh xe hơn. - (camovie)
Thông thường thì bánh đủn lực ma sát là nhiều nhất. còn bánh trước chỉ chạy theo nên khi đinh nằm thẳng thì mới bị thủng. còn bánh sau nó phải đủn nên khi đinh nằm ngang thì không sao, còn nằm theo chiều quay của bánh xe thì sẽ bị xiên. tuy nhiên phải lăn vài vòng mới thủng. cũng như lốp đủn bao giờ cũng mòn trước. - (Ha Huan)
Trên tivi đã giải thích trường hợp này rồi, đó là khi bánh trước cán phải đinh, bánh trước không bị thủng nhưng đinh bị nẩy lên đồng thời sau đó bánh sau cán phải là bị dính - (Zola)
Có quy luật đấy. Bánh trước cán lên săm làm lật săm lên lúc đó bánh sau tới nên mới lủng bánh sau là vậy. - (avata)
Lý do là bánh trước đã có công thay đổi tư thế nằm yên của đinh và t
Từ khóa » Thủng Săm Hay Thủng Xăm
-
Chính Tả - PHÂN BIỆT XĂM VÀ SĂM | Facebook
-
Săm Hay Xăm | Xe-hơ
-
Thủng Xăm - Tin Tức Mới Nhất 24h Qua - VnExpress
-
Tại Sao Thường Thủng Săm Bánh Xe Sau? - VnExpress
-
Vá Săm (lốp) Xe Máy Bao Nhiêu Tiền? Thủng Săm Xe Máy
-
Săm Lốp - Wiktionary Tiếng Việt
-
Kinh Nghiệm đi Xe Máy Trên đường Tránh Bị Thủng Xăm, Lốp - Tinhte
-
Thủng Săm Xe Máy | Kinh-nghiệ
-
Xăm Xe Hay Săm Xe – Trang Thông Tin Mua Bán ôtô Hàng đầu
-
Tại Sao Thường Thủng Săm Bánh Xe Sau? | Game Thủ Việt Nam
-
Cách Thay Săm Lốp Xe đạp Chỉ Với 6 Bước đơn Giản, Chi Tiết Nhất
-
CH 116 - Bánh Xe Trợ Lực Cứu Hộ Xe Máy, Xe Đạp Điện, Di ...