Tại Sao Tình Yêu Không Thể Kéo Dài Mãi Mãi? - Phunuonline
Có thể bạn quan tâm
Các nhà khoa học đã khẳng định: cảm xúc và logic phát triển mối quan hệ của chúng ta được lập trình theo di truyền và được điều hòa bởi quá trình sinh hóa diễn ra trong cơ thể. Và cho dù chúng ta muốn kéo dài cảm giác tuyệt vời của tình yêu thì cơ thể chúng ta không thể chịu đựng được điều đó.
1. Khi chúng ta yêu nhau, chúng ta cảm thấy phấn chấn
Các nhà khoa học tin rằng sự phấn khởi phát sinh bởi tình yêu có những đặc điểm chung với những cảm giác đặc trưng của người nghiện ma túy sau khi dùng liều tiếp theo. Kết luận này được đưa ra bởi nhà thần kinh học Andreas Bartles và Semir Zeki đến từ University College London.
Hiệu quả này được giải thích từ thực tế là các hóc môn (hormone) norepinephrine được sản xuất trong não và tuyến thượng thận của một người đang yêu. Hóc môn tương tự cũng được sản xuất sau khi sử dụng các loại chất có chứa heroin và cocaine. Một người đang yêu cảm thấy bị phụ thuộc việc được gặp gỡ với người mình yêu, bởi vì anh ta muốn cảm nhận sự phấn khởi sung sướng nhiều lần.
2. Khi chúng ta đang yêu, trong cơ thể chúng ta sản xuất ra nguyên cả một ly "cocktail hóc môn"
Các quá trình hóa học xảy ra trong não vào thời điểm yêu đường khiến chúng ta không nhận thấy những thiếu sót của đối phương. Chúng ta cảm thấy sự toàn vẹn và đầy đủ chỉ khi có người yêu bên cạnh và chúng ta bị phụ thuộc vào điều đó. Các hóc môn đóng một vai trò lớn trong điều này.
• Oxytocin có trách nhiệm gắn kết tình cảm và đóng góp vào sự phát triển của mối liên kết sâu sắc giữa hai bên. Nếu hóc môn này được tạo ra với số lượng đủ thì mức độ căng thẳng sẽ giảm, và việc thu hút người khác trở nên sống động hơn.
• Vasopressin được gọi là hóc môn chung thủy. Nó chịu trách nhiệm về lòng chung thủy trong tình yêu, mong muốn chăm sóc lẫn nhau, và như oxytocin, nó giúp hình thành sự liên kết tình cảm.
• Dopamine là một hóc môn cho cảm giác hài lòng, thú vị. Sự phát triển của nó góp phần vào việc đạt được khoái cảm và những cảm giác dễ chịu khác. Hóc môn này làm bạn cảm thấy thoải mái và thường được sản sinh ra khi người ta ăn và gần gũi nhau.
• Serotonin chịu trách nhiệm cho khả năng trải nghiệm khoái cảm, cải thiện tâm trạng và nâng cao chất lượng cuộc sống tình dục.
• Cortisol được gọi là hoóc môn gây stress, và mức độ của nó, theo các nghiên cứu, là cảm xúc không tốt trong những người yêu thích khi bắt đầu mối quan hệ.
• Pheromones làm tăng các "tính chất hóa học của tình yêu. Pheromone được tiết ra bởi các tuyến mồ hôi của cơ thể (cả nam và nữ), hoạt động trên hệ thống khứu giác, kích thích tình dục của bạn tình.
Ly "cocktail hóc môn" này dẫn đến một loạt các phản ứng sinh lý của một người đang yêu, chẳng hạn như đổ mồ hôi và đánh trống ngực, rối loạn giấc ngủ và thèm ăn….
3. Tại sao không thể yêu mãi mãi được?
Các quy luật sinh học không thể nào thay đổi: cảm giác yêu nhau của chúng ta chỉ là một quá trình hóa học ngắn hạn, được tính tối đa là 3 năm.
Về mặt tiến hóa, con người cần phải tồn tại và tiếp tục giống nòi. Tổ tiên xa xôi của chúng ta đã rất khó khăn trong việc một mình bảo vệ một đứa trẻ, tìm kiếm thực phẩm và bảo vệ bản thân khỏi mọi kẻ thù của họ. Cảm giác yêu thương cho phép một cặp đôi ở lại bên nhau vì sự sống còn của đứa trẻ, và sau khoảng 3 năm, khi đứa trẻ lớn lên, có thể tự làm một việc gì đó, nó biến mất.
Sau khoảng 3 năm đó, các hệ thần kinh trở nên không nhạy cảm với việc sản xuất hóc môn. Và bản thân hóc môn cũng được tạo ra ở nồng độ thấp hơn nhiều. Công việc của não trở lại bình thường, và quay lại với nhịp điệu bình thường của nó, các hóc môn kích thích sự phụ thuộc tình cảm của các đối tác từ mỗi người sẽ giảm dần.
4. Chẳng lẽ mọi mối quan hệ của chúng ta đều biến mất?
Giai đoạn yêu đương sâu sắc là một giai đoạn căng thẳng và là một tình trạng cực đoan đối với cơ thể. Một nhịp điệu yên tĩnh hơn sẽ có hiệu quả hơn nhiều cho người ta. Có lẽ, đó là chính là thời điểm "cocktail hóc môn" ngừng hoạt động, và tình yêu đích thực nảy sinh.
Các nhà khoa học đã phát hiện ra rằng cảm giác gắn bó giúp chúng ta sống với một người bạn đời đủ lâu, có liên quan đến hóc môn oxytocin và vasopressin. Mức độ oxytocin tăng lên khi hai người ôm nhau, làm tình, hôn nhau hoặc chỉ lặng lẽ nói chuyện với nhau trong bữa tối.
Điều đó đưa đến kết luận: sự âu yếm và những vuốt ve, đụng chạm là một trong những cách đúng đắn và là con đường tuyệt vời nhất để duy trì mối quan hệ lâu dài. Ngoài ra khả năng lắng nghe, bày tỏ lòng biết ơn, tìm kiếm sự thỏa hiệp, vượt qua xung đột và phát triển cùng nhau là điều không kém phần quan trọng.
Thanh Hà
Từ khóa » Tình Yêu Chỉ Kéo Dài 3 Năm
-
Có Tình Yêu Nào Là Mãi Mãi - Khoa Học Cuối Cùng Cũng Có Câu Trả Lời ...
-
Tình Yêu Kéo Dài Ba Năm? - Tạp Chí Đẹp
-
Tình Yêu Kéo Dài 3 Năm - Đọc Truyện Online
-
Tình Yêu Kéo Dài Ba Năm | Tiki
-
Một Cuộc Tình Chỉ Có Thể Kéo Dài 2-3 Năm? - Thảo Luận - Asian Labrys
-
“Tình Yêu Kéo Dài Ba Năm”: Tình Yêu Cũng Có “hạn Sử Dụng”? - AFamily
-
Đọc Sách Truyện Tình Yêu Kéo Dài 3 Năm - Full - Frédéric Beigbeder
-
Tình Yêu Kéo Dài 3 Năm - Review Sách
-
28 Thành Ngữ Tiếng Anh Về Tình Yêu Dễ Thương - British Council
-
Khi Yêu Thương đủ Lớn Mọi Giới Hạn đều được Xóa Nhòa - Prudential
-
7 Sự Thật Bất Ngờ Về Cảm Xúc Con Người | Prudential Việt Nam
-
Thời Gian Trôi Qua Và Ta Sẽ Không Còn Yêu Nhau Nữa? - Zing
-
Tình Yêu Là Một đống Hoá Chất? Và Vì Sao Người Thứ Ba Có Thể Chen ...
-
10 Loại Mối Quan Hệ độc Hại Trong Tình Yêu Mà Bạn Cần Thoát Khỏi Ngay