Tài Trợ Thương Mại: Khái Niệm, 5 Loại Hình Và Vai Trò Mang Lại

Một doanh nghiệp chắc chắn sẽ có những lúc phải đối mặt với khó khăn về tài chính, đó chính là lúc hình thức tài trợ thương mại phát huy tác dụng. Vậy tài trợ thương mại là gì? Có bao nhiêu loại tài trợ thương mại? Chúng có vai trò gì? Tất cả những thắc mắc trên sẽ được Tri Thức Cộng Đồng giải đáp trong bài viết về tài trợ thương mại dưới đây!

Mục lục

  • 1. Tài trợ thương mại là gì?
  • 2.Tổng hợp 6 loại hình tài trợ thương mại 
    • 2.1. Tài trợ thương mại quốc tế
    • 2.2. Tài trợ thương mại nội địa
    • 2.3. Tài trợ thương mại xuất/ nhập khẩu
    • 2.4. Bảo lãnh nhận hàng ( Viết chuyên sâu vào phần này)
    • 2.5. Cho vay tài trợ xuất/ nhập khẩu
    • 2.6. Nhờ thu hộ chứng từ xuất nhập khẩu
  • 3. Danh sách 2 hình thức tài trợ thương mại
    • 3.1. Tài trợ thương mại trực tiếp
    • 3.2. Tài trợ thương mại gián tiếp
  • 4. Vai trò của tài trợ thương mại
    • 4.1. Đối với doanh nghiệp
    • 4.2. Đối với bên thực hiện tài trợ
    • 4.3. Đối với nền kinh tế quốc dân

Khái niệm tài trợ thương mại và tài trợ thương mại quốc tế

Khái niệm tài trợ thương mại và tài trợ thương mại quốc tế

1. Tài trợ thương mại là gì?

Tài trợ thương mại có thể được hiểu theo nhiều cách khác nhau, nhưng tóm lại đây là một cách gọi khác của hình thức cho vay thương mại.

Tài trợ thương mại (Trade Finance) là hình thức trung gian giữa người mua và người bán nhẵm hỗ trợ cho vay cho vay về tài chính trong kinh doanh (TheBank, 2019).

Tác dụng: Giúp các nhà nhập khẩu và xuất khẩu có thể giao dịch nhanh chóng thông qua thương mại. 

Tài trợ thương mại trong ngân hàng là hoạt động được triển khai ở ngân hàng với một số các dịch vụ như: mở thẻ, mở tài khoản, cho vay thế chấp tín dụng...

Tác dụng: Giúp ổn định tình hình tài chính trong quốc gia, làm an lòng hệ thống ngân hàng thương mại quốc tế và hỗ trợ các doanh nghiệp kinh doanh mở rộng quy mô sản xuất

5 đối tượng liên quan tài trợ thương mại

5 đối tượng liên quan tài trợ thương mại

Các bên liên quan đến hoạt động tài trợ thương mại rất nhiều, nhưng đây là 5 đối tượng chính có tác động lớn như:

  • Nhà cung cấp
  • Ngân hàng
  • Công ty bảo hiểm
  • Đơn vị tài trợ thương mại
  • Người tiêu dùng 

2.Tổng hợp 6 loại hình tài trợ thương mại 

Hoạt động tài trợ thương mại được diễn ra dưới nhiều hình thức, mỗi loại lại có những biểu hiện và đặc thù riêng. Sau đây, Tri Thức Cộng Động sẽ nêu chi tiết đặc điểm của 6 loại hình tài trợ thương mại.

2.1. Tài trợ thương mại quốc tế

Tài trợ thương mại quốc tế (International Trade Sponsorship) là hoạt động tài trợ thương mại không căn cứ vào quốc tịch giữa Người cư trú và Người phi cư trú hoặc giữa những Người cư trú với nhau. 

Chiều dòng vốn: Dòng vốn từ tài trợ thương mại quốc tế được vận hành theo hai chiều, một phía từ người cung ứng và một phía từ người tiếp nhận.

Cấu thành dòng vốn: Dòng vốn lưu chuyển trong tài trợ thương mại quốc tế được cấu thành từ 2 nguồn:

  • Dòng vốn tài trợ từ các tổ chức tư nhân, chủ yếu từ các ngân hàng thương mại phân bổ xuống cho các doanh nghiệp cần vốn vay, thông qua thị trường tín dụng theo nguyên tắc cho vay và hoàn trả có đền bù bằng tiền lãi.
  • Dòng vốn từ các tổ chức chính phủ và tổ chức tài chính theo dạng quốc tế được phân bổ trực tiếp cho đối tượng tiếp nhận theo chỉ định từ Nhà nước. 

Ví dụ: Chính phủ ban hành tài trợ thương mại đối với Doanh nghiệp Việt Nam năm 2020. Đối tượng hưởng tài trợ được chia ra thành:

  • Đối tượng hưởng chính sách tài trợ trực tiếp 
  • Chính sách tài trợ gián tiếp. 
Tài trợ thương mại quốc tế

Tài trợ thương mại quốc tế

2.2. Tài trợ thương mại nội địa

Tài trợ thương mại nội địa là hoạt động nhằm hỗ trợ các tổ chức, doanh nghiệp trong phạm gia lãnh thổ quốc gia để thực hiện thuận tiện hơn các giao dịch thương mại.

Ví dụ: Ngân hàng Eximbank cung cấp gói tài trợ thương mại nội địa như thông báo, phát hành và thanh toán thư tín dụng nội địa nhằm đáp ứng nhu cầu kinh doanh trong nước của khách hàng.

2.3. Tài trợ thương mại xuất/ nhập khẩu

Tài trợ thương mại xuất/ nhập khẩu hoạt động diễn ra giữa doanh nghiệp tại một quốc gia muốn thông qua thủ tục để thực hiện giao thương thương mại với các tổ chức ngoài biên giới lãnh thổ đăng ký kinh doanh.

Ví dụ: Ngân hàng BIDV tung ra gói hỗ trợ doanh nghiệp bằng hình thức tài trợ thương mại xuất nhập khẩu. Các chính sách tài trợ được đưa ra là dịch vụ thanh toán quốc tế, tài trợ xuất khẩu, tài nhập khẩu và một số dịch vụ khác.

2.4. Bảo lãnh nhận hàng ( Viết chuyên sâu vào phần này)

Bảo lãnh nhận hàng (Shipping Guarantee) là một hình thức bảo lãnh giúp tạo điều kiện cho khách hàng có thể lấy hàng trước khi nhận được bộ chứng từ vận chuyển nhờ có sự đảm bảo từ phía ngân hàng.

Lợi ích:

  • Cho phép doanh nghiệp sở hữu hàng hóa mà không cần có chứng từ vận chuyển
  • Tránh được những chậm trễ không cần thiết có thể dẫn tới bỏ lỡ những cơ hội giao thương tốt đẹp
  • Hỗ trợ doanh nghiệp tiết kiệm tối ưu một phần chi phí lưu kho lưu bãi

Ví dụ về loại hình: Ngân hàng thương mại cổ phần Ngoại thương Việt Nam đứng ra trực tiếp bảo lãnh nhận hàng sau khi đã xác minh đầy đủ thủ tục giấy tờ hợp lệ cho Công ty Đóng tàu số I Xuân Sơn, nhờ đó công ty dễ dàng tiến hành nhận hàng như mong muốn.

Bảo lãnh nhận hàng

Bảo lãnh nhận hàng

2.5. Cho vay tài trợ xuất/ nhập khẩu

Cho vay tài trợ xuất/nhập khẩu là một sản phẩm từ các ngân hàng nhằm đáp ứng nhu cầu thanh toán ngay lập tức cho người bán, góp phần nâng cao uy tín cũng như vị thế trong đàm phán thương mại của doanh nghiệp.

Ví dụ tình huống: Ngân hàng VPBank hỗ trợ làm thủ tục tài trợ thương mại, cho vay một khoản tiền hỗ trợ hoạt động xuất nhập khẩu đối với các doanh nghiệp vừa và nhỏ Việt Nam. Các doanh nghiệp tiếp cận với gói sản phẩm này từ ngân hàng sẽ có cơ hội được cho vay tài chính để hoạt động giao thương, xuất/ nhập khẩu diễn ra nhanh chóng, thuận tiện hơn.

2.6. Nhờ thu hộ chứng từ xuất nhập khẩu

Nhờ thu hộ chứng từ xuất/nhập khẩu là hình thức các doanh nghiệp nhập khẩu ủy quyền lại cho ngân hàng thương mại để thay doanh nghiệp nhận, kiểm tra và thông báo chứng từ từ phía đơn vị xuất khẩu gửi tới.

Ví dụ: Dịch vụ hỗ trợ thu hộ chứng từ xuất nhập khẩu của ngân hàng MB Bank tạo thuận lợi trong khi ghi nhận, kiểm tra và hoàn tất thủ tục từ đơn vị đối tác. Doanh nghiệp được hỗ trợ chỉ cần kiểm tra bước cuối nhằm xác nhận đã đạt được kết quả như mong muốn.

Xem thêm: Hệ số tự tài trợ

3. Danh sách 2 hình thức tài trợ thương mại

Các doanh nghiệp cần tiếp cận dịch vụ tài trợ thương mại trong ngân hàng theo hai hình thức trực tiếp và gián tiếp.

Hình thức tài trợ thương mại

Hình thức tài trợ thương mại

3.1. Tài trợ thương mại trực tiếp

Tài trợ thương mại trực tiếp là các biện pháp nhằm hỗ trợ vốn trực tiếp thông qua việc cho vay ngắn hạn, trung hạn hoặc dài hạn, nhằm tác động tích cực đến hoạt động giao thương của doanh nghiệp.

Ví dụ: Nhờ các hình thức tín dụng thanh toán quốc tế như nhờ thu, bảo lãnh, bao thanh toán, tín dụng chứng từ, doanh nghiệp được hỗ trợ các hoạt động xuất nhập khẩu hàng hóa, nguyên liệu, máy móc, thiết bị và dây chuyền sản xuất.

3.2. Tài trợ thương mại gián tiếp

Tài trợ thương mại gián tiếp là các ngân hàng hỗ trợ cho doanh nghiệp nhằm tạo môi trường kinh doanh thuận lợi cho hoạt động giao thương thương mại.

Ví dụ: Trong phạm vi của mình, ngân hàng có thể điều chỉnh một số yếu tố môi trường có lợi như tỷ giá hối đoái, chính sách thuế xuất nhập khẩu, chính sách lãi suất, môi trường pháp lý… để hỗ trợ hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp.

4. Vai trò của tài trợ thương mại

Tài trợ thương mại là một công cụ được sử dụng rộng rãi nhằm góp phần làm tăng trưởng thương mại quốc tế nói chung và Việt Nam nói riêng. Cụ thể sau đây sẽ là những vai trò đối với các đối tượng liên quan.

Vai trò của tài trợ thương mại

Vai trò của tài trợ thương mại

4.1. Đối với doanh nghiệp

  • Giảm thiểu rủi ro trong kinh doanh: Nhờ được đảm bảo bởi uy tín của các ngân hàng, dự án cũng do các ngân hàng kiểm duyệt, giúp doanh nghiệp tránh được cạm bẫy rủi ro trong giao thương.
  • Giảm rủi ro khó khăn tài chính: Các lựa chọn như xuyên vào các cơ sở tín dụng bảo thanh toán các khoản phải thu không chỉ giúp các công ty giao dịch quốc tế mà còn giúp họ trong những lúc khó khăn về tài chính.
  • Tăng doanh thu và thu nhập: Thông qua giao thương, các hoạt động trao đổi, mua bán sẽ ngày càng tăng lên, điều đó thúc đẩy gia tăng doanh thu 
  • Cải thiện dòng tiền và hiệu quả hoạt động: Các doanh nghiệp tiếp cận được nguồn tài chính an toàn, tạo thuận lợi cho kinh doanh cũng như mở rộng tín dụng doanh nghiệp.

4.2. Đối với bên thực hiện tài trợ

Bên tài trợ có thể là các ngân hàng tư nhân, ngân hàng thương mại cung cấp gói hỗ trợ tài chính cho doanh nghiệp. Tham gia vào hoạt động tài trợ thương mại, họ sẽ được hưởng những lợi ích như:

  • Tăng doanh thu, lợi nhuận: Nhờ các khoản thu từ lãi suất và dịch vụ đối với doanh nghiệp kết hợp đồng, ngoài ra còn có cơ hội những những khoản ký kết đặt cược với mức giá rất cao.
  • Hạn chế rủi ro: Ngân hàng có thể kiểm chứng tính minh bạch và khả thi khi sử dụng vốn, đồng thời kiểm soát mọi hoạt động thông qua tài khoản thanh toán… giúp doanh nghiệp cẩn trọng hơn trong từng quyết định
  • Gia tăng quan hệ: Có cơ hội hợp tác với nhiều tổ chức, ngân hàng thương mại trong và ngoài nước, được tiếp cận với thị trường tài chính - ngân hàng toàn cầu, giúp nâng cao uy tín và khẳng định vị thế của doanh nghiệp.

4.3. Đối với nền kinh tế quốc dân

  • Thúc đẩy tăng trưởng kinh tế: bằng cách dung hòa các nhu cầu khác nhau của nhà xuất khẩu và nhập khẩu, từ đó cân bằng cung cầu và kích thích chi tiêu.
  • Hiện đại hóa nền kinh tế: Tài trợ thương mại là yếu tố quan trọng giúp nhập khẩu, chuyển giao công nghệ hiện đại, hỗ trợ trong khâu sản xuất và chế tạo sản phẩm, giúp tăng năng lực cạnh tranh của các doanh nghiệp\
  • Hòa nhập thị trường: Các sản phẩm, hàng hóa cùng cạnh tranh nhau trên trường quốc tế để khẳng vị thế của mình trong công cuộc xuất nhập khẩu, từ đó tạo dựng thêm mối quan hệ thân thiết giữa các tổ chức, doanh nghiệp.

Tìm hiểu thêm : 

Lý thuyết chung về kiểm toán tài chính và quy trình kiểm toán tài chính

Cho vay là gì? Các hình thức cho vay của ngân hàng thương mại hiện nay

Tóm lại, tài trợ thương mại với nhiều hình thức, loại hình đã tác động mạnh mẽ đến các doanh nghiệp. Hy vọng với những thông tin chia sẻ ở trên, Tri Thức Cộng Đồng đã giúp bạn nắm được những hiểu biết cơ bản nhất về các loại hình, vai trò và những ví dụ về hoạt động này. Hãy tiếp tục đồng hành cùng Trung Tâm để cập nhật những bài viết hay hơn nhé!

Tài liệu tham khảo

  1. PGS.TS. Nguyễn Thị Quy. (2012). Tài trợ thương mại Quốc tế. Đại học Ngoại thương. NXB Thống kê.
  2. TheBank. (2020). Tìm hiểu tài trợ thương mại là gì? Việt Nam. Tạp chí điện tử TheBank.vn

Từ khóa » Slide Tài Trợ Thương Mại Quốc Tế