Tại Vì Sao Lớp Màng Chống Thấm Bị Nứt Sau Khi Thi Công?

Lớp màng chống thấm bị nứt sau khi thi công từ 30 phút đến vài tiếng là điều rất dễ xảy ra khi thi công KHÔNG đúng cách. Việc có vết nứt trên bề mặt lớp chống thấm tạo cảm giác “không tin tưởng” của chủ nhà vào tay nghề của thợ. Và thợ cũng có thể mất lòng tin vào sản phẩm mà họ vừa thi công. Nhưng 99% lỗi của những vụ như vậy đều là do thợ. Dù hoàn cảnh nào đi chăng nữa, người thợ cũng không được đổ lỗi cho thời tiết.

Vết nứt chống thấm do thi công một lớp quá dày
Vết nứt chống thấm do thi công một lớp quá dày

Những nguyên nhân gây nứt lớp chống thấm sau thi công

Lý do gây nứt lớp chống thấm vừa mới thi công, thông thường chỉ xoay quanh những nguyên nhân sau:

  1. Bề mặt chưa tạo ẩm tốt, chưa bão hòa ẩm (nếu thi công chống thấm 2 thành phần gốc xi măng).
  2. Thi công một lớp chống thấm quá dày. Khiến cho tốc độ bay hơi không đồng đều. Lớp bề mặt của vật liệu sẽ co lại nhanh trong khi phần lõi vẫn ướt và có thể tích lớn. Dẫn đến nứt bề mặt (giống như bề mặt thùng vôi, ruộng bùn khi khô gặp nắng, da nẻ vào mùa khô,…). Do vậy, nên nhớ, không phải cứ dày đã là tốt!
  3. Trời quá nắng, nhưng thợ không có biện pháp che phủ hợp lý. Thường thì việc này là lý do phụ. Quan trọng nhất vẫn là bề mặt trước khi thi công và độ dày thi công hợp lý.

Trong đó, lỗi của thợ chủ yếu là lỗi thứ nhất và thứ hai. Khi làm tốt hai việc đó, lỗi do nắng rất hiếm xảy ra.

Cách đề phòng nứt khi chống thấm

Dựa trên nguyên nhân đã kể ở trên, thì để đề phòng sự cố nứt lớp chống thấm cần phải:

  1. Tạo bề mặt tốt, tưới nước đến bão hòa nếu thi công chống thấm gốc xi măng hai thành phần.
  2. Quét/ lăn/ phun mỗi lớp chống thấm không được dày hơn định mức. Thời tiết càng nắng gắt, hoặc càng khô hanh thì mỗi lớp càng nên mỏng (trong giới hạn định mức của nhà sản xuất). Phải đợi lớp trước khô lại thì mới thi công lớp thứ hai, để chúng thoát hơi ẩm tránh sự khô bên ngoài mà trong vẫn còn mềm. Lưu ý, thi công chống thấm 2 thành phần gốc xi măng, giữa hai lớp thi công không cần thiết phải tưới nước. Việc tưới nước chỉ quan trọng khi bề mặt cũ hút ẩm, làm mặt tiếp giáp của chúng bị khô nhanh hơn phần lõi (tương tư mặt bên ngoài khi gặp nắng nóng, khô hanh). Như vậy, với các bề mặt không hút nước, thì công cần phải tưới nước. Vì chúng không làm mất cân bằng tốc độ khô của vật liệu chống thấm.
  3. “Nên” có biện pháp che phủ trước, hoặc ngay sau khi thi công. Hạn chế tác động của ánh nắng, gió hanh khô làm bay hơi bề mặt quá nhanh.

Lời kết

Kiến thức là vô bờ, hi vọng tôi cùng anh chị em trong nghề ngày một tiến bộ. Giúp cho hệ thống dịch vụ chống thấm tại Việt Nam ngày càng có chất lượng cao hơn. Hãy xóa bỏ những cố chấp, cái tôi cá nhân để cùng tiếp thu những điều mới tốt lành.

  • Dự báo khởi sắc trong lĩnh vực xây dựng và chống thấm năm 2023 – 2024
  • Ngành chống thấm sẽ ra sao trong giai đoạn suy thoái kinh tế?
  • Lương thu nhập thợ chống thấm bao nhiêu? Có được 20tr/ tháng không?
  • Bê tông “dẻo” ECC là gì và chỉ nên sử dụng khi nào?
  • Vì sao sau tết thị trường chống thấm sẽ vắng vẻ đến mức “lạnh tanh”?
5/5 - (48 bình chọn)

Từ khóa » Xi Măng Chống Nứt