Tám Cánh Hoa Sen Và Bảy Bước Chân Đức Phật Trên Tòa Sen

Kiến thức Thứ sáu, 25/01/2019, 08:39 AM
  • muc luc 450
  • link
  • bug

Tám cánh hoa sen và Bảy bước chân Đức Phật trên tòa sen

Minh Tuệ gg follow

Sinh ra trong bóng tối, dưới lớp bùn, nhưng Sen bừng nở ra những tinh nguyên của sự hoàn thiện cần đạt tới. Theo quan điểm Phật giáo, Sen nâng đỡ Bảy bước chân cho Đức Phật từ sau khi Đức Phật được sinh ra. Đồng thời, Sen có Tám cánh hoa là đại diện cho 8 đặc tính tiêu biểu dưới đây.

Ý nghĩa Tám cánh hoa sen

Hoa sen là biểu tượng của sự thanh tao, thuần khiết và bất nhiễm. Nó được mọc từ trong bùn dơ, nhưng đã vươn mình lên một cách mạnh mẽ, tinh khiết và tươi đẹp. Chính vì vậy mà hình ảnh hoa sen đã được sử dụng rất nhiều trong kinh điển của Phật giáo. Bảy bước chân của đức Phật cũng được lấy làm ẩn dụ trên những đóa hoa sen vô nhiễm ấy.

Biểu tượng hoa sen có 8 cánh.

Biểu tượng hoa sen có 8 cánh.

Biểu tượng hoa sen trong đạo Phật có 8 cánh, trong đó 5 cánh trên tượng trưng cho 5 hạnh của 5 vị Phật và Bồ Tát mà người Phật tử phải tu tập và thực hành.

Tinh tấn (cánh giữa): mang hạnh Đức Bổn Sư Thich Ca Mâu Ni Phật.

Hỷ xả (bên trái cánh giữa từ ngòai nhìn vào): tượng trưng cho Đức Phật Di Lặc.

Thanh tịnh (bên phải cánh giữa): tượng trưng cho Đức Phật A Di Đà.

Trí tuệ (ngoài cùng bên trái ngoài nhìn vào): tượng trưng cho Bồ tát Đại Trí Văn Thù Sư Lợi.

Từ bi (ngoài cùng bên phải): tượng trưng cho Đức Bồ tát Quán Thế Âm.

Ngoài ra, 3 cánh dưới của biểu tượng hoa sen gồm cánh giữa tượng trưng cho Phật, cánh trái từ ngoài nhìn vào tượng trưng cho Pháp và cánh phải tượng trưng cho Tăng.

Bài liên quan Chín phẩm sen vàng trong Pháp môn tịnh độ Sen đất ở chùa Bối Khê

Như vậy có thể nói rằng, hoa sen là hình ảnh, hài hòa, đặc trưng của một chu trình sống trong Tám cánh hoa, sinh ra từ bóng tối, bùn nhơ mà bừng nở ra những tinh nguyên của sự hoàn thiện cần đạt tới. Tám cánh hoa của sen có 8 đặc tính tuyệt diệu sau đây: 

1. Không nhiễm: Không mang mùi hôi của bùn.

2. Trừng thanh: chỗ nào có hoa Sen mọc thì chỗ đó nước không bao giờ đục.

3. Kiên nhẫn: Rễ của của Sen nằm trong bùn thật lâu để chờ đợi khi hội tụ đầy đủ nhân duyên, sẽ nảy mầm và bung nở.

4. Viên dung: Hoa Sen có những cánh hoa bao bọc gương sen tròn trịa, là tiêu biểu cho tính viên giác của mỗi chúng sinh sẵn có.

5. Thanh lương: Giữa mùa Hạ nhưng hoa Sen vẫn bất chấp sự nóng bức, vươn mình mọc lên.

6. Hành trực: Ngay thẳng.

7. Ngẩu không: Hoa Sen tuy thân ngay thẳng nhưng trong ruột thì trống rỗng. Điểm đặc biệt này để nói lên một ý nghĩa rất thâm trầm là người tu hành cần phải có tính hỷ xả.

8. Bồng thực: Hoa Sen nở ra đã có gương, có hột sẵn, ý chỉ nhân quả đồng thời. Có nghĩa là nhân quả như hình với bóng, hình thế nào thì bóng như như vậy.

Ý nghĩa Bảy bước chân Đức Phật trên tòa sen

Theo truyền thuyết Phật học, sau khi Đức Phật được sinh ra, Ngài bước bảy bước và mỗi bước có hoa sen đỡ chân cho Ngài. 

Đối với con số bảy, đây là một con số rất là đặc biệt, được đề cập nhiều trong các luận thuyết của triết học Đông phương và Tây phương. Theo quan niệm triết học Đông phương, số bảy là con số biểu trưng cho sự hoàn hảo nhiếp thâu cả vũ trụ. Nó được xác lập trên bảy nguyên lý của thời gian và không gian. Theo thánh Kinh, thì Thiên Chúa là đấng đã sáng tạo ra vũ trụ muôn loài trong sáu ngày và ngày thứ bảy Ngài nghỉ ngơi. Truyền thống của người Do Thái giáo thì cho rằng, số bảy là con số thông minh và do đó họ đã có bảy ngày Thánh lễ lớn trong năm...

Trong tinh thần của Phật giáo thì con số bảy hầu hết trong các Kinh điển thường đề cập đến. Theo tư tưởng kinh Hoa Nghiêm thì con số bảy dụ cho sự bao hàm của toàn thể vũ trụ như: trên, dưới, trong, ngoài, phải, trái và chính giữa. Tất cả các địa hạt từ vật nhỏ nhất như vi trần cho đến vật lớn như núi Tu Di đều không ngoài con số bảy này.

Các Pháp số Phật học về con số bảy như:

- Thất đại: địa, thủy, hỏa, phong, không, kiến, thức.

- Thất thánh tài: tín, tấn, giới, tàm quý, văn, xả, huệ.

- Thất chúng: Tỳ-kheo, Tỳ-kheo ni, thức-xoa-ma-na, sa di, sa di ni, ưu bà tắc, ưu bà di.

- Thất Phật: Phật Tỳ-bà-thi, Phật Thi-khí, Phật Tỳ-xá-phù, Phật Câu-lưu-tôn, Phật Câu-na-hàm Mâu-ni, Phật Ca-diếp và Phật Thích-ca.

- Thất thánh quả: Tu-đà-hoàn, tư-đà-hàm, a-na-hàm, A-la-hán, Duyên giác, Bồ-tát và Phật.

- Thất bồ đề phần: Trạch pháp, tinh tấn, hỷ, khinh an, niệm, định và xả.

"Bảy bước chân Đức Phật" trên sông Hương, Thừa Thiên Huế.

Ngoài những thí dụ về con số bảy được nêu ở trên thì sự Đản sinh của Đức Phật được Kinh Thái Tử Thụy Ứng Bản Khởi, cũng như kinh Ưu Bà Di Tịnh Hạnh Diệu Pháp môn phẩm Thụy Ứng ghi lại như sau: Sự Đản sinh ấy được đánh dấu qua tiến trình bảy bước nở hoa sen.

1. Bước thứ nhất Đức Phật nhìn về Phương Đông và bảo rằng: “Phương Đông ấy chính là ngọn đuốc soi đường tối thượng cho chúng sinh trong mọi lãnh vực”. (Thị Đông phương vị chúng sinh vi đạo thủ cố).

Đức Phật lấy phương mặt trời mọc để chỉ cho sự phát huy trí tuệ.

2. Bước thứ hai Đức Phật nhìn về phương Nam và bảo rằng: “Phương Nam ấy chính là ruộng phước an lành cho chúng sinh gieo gặt”. (Thị Nam phương vị chúng sinh lương phước điền cố).

Đức Phật lấy phương Nam để chỉ cho chúng sinh nhờ phát huy trí tuệ, biết quán chiếu vào sâu trong lòng thực tại nên biết quy hướng về những nghiệp nhân tốt lành.

3. Bước thứ ba Đức Phật nhìn về phương Tây và bảo rằng: “Phương Tây ấy chỉ cho chúng sanh cách hóa giải động cơ sinh tử, chấm dứt sanh thân cuối cùng”. (Thị Tây phương vị chúng sanh dĩ tối hậu thân cố).

Phương Tây là phương mặt trời lặn, để chỉ cho sự an nghỉ tuyệt đối của tâm thức.

4. Bước thứ tư Đức Phật nhìn về phương Bắc và bảo rằng: “Phương Bắc ấy chỉ cho chúng sanh là ta đã được đạo quả vô thượng chánh đẳng chánh giác”. (Thị Bắc phương vị chúng sanh ngã đắc A Nậu Đa La Tam Miệu Tam Bồ Đề).

Đến đây, Đức Phật bắt đầu vận chuyển bánh xe pháp. Ngài như vị lương y biết bệnh tâm của chúng sinh, ai bị bệnh nặng thì được Ngài cứu trước. Vì vậy, Ngài chuyển qua bước thứ năm tiếp cận với cuộc đời để tùy duyên mà hóa độ.

5. Bước thứ năm Đức Phật nhìn xuống phương dưới và bảo rằng: “Phương dưới ấy ta sẽ giúp cho chúng sanh chinh phục ma lực để vượt thoát khổ đau” (Thị Hạ phương vị chúng sanh dị dục hàng ma cố).

Vì lòng thương tưởng đến nhân sinh đang có nhiều đau khổ do cố chấp, tham lam, sân hận... gây ra, nên Ngài tùy duyên tuyên thuyết chân lý để cho mọi người lần lượt từ bỏ những tham chấp ấy.

6. Bước thứ sáu Đức Phật chỉ lên phương trên và bảo rằng: “Phương trên ấy là chỉ cho chúng sanh đang sống đúng với năm nhân cách và tu tập mười thiện nghiệp” (Thị Thượng phương vị chúng sanh quy y thiên nhân cố). Đây là những thiện nghiệp cần hướng tới thực tập để thoát khỏi khổ đau.

7. Và cuối cùng là bước thứ bảy: Đức Phật một tay chỉ lên, một tay chỉ xuống và bảo rằng: “Thiên thượng thiên hạ, duy ngã độc tôn. Vô lượng sinh tử, ư kim hỷ tận”. Ta bị trôi lăn trong ba cõi sáu đường đều do ngã chấp chi phối, và đến kiếp này là sinh thân cuối cùng của ta vậy.

Lễ thắp sáng Bảy hoa sen.

Lễ thắp sáng Bảy hoa sen.

Quả thật, hoa sen là loài hoa có nhiều đặc tính rất ưu việt mà các loại hoa khác không có, do đó mà hình tượng hoa sen đã được lấy làm ví dụ cho những bước chân của Đức Phật. Và với con số bảy là một con số tượng trưng rất đặc thù, nên đã được lấy làm ví dụ cho bảy bước chân Phật và chính ai trong chúng ta muốn trở thành bậc chính giác như Đức Phật thì cũng phải kinh qua bảy bước này.

CÙNG NHAU XIỂN DƯƠNG ĐẠO PHẬT

Tuân theo truyền thống Phật giáo, chúng tôi cung cấp tài liệu giáo dục Phật giáo phi lợi nhuận. Khả năng duy trì và mở rộng dự án của chúng tôi hoàn toàn phụ thuộc vào sự hỗ trợ của bạn. Nếu thấy tài liệu của chúng tôi hữu ích, hãy cân nhắc quyên góp một lần hoặc hàng tháng.

STK: 117 002 777 568

Ngân hàng Công thương Việt Nam

(Nội dung: Họ tên + tài thí Xiển dương Đạo Pháp)

  • Chia sẻ Facebook
  • Tags:
  • Ý nghĩa Tám cánh hoa sen
  • Bảy bước chân Đức Phật
  • 7 bước chân Đức Phật
  • biểu tượng hoa sen trong đạo Phật
Ý kiến của bạn

TIN LIÊN QUAN

  • Nụ cười trẻ thơ từ khóa tu thiếu nhi “Ươm mầm sen Việt”

  • Điệp vấn luân hồi – cánh bướm đậu đài sen

  • Chín phẩm sen vàng trong Pháp môn tịnh độ

Dành cho bạn

  • Kinh cúng thí người mất

    Kinh cúng thí người mất

  • 'Sắc - Không' trong Tâm kinh qua trí tuệ Bát Nhã

    "Sắc - Không" trong Tâm kinh qua trí tuệ Bát Nhã

  • Kinh Bách Dụ: Trộm trâu

    Kinh Bách Dụ: Trộm trâu

  • Kinh hồi hướng công đức

    Kinh hồi hướng công đức

  • Kinh Thiện Ác Nhân Quả (tiếng Việt)

    Kinh Thiện Ác Nhân Quả (tiếng Việt)

  • Kinh Bách Dụ: Khát gặp nước, không uống

    Kinh Bách Dụ: Khát gặp nước, không uống

  • Kinh Bách Dụ: Giết người dẫn đường để tế thần

    Kinh Bách Dụ: Giết người dẫn đường để tế thần

  • Lửa từ chơn tâm biến hiện

    Lửa từ chơn tâm biến hiện

  • Kinh Đại Bi Tâm Đà Ra Ni (HT Thích Thiền Tâm dịch tiếng Việt)

    Kinh Đại Bi Tâm Đà Ra Ni (HT Thích Thiền Tâm dịch tiếng Việt)

  • Kinh Chuyển Pháp luân

    Kinh Chuyển Pháp luân

Ý nghĩa thâm diệu và công đức của Bát Nhã Tâm Kinh

Kiến thức 10:57 04/01/2025

Người Phật tử còn đang tại thế nghĩa là còn đang sống với đời không thể nào tách rời cuộc sống với việc tu hành để đạt thành đạo quả, nghĩa là phải kết hợp hòa nhuyễn đạo và đời như Phật hoàng Trần Nhân Tông đã nói trong Cư trần lạc đạo phú.

Những hiện tượng chưa từng có trên thế gian trong đêm Phật thành đạo

Kiến thức 08:20 04/01/2025

Mười ngàn thế giới ngay sát-na ấy rung động dữ dội, quả đất dày bốn mươi do-tuần chao qua đảo lại như địa chấn. Giờ phút ấy đi vào vĩnh cửu. Chư thiên, phạm thiên hoan ca, vui mừng vì một đấng Toàn Giác đã xuất hiện trên thế gian.

Sám tụng Phật thành đạo

Kiến thức 10:30 02/01/2025

Hướng đến kỷ niệm ngày Đức Phật Thích Ca Mâu Ni Thành đạo. Phatgiao.org.vn xin giới thiệu đến quý Phật tử những bài sám Phật Thành đạo tùy nghi lễ bái, tụng niệm cho ngày kỷ niệm Ngài.

Thành kính hướng về kỷ niệm ngày Đức Phật thành đạo mùng 8 tháng 12 Âm lịch

Kiến thức 11:21 01/01/2025

Khi những cơn gió đông bắt đầu thổi, khí trời trở nên se lạnh, cũng là lúc trong lòng mỗi người Phật tử đều nao nức đón chào một sự kiện trọng đại, đồng thời hân hoan chuẩn bị đón Tết Nguyên Đán cổ truyền của dân tộc, đó chính là ngày Đức Phật Thích Ca thành đạo, mùng 8 tháng 12 âm lịch.

Xem thêm

Tin đọc nhiều nhất

1

Ý nghĩa thâm diệu và công đức của Bát Nhã Tâm Kinh

2

Sám tụng Phật thành đạo

3

Kinh Phật là gì?

4

Lời dạy của Ðức Phật về dấu ấn 'Thành đạo'

5

Những hiện tượng chưa từng có trên thế gian trong đêm Phật thành đạo

6

Hòa thượng Thích Quán Hạnh, Giáo phẩm Chứng minh Ban Trị sự TP.Huế viên tịch

7

Thành kính hướng về kỷ niệm ngày Đức Phật thành đạo mùng 8 tháng 12 Âm lịch

Tin chọn lọc

Những hiện tượng chưa từng có trên thế gian trong đêm Phật thành đạo

Với người đang trả quả báo, nên giúp hay không?

Phước cao nhất là vượt qua mọi thăng trầm của cuộc sống

Bảy ý nghĩa ngày Phật thành đạo

Cách tụng thần chú Dược Sư tại nhà Phật tử nên biết

Chép hồng danh Phật sẽ có công đức lớn

Từ điển Phật giáo

  • A
  • B
  • C
  • D
  • E
  • F
  • G
  • H
  • I
  • J
  • K
  • L
  • M
  • N
  • O
  • P
  • Q
  • R
  • S
  • T
  • U
  • V
  • W
  • X
  • Y
  • Z
Tìm kiếm

Dữ liệu Phật giáo

  • Đức Phật
  • Tự Điển
  • Giáo hội
  • Chùa
  • Sách
  • Tăng sỹ

Từ khóa » Hoa Sen 8 Cánh