Tám Cánh Hoa Sen Và Bảy Bước Chân Đức Phật Trên Tòa Sen

Home Từ điển Dữ liệu Danh mục
  • Tin tức
  • Xiển dương Đạo pháp
  • Media
  • Môi trường
  • Lời Phật dạy
  • Sống an vui
  • Đức Phật
  • Sách Phật giáo
  • Giáo hội
  • Nghiên cứu
  • Tâm linh Việt
  • Phật pháp và cuộc sống
  • Phật giáo thường thức
  • Kinh Phật
  • Phỏng vấn
  • Chùa Việt
DỮ LIỆU Đức Phật Từ điển Giáo hội Chùa Sách Tăng sỹ Kiến thức Thứ sáu, 25/01/2019, 08:39 AM
  • muc luc 450
  • link
  • bug

Tám cánh hoa sen và Bảy bước chân Đức Phật trên tòa sen

Minh Tuệ gg follow

Sinh ra trong bóng tối, dưới lớp bùn, nhưng Sen bừng nở ra những tinh nguyên của sự hoàn thiện cần đạt tới. Theo quan điểm Phật giáo, Sen nâng đỡ Bảy bước chân cho Đức Phật từ sau khi Đức Phật được sinh ra. Đồng thời, Sen có Tám cánh hoa là đại diện cho 8 đặc tính tiêu biểu dưới đây.

Ý nghĩa Tám cánh hoa sen

Hoa sen là biểu tượng của sự thanh tao, thuần khiết và bất nhiễm. Nó được mọc từ trong bùn dơ, nhưng đã vươn mình lên một cách mạnh mẽ, tinh khiết và tươi đẹp. Chính vì vậy mà hình ảnh hoa sen đã được sử dụng rất nhiều trong kinh điển của Phật giáo. Bảy bước chân của đức Phật cũng được lấy làm ẩn dụ trên những đóa hoa sen vô nhiễm ấy.

Biểu tượng hoa sen có 8 cánh.

Biểu tượng hoa sen có 8 cánh.

Biểu tượng hoa sen trong đạo Phật có 8 cánh, trong đó 5 cánh trên tượng trưng cho 5 hạnh của 5 vị Phật và Bồ Tát mà người Phật tử phải tu tập và thực hành.

Tinh tấn (cánh giữa): mang hạnh Đức Bổn Sư Thich Ca Mâu Ni Phật.

Hỷ xả (bên trái cánh giữa từ ngòai nhìn vào): tượng trưng cho Đức Phật Di Lặc.

Thanh tịnh (bên phải cánh giữa): tượng trưng cho Đức Phật A Di Đà.

Trí tuệ (ngoài cùng bên trái ngoài nhìn vào): tượng trưng cho Bồ tát Đại Trí Văn Thù Sư Lợi.

Từ bi (ngoài cùng bên phải): tượng trưng cho Đức Bồ tát Quán Thế Âm.

Ngoài ra, 3 cánh dưới của biểu tượng hoa sen gồm cánh giữa tượng trưng cho Phật, cánh trái từ ngoài nhìn vào tượng trưng cho Pháp và cánh phải tượng trưng cho Tăng.

Bài liên quan Chín phẩm sen vàng trong Pháp môn tịnh độ Sen đất ở chùa Bối Khê

Như vậy có thể nói rằng, hoa sen là hình ảnh, hài hòa, đặc trưng của một chu trình sống trong Tám cánh hoa, sinh ra từ bóng tối, bùn nhơ mà bừng nở ra những tinh nguyên của sự hoàn thiện cần đạt tới. Tám cánh hoa của sen có 8 đặc tính tuyệt diệu sau đây: 

1. Không nhiễm: Không mang mùi hôi của bùn.

2. Trừng thanh: chỗ nào có hoa Sen mọc thì chỗ đó nước không bao giờ đục.

3. Kiên nhẫn: Rễ của của Sen nằm trong bùn thật lâu để chờ đợi khi hội tụ đầy đủ nhân duyên, sẽ nảy mầm và bung nở.

4. Viên dung: Hoa Sen có những cánh hoa bao bọc gương sen tròn trịa, là tiêu biểu cho tính viên giác của mỗi chúng sinh sẵn có.

5. Thanh lương: Giữa mùa Hạ nhưng hoa Sen vẫn bất chấp sự nóng bức, vươn mình mọc lên.

6. Hành trực: Ngay thẳng.

7. Ngẩu không: Hoa Sen tuy thân ngay thẳng nhưng trong ruột thì trống rỗng. Điểm đặc biệt này để nói lên một ý nghĩa rất thâm trầm là người tu hành cần phải có tính hỷ xả.

8. Bồng thực: Hoa Sen nở ra đã có gương, có hột sẵn, ý chỉ nhân quả đồng thời. Có nghĩa là nhân quả như hình với bóng, hình thế nào thì bóng như như vậy.

Ý nghĩa Bảy bước chân Đức Phật trên tòa sen

Theo truyền thuyết Phật học, sau khi Đức Phật được sinh ra, Ngài bước bảy bước và mỗi bước có hoa sen đỡ chân cho Ngài. 

Đối với con số bảy, đây là một con số rất là đặc biệt, được đề cập nhiều trong các luận thuyết của triết học Đông phương và Tây phương. Theo quan niệm triết học Đông phương, số bảy là con số biểu trưng cho sự hoàn hảo nhiếp thâu cả vũ trụ. Nó được xác lập trên bảy nguyên lý của thời gian và không gian. Theo thánh Kinh, thì Thiên Chúa là đấng đã sáng tạo ra vũ trụ muôn loài trong sáu ngày và ngày thứ bảy Ngài nghỉ ngơi. Truyền thống của người Do Thái giáo thì cho rằng, số bảy là con số thông minh và do đó họ đã có bảy ngày Thánh lễ lớn trong năm...

Trong tinh thần của Phật giáo thì con số bảy hầu hết trong các Kinh điển thường đề cập đến. Theo tư tưởng kinh Hoa Nghiêm thì con số bảy dụ cho sự bao hàm của toàn thể vũ trụ như: trên, dưới, trong, ngoài, phải, trái và chính giữa. Tất cả các địa hạt từ vật nhỏ nhất như vi trần cho đến vật lớn như núi Tu Di đều không ngoài con số bảy này.

Các Pháp số Phật học về con số bảy như:

- Thất đại: địa, thủy, hỏa, phong, không, kiến, thức.

- Thất thánh tài: tín, tấn, giới, tàm quý, văn, xả, huệ.

- Thất chúng: Tỳ-kheo, Tỳ-kheo ni, thức-xoa-ma-na, sa di, sa di ni, ưu bà tắc, ưu bà di.

- Thất Phật: Phật Tỳ-bà-thi, Phật Thi-khí, Phật Tỳ-xá-phù, Phật Câu-lưu-tôn, Phật Câu-na-hàm Mâu-ni, Phật Ca-diếp và Phật Thích-ca.

- Thất thánh quả: Tu-đà-hoàn, tư-đà-hàm, a-na-hàm, A-la-hán, Duyên giác, Bồ-tát và Phật.

- Thất bồ đề phần: Trạch pháp, tinh tấn, hỷ, khinh an, niệm, định và xả.

"Bảy bước chân Đức Phật" trên sông Hương, Thừa Thiên Huế.

Ngoài những thí dụ về con số bảy được nêu ở trên thì sự Đản sinh của Đức Phật được Kinh Thái Tử Thụy Ứng Bản Khởi, cũng như kinh Ưu Bà Di Tịnh Hạnh Diệu Pháp môn phẩm Thụy Ứng ghi lại như sau: Sự Đản sinh ấy được đánh dấu qua tiến trình bảy bước nở hoa sen.

1. Bước thứ nhất Đức Phật nhìn về Phương Đông và bảo rằng: “Phương Đông ấy chính là ngọn đuốc soi đường tối thượng cho chúng sinh trong mọi lãnh vực”. (Thị Đông phương vị chúng sinh vi đạo thủ cố).

Đức Phật lấy phương mặt trời mọc để chỉ cho sự phát huy trí tuệ.

2. Bước thứ hai Đức Phật nhìn về phương Nam và bảo rằng: “Phương Nam ấy chính là ruộng phước an lành cho chúng sinh gieo gặt”. (Thị Nam phương vị chúng sinh lương phước điền cố).

Đức Phật lấy phương Nam để chỉ cho chúng sinh nhờ phát huy trí tuệ, biết quán chiếu vào sâu trong lòng thực tại nên biết quy hướng về những nghiệp nhân tốt lành.

3. Bước thứ ba Đức Phật nhìn về phương Tây và bảo rằng: “Phương Tây ấy chỉ cho chúng sanh cách hóa giải động cơ sinh tử, chấm dứt sanh thân cuối cùng”. (Thị Tây phương vị chúng sanh dĩ tối hậu thân cố).

Phương Tây là phương mặt trời lặn, để chỉ cho sự an nghỉ tuyệt đối của tâm thức.

4. Bước thứ tư Đức Phật nhìn về phương Bắc và bảo rằng: “Phương Bắc ấy chỉ cho chúng sanh là ta đã được đạo quả vô thượng chánh đẳng chánh giác”. (Thị Bắc phương vị chúng sanh ngã đắc A Nậu Đa La Tam Miệu Tam Bồ Đề).

Đến đây, Đức Phật bắt đầu vận chuyển bánh xe pháp. Ngài như vị lương y biết bệnh tâm của chúng sinh, ai bị bệnh nặng thì được Ngài cứu trước. Vì vậy, Ngài chuyển qua bước thứ năm tiếp cận với cuộc đời để tùy duyên mà hóa độ.

5. Bước thứ năm Đức Phật nhìn xuống phương dưới và bảo rằng: “Phương dưới ấy ta sẽ giúp cho chúng sanh chinh phục ma lực để vượt thoát khổ đau” (Thị Hạ phương vị chúng sanh dị dục hàng ma cố).

Vì lòng thương tưởng đến nhân sinh đang có nhiều đau khổ do cố chấp, tham lam, sân hận... gây ra, nên Ngài tùy duyên tuyên thuyết chân lý để cho mọi người lần lượt từ bỏ những tham chấp ấy.

6. Bước thứ sáu Đức Phật chỉ lên phương trên và bảo rằng: “Phương trên ấy là chỉ cho chúng sanh đang sống đúng với năm nhân cách và tu tập mười thiện nghiệp” (Thị Thượng phương vị chúng sanh quy y thiên nhân cố). Đây là những thiện nghiệp cần hướng tới thực tập để thoát khỏi khổ đau.

7. Và cuối cùng là bước thứ bảy: Đức Phật một tay chỉ lên, một tay chỉ xuống và bảo rằng: “Thiên thượng thiên hạ, duy ngã độc tôn. Vô lượng sinh tử, ư kim hỷ tận”. Ta bị trôi lăn trong ba cõi sáu đường đều do ngã chấp chi phối, và đến kiếp này là sinh thân cuối cùng của ta vậy.

Lễ thắp sáng Bảy hoa sen.

Lễ thắp sáng Bảy hoa sen.

Quả thật, hoa sen là loài hoa có nhiều đặc tính rất ưu việt mà các loại hoa khác không có, do đó mà hình tượng hoa sen đã được lấy làm ví dụ cho những bước chân của Đức Phật. Và với con số bảy là một con số tượng trưng rất đặc thù, nên đã được lấy làm ví dụ cho bảy bước chân Phật và chính ai trong chúng ta muốn trở thành bậc chính giác như Đức Phật thì cũng phải kinh qua bảy bước này.

CÙNG NHAU XIỂN DƯƠNG ĐẠO PHẬT

Tuân theo truyền thống Phật giáo, chúng tôi cung cấp tài liệu giáo dục Phật giáo phi lợi nhuận. Khả năng duy trì và mở rộng dự án của chúng tôi hoàn toàn phụ thuộc vào sự hỗ trợ của bạn. Nếu thấy tài liệu của chúng tôi hữu ích, hãy cân nhắc quyên góp một lần hoặc hàng tháng.

STK: 117 002 777 568

Ngân hàng Công thương Việt Nam

(Nội dung: Họ tên + tài thí Xiển dương Đạo Pháp)

  • Chia sẻ Facebook
  • Tags:
  • Ý nghĩa Tám cánh hoa sen
  • Bảy bước chân Đức Phật
  • 7 bước chân Đức Phật
  • biểu tượng hoa sen trong đạo Phật
Ý kiến của bạn

TIN LIÊN QUAN

  • Nụ cười trẻ thơ từ khóa tu thiếu nhi “Ươm mầm sen Việt”

  • Điệp vấn luân hồi – cánh bướm đậu đài sen

  • Chín phẩm sen vàng trong Pháp môn tịnh độ

Dành cho bạn

  • Phật Thuyết Vô Lượng Thọ Phật danh hiệu lợi ích đại sự nhân duyên Kinh

    Phật Thuyết Vô Lượng Thọ Phật danh hiệu lợi ích đại sự nhân duyên Kinh

  • Ý nghĩa pháp phương tiện và chân thật theo kinh Pháp hoa

    Ý nghĩa pháp phương tiện và chân thật theo kinh Pháp hoa

  • Công đức của Thần Chú: Án Ma Ni Bát Di Hồng

    Công đức của Thần Chú: Án Ma Ni Bát Di Hồng

  • Kinh hang động ái dục

    Kinh hang động ái dục

  • Tiền thân Địa Tạng Vương Bồ Tát cứu mẹ thoát địa ngục

    Tiền thân Địa Tạng Vương Bồ Tát cứu mẹ thoát địa ngục

  • Pháp ngữ trong Kinh Kim Cang (4)

    Pháp ngữ trong Kinh Kim Cang (4)

  • Kinh giải thoát

    Kinh giải thoát

  • Kinh Phật tán dương hạnh đầu-đà

    Kinh Phật tán dương hạnh đầu-đà

  • Kinh Bách Dụ: Nếm xoài

    Kinh Bách Dụ: Nếm xoài

  • Kinh sách Pali và sự bảo toàn giáo pháp của đức Phật

    Kinh sách Pali và sự bảo toàn giáo pháp của đức Phật

Kinh Phật nói ân nặng cha mẹ khó báo đáp

Kiến thức 09:36 23/11/2024

Hiếu thuận không chỉ có một đời, duy chỉ có siêng năng thực hành bố thí giúp người, tu tạo nhiều công đức hồi hướng cho song thân, như thế cha mẹ mới hưởng được tư lương phước tuệ vĩnh hằng, như thế mới được xưng là đại hiếu của con cái!

Thân và tâm chính là cánh cửa để người học Phật bước vào chân lý

Kiến thức 17:05 22/11/2024

Người học Phật phải lấy thân này làm nơi để thực hành giới, lấy tâm này làm nơi để thực tập định và tuệ. Khi thân và tâm được thanh lọc qua quá trình thực hành, thì người học Phật cũng từng bước đi đến sự giác ngộ và giải thoát.

Tu hành là gì? Như thế nào gọi là tu hành?

Kiến thức 10:00 22/11/2024

Mọi người nhất định không nên hiểu lầm, hiểu sai đi ý nghĩa của hai chữ tu hành này. Như thế nào gọi là tu hành?

Bố thí sinh phiền não

Kiến thức 09:32 22/11/2024

Thuở xưa, khi mà Ngài Xá-lợi-phất đang tu Bồ-tát đạo, công phu tu tập chưa được vững. Một hôm có người Bà-la-môn đến thử Ngài. Họ nói: - Người tu hạnh Bồ-tát cần phải bố thí. Tôi nay có chút việc đến xin Ngài giúp cho.

Xem thêm

Tin đọc nhiều nhất

1

Ý nghĩa câu thần chú Om Mani Padme Hum

2

Đức Phật là người Thầy giáo vĩ đại

3

Sự oán hận của vong hồn thai nhi

4

Sám hối thay cho ba mẹ có nên không?

5

Nguyên nhân căn bệnh nhìn qua thiên nhãn

6

Làm thế nào để tạo ra phước đức bền vững?

7

Tội lỗi nặng nhất trong đời này là gì?

Tin chọn lọc

Kinh Phật nói ân nặng cha mẹ khó báo đáp

Thân và tâm chính là cánh cửa để người học Phật bước vào chân lý

Bố thí sinh phiền não

Làm thế nào để tạo ra phước đức bền vững?

Thiện pháp là người bạn tốt nhất bên ta trong dòng luân hồi sinh tử

Ý nghĩa câu thần chú Om Mani Padme Hum

Từ điển Phật giáo

  • A
  • B
  • C
  • D
  • E
  • F
  • G
  • H
  • I
  • J
  • K
  • L
  • M
  • N
  • O
  • P
  • Q
  • R
  • S
  • T
  • U
  • V
  • W
  • X
  • Y
  • Z
Tìm kiếm

Dữ liệu Phật giáo

  • Đức Phật
  • Tự Điển
  • Giáo hội
  • Chùa
  • Sách
  • Tăng sỹ

Từ khóa » Hình Hoa Sen 8 Cánh