Tam Chúc - Ngôi Chùa Lớn Nhất Thế Giới đang Thành Hình
Có thể bạn quan tâm
- Sửa Luật thuế thu nhập doanh nghiệp: Giảm sâu hơn hoặc miễn thuế cho báo chí
- Nông nghiệp là trụ cột gia tăng xuất khẩu
- Hút mỗi điếu xì gà sẽ phải trả thêm 50.000 - 100.000 đồng thuế tiêu thụ đặc biệt
- Sửa Luật Thuế thu nhập doanh nghiệp: Cần làm rõ hiệu quả ưu đãi thuế với "đại bàng"
- Phát huy vai trò cơ quan lập pháp trong thúc đẩy quan hệ Việt Nam - Campuchia
- Tổng thống Bulgaria sẽ thăm chính thức Việt Nam
- Đến 2030, phát triển Tam Chúc thành Khu Du lịch Quốc gia
Chùa Tam Chúc nhìn từ chùa Ngọc trên đỉnh Thất Tinh. |
Huyền thoại ngôi chùa 1.000 năm tuổi
Xuân về, Tam Chúc ấm áp hẳn lên nhờ hơi nước từ lòng hồ mênh mang dâng tỏa. Mùa hạ, Tam Chúc mát mẻ bởi được tinh lọc từ lá phổi xanh bao la. Mùa thu, trời thường se lạnh lắng sâu hơn vẻ đẹp của thu sơn. Mùa đông mở rừng đón từng đàn sâm cầm từ mãi Cao Ly về tránh rét. Mỗi sớm mai, thả hồn vào hồ nước bát ngát, những ngọn núi như những quả chuông khổng lồ bồng bềnh trôi trên mặt hồ sương giăng, tưởng như đang giữa chốn bồng lai.
Truyền thuyết kể lại, ngày xưa có 7 vì sao sáng sa xuống vùng núi non Tam Chúc chính là 7 nàng tiên của nhà trời xuống trần thế ngao du. Thấy cảnh Tam Chúc “tả thanh long, hữu bạch hổ”, các nàng tiên mải vui quên đường về. Nhà trời đã sáu lần mang chuông xuống rung gọi các nàng về trời, nhưng lần nào tiếng chuông cũng rơi xuống lòng hồ, thấm vào đá núi, vào mênh mang hạ giới. Sự tích “Tiền lục nhạc - Hậu thất tinh” khởi nguồn từ đó: mặt trước có 6 quả núi trên mặt hồ như 6 quả chuông của nhà trời, phía sau có 7 ngọn núi phát sáng như vẻ đẹp tỏa sáng của 7 tiên sa.
Mảnh đất Tam Chúc linh thiêng, thần bí, nên hàng ngàn năm trước, ông cha đã chọn xây dựng những công trình tâm linh. Cách đây gần 20 năm, công nhân làm thủy lợi đã phát hiện dưới lòng hồ Tam Chúc rất nhiều cột gỗ, cột đá, xà đá, có những cột gỗ đường kính trên 1 m. Giữa hồ, vẫn còn ngôi đình Tam Chúc. Bước đầu, các nhà khảo cổ kết luận, chùa Tam Chúc đã có trên 1.000 năm.
Tiếp nối ngôi chùa 1.000 năm tuổi và nhân lên giá trị vàng son non nước “sơn thủy hữu tình”, năm 2001, Thủ tướng Chính phủ đã đồng ý cho tỉnh Hà Nam và Doanh nghiệp xây dựng Xuân Trường đầu tư phục dựng ngôi chùa Tam Chúc (Kim Bảng, Hà Nam). Năm 2013, chùa Tam Chúc được công nhận là khu du lịch quốc gia. Sau hàng chục năm xây dựng, chùa đang hoàn thành giai đoạn I, nhiều báu vật hiếm có đang tụ về để mở hội đón khách dịp Tết Kỷ Hợi và Đại lễ Vesak 2019.
Ngôi chùa lớn nhất thế giới
Quần thể chùa Tam Chúc có diện tích gần 5.100 ha, với gần 1.000 ha hồ nước, 3.000 ha núi đá, rừng tự nhiên…, cùng nhiều thung lũng, 3 mặt bao bọc bởi dãy núi Thất Tinh hình tay ngai, trước là hồ Tam Chúc với 6 quả núi. Mặt bằng chùa Tam Chúc rộng tới 144 ha, với nhiều công trình như chùa Ngọc, điện Tam Thế, điện Pháp Chủ, điện Quan Âm, cổng Tam Quan, Trung tâm Hội nghị quốc tế…
Công trình nào cũng rất lớn, dự báo đạt kỷ lục Guinness. Đó là chùa Ngọc nằm trên đỉnh núi Thất Tinh cao 468 m, với 299 bậc lên, được xây dựng hoàn toàn bằng đá khối xếp liền nhau thành một khối nặng 2.000 tấn do các nghệ nhân Ấn Độ chế tác, một kiệt tác về kiến trúc đá.
Điện Tam Thế ở độ cao 45 m trên trục thần đạo, 3 tầng mái cong mang kiến trúc đình chùa Việt, cao tới 39 m, mặt sàn 5.400 m2, đủ đón 5.000 phật tử cùng hành lễ. Điện Pháp Chủ 2 tầng mái cong, cao 31 m, mặt sàn 3.000 m2. Điện Quan Âm cao 30,5 m, mặt sàn rộng 3.000 m2. Cổng Tam Quan 3 tầng mái cong, cao 28,8 m, ba mặt sàn rộng 3.558 m2.
Đó còn là Nhà thờ Tổ 2 tầng tháp mái cong với chiều cao 25 m, mặt sàn 1.050 m2; nhà Tăng Ni 5 tầng cao 30,8 m, với mặt bằng 3.600 m2; đền Thánh Cao Sơn được tọa lạc trên diện tích 1,75 ha phía hồ Tay Ngai, với Thủy Đình 3 tầng mái, Nhà Tả Hữu Vu, Đền Chính...; đền Mẫu với chất liệu gỗ theo phong cách truyền thống Thủy Đình 2 tầng mái, Nhà Tả Hữu Vu, Đền Chính, Nghi Môn. Đình làng Tam Chúc được xây dựng hoàn toàn bằng gỗ trên diện tích 3.700 m2 trên đảo giữa hồ.
Đó là Trung tâm Hội nghị quốc tế nổi trên mặt hồ cao 31 m, đủ sức phục vụ gần 3.500 khách. Tương lai, Tam Chúc sẽ có Khu trung tâm đón tiếp nghỉ dưỡng, Khu bảo tồn di tích và cảnh quan thiên nhiên... cùng nhiều công trình khác.
Các công trình của chùa Tam Chúc là sự kết hợp hài hòa, linh diệu, đồng điệu giữa quá khứ và hiện tại, giữa nghệ nhân Việt Nam và nghệ nhân nước ngoài, giữa thợ thủ công lành nghề của Phật giáo, Ấn Độ giáo, Hồi giáo, Thiên Chúa giáo.
Ba pho tượng Phật Tổ bằng đồng dát đồng đen, mỗi bức nặng 200 tấn tại điện Tam Thế. |
Những vật báu, kỷ lục ở chùa Tam Chúc
Điều đặc biệt ấn tượng là 4 bức tường cực lớn ở điện Tam Thế được trang trí bởi 12.000 bức tranh đá chạm khắc tinh xảo gửi gắm biết bao câu chuyện nhân văn tái hiện cuộc đời Đức Phật, ẩn chứa vẻ đẹp chân - thiện - mỹ. 4 bức tường lớn của điện Pháp Chủ cũng được trang trí bởi 10.000 bức tranh tái hiện cuộc đời Đức Phật: Phật Sinh, Thành Đạo, Thuyết Pháp và Phật Niết Bàn. 4 bức tường lớn tại điện Quan Âm cũng có 8.500 bức tranh đá kể những câu chuyện về các sự tích Quan Thế Âm Bồ Tát.
Quần thể chùa Tam Chúc được các chuyên gia trong và ngoài nước đánh giá là một trong những khu du lịch tâm linh đầy tiềm năngMột điểm sáng hiếm có là 30.500 bức tranh đá trên đều mang màu cháy của gạch nung già, trầm mặc, cổ kính, lấy từ núi lửa ngàn năm Merapi (Indonesia), được chế tác thủ công bởi các nghệ nhân quần đảo Java (Indonesia). Tất cả bức tranh đều được chú dẫn bằng 3 thứ tiếng Việt, Anh, Phạn và đã được mã hóa.
Tam Chúc còn ấn tượng với các bức tượng Phật. Điện Tam Thế thờ 3 tượng Phật Tổ bằng đồng dát đồng đen, mỗi bức nặng hơn 200 tấn, phía sau là 3 lá bồ đề dát vàng rộng chưa từng thấy. Sân điện có chiếc vạc Phổ Minh khổng lồ với những bức tranh miêu tả di tích, thắng cảnh. Vạc là nơi tích tụ linh khí, chiêu tài, lộc, cầu hiền đức, bốn phương tụ hội vì nghiệp lớn. Điện Pháp Chủ thờ tượng Thích Ca Mâu Ni bằng đồng nguyên khối nặng 150 tấn. Còn Điện Quan Âm thờ tượng đồng Quan Âm Bồ Tát nguyên khối nặng 100 tấn.
Điều đặc biệt ấn tượng nữa là chùa Tam Chúc đang thiết lập vườn cột kinh khổng lồ với 1.000 cột đá, mỗi cột cao 14 m, nặng 200 tấn làm từ đá xanh Thanh Hóa. Đây sẽ là vườn kinh lớn nhất thế giới với hàng ngàn bài kinh kệ đặc sắc.
Một báu vật đặc biệt nữa là cây bồ đề được chiết từ "Cây Bồ Đề Vĩ Đại Cát Tường" (Jaya Sri Maha Bodhi) 2.250 tuổi và được coi là báu vật của đất nước Sri Lanka ở Thánh tích Mahamegha, Cố đô Anuradhapura - Sri Lanka.
Điều ấn tượng nữa là chùa Tam Chúc sở hữu thiên thạch mặt trăng có trọng lượng 5,5 kg “The Moon Puzzle” (Điều bí ẩn của mặt trăng), rơi từ không gian vũ trụ xuống sa mạc Sahara từ hàng ngàn năm trước, được tìm thấy vào năm 2017. Năm 2018, tại Trung tâm đấu giá RR Auction (Mỹ), Doanh nghiệp Xuân Trường đã đấu giá khối đá đưa về chùa Tam Chúc. Khối thiên thạch được đặt trong Bảo Tháp. Trong Bảo tháp còn đặt một pho tượng đá ngọc nặng 4,9 tấn. Các báu vật không chỉ quý hiếm, mà còn ẩn chứa những kỷ lục Guinness mới.
Một di sản văn hóa - thiên nhiên thế giới tương lai
Bao quanh chùa Tam Chúc còn có nhiều di tích lịch sử văn hóa, danh lam thắng cảnh nổi tiếng như động Vòng, động Cô Đôi, chùa Thiên Phúc, chùa Bà Đanh, đền Lý Thường Kiệt, chùa Thi, Động Thủy, đền Lê Chân, chùa Ông, chùa Tam Giáo…
Tam Chúc chỉ cách chùa Hương 4,5 km, cách Bái Đính 30 km, nên âm vang trống hội Tam Chúc Tết Kỷ Hợi này sẽ tạo ra con đường du lịch tâm linh kết nối di sản văn hóa - thiên nhiên đặc sắc, phong phú nhất Việt Nam: Hoàng Thành Thăng Long - chùa Hương - Tam Chúc - Bái Đính - Cố đô Hoa Lư - quần thể Tràng An, đồng thời mở ra những trang mới đột phá cho ngành du lịch Việt Nam.
Với cảnh quan tự nhiên sơn thủy hữu tình có một không hai, quy mô rộng lớn hiếm có, vẻ đẹp nghệ thuật kiến trúc độc đáo cùng nhiều báu vật độc nhất vô nhị, nhiều nhà văn hóa đã dự báo chùa Tam Chúc sẽ trở thành ngôi chùa lớn nhất thế giới và trở thành di sản thế giới trong tương lai.
Từ ngày 12 đến 14/5/2019, tại chùa Tam Chúc (Ba Sao, Kim Bảng, Hà Nam), Đại lễ Vesak Liên hợp quốc 2019 được long trọng tổ chức. Dự kiến sẽ có 1.500 chức sắc và lãnh đạo các giáo hội, hệ phái Phật giáo, các nhà khoa học, nhà nghiên cứu Phật học cũng như các Phật tử hành trì thuộc nhiều truyền thống Phật giáo tại 90 - 100 quốc gia, vùng lãnh thổ trên khắp thế giới, cùng khoảng 10.000 Phật tử và người dân đến dự. Kinh nghiệm đi lễ hội chùa Hương Xin chia sẻ tới độc giả một số kinh nghiệm hữu ích cho chuyến du lịch lễ hội chùa Hương 2019. #Tam Chúc # chùa Tam Chúc # hội Tam Chúc # Quần thể chùa Tam Chú hội chùa Tam Chúc # Ngôi chùa lớn nhất thế giới # khu du lịch tâm linh Bình luận bài viết này Xem thêm trên Báo Đầu Tư- Nông nghiệp là trụ cột gia tăng xuất khẩu
- Hút mỗi điếu xì gà sẽ phải trả thêm 50.000 - 100.000 đồng thuế tiêu thụ đặc biệt
- Sửa Luật Thuế thu nhập doanh nghiệp: Cần làm rõ hiệu quả ưu đãi thuế với "đại bàng"
- Phát huy vai trò cơ quan lập pháp trong thúc đẩy quan hệ Việt Nam - Campuchia
- Tổng thống Bulgaria sẽ thăm chính thức Việt Nam
- Lập Thành phố Huế trực thuộc Trung ương: Huế sẽ thành động lực thúc đẩy tăng trưởng của miền Trung
- Việt Nam - Malaysia nâng cấp quan hệ lên Đối tác chiến lược toàn diện
- Hà Nội “chốt” kế hoạch xây dựng 3 cây cầu lớn vượt sông Hồng
- Nâng cấp quan hệ Việt Nam - Malaysia lên Đối tác Chiến lược Toàn diện
- Thời gian vận hành chính thức tuyến metro số 1 TP.HCM
- Quảng Ninh tiếp xã giao đoàn các cơ quan An ninh thông tin và Internet Hàn Quốc (KISA)
- 1 Tin vắn Đầu tư Online ngày 22/11
- 2 Thời gian vận hành chính thức tuyến metro số 1 TP.HCM
- 3 Lập liên doanh phát triển công nghiệp đường sắt: Rõ dần phương hướng
- 4 Công chức không ăn vài trăm năm mới mua được nhà, sao không mở rộng đất cho nhà ở xã hội?
- 5 Làm rõ suất đầu tư Dự án cao tốc Quy Nhơn - Pleiku vốn 35.940 tỷ đồng
- M&A Forum 2024: Nhộn nhịp thương vụ
- 500 ngày đêm hoàn thành 3.000 km đường bộ cao tốc
- Việt Nam sẵn sàng đón dòng vốn dịch chuyển
- Quy hoạch tổng thể quốc gia - Quy hoạch tỉnh, thành
- SeABank ưu đãi lãi suất 0% cho khách hàng vay mua căn hộ tại dự án Newtown Diamond
- Giải Golf ngành Nhôm - Kính - Cửa toàn quốc 2024: Hứa hẹn nhiều bất ngờ và trải nghiệm thú vị
- NAB Vietnam nhận giải thưởng “Doanh nghiệp xuất sắc châu Á” tại APEA 2024
- SeABank thông báo mời thầu
- Huawei Việt Nam chính thức khởi động cuộc thi ICT Competition 2024 - 2025
- Ấm lòng lễ tri ân của CT Group đến các thầy cô giáo
Từ khóa » Diện Tích Chùa Tam Chúc ở Hà Nam
-
Du Lịch Chùa Tam Chúc Hà Nam, Ngôi Chùa Lớn Nhất Thế Giới - Vinpearl
-
Diện Tích Chùa Tam Chúc Là Bao Nhiêu? Cẩm Nang đi ...
-
Khu Du Lịch Tam Chúc – Wikipedia Tiếng Việt
-
Chùa Tam Chúc Hà Nam Lớn Nhất Thế Giới - Tour Sinhcafe
-
Kinh Nghiệm đi Chùa Tam Chúc - Ngôi Chùa Lớn Nhất Thế Giới
-
Giải Mã Chùa Tam Chúc, Quần Thể Chùa Lớn Nhất Việt Nam - Klook
-
Chùa Tam Chúc - Thông Tin đầy đủ Nhất Về Ngôi Chùa Lớn Nhất Việt ...
-
Du Lịch Chùa Tam Chúc Hà Nam 2022 | Kinh Nghiệm đi Lại, ăn Gì, ở ...
-
Ngôi Chùa Linh Thiêng Hàng Ngàn Năm Tuổi Với Kỷ Lục đáng Nể
-
Chùa Tam Chúc ở Đâu? Do Ai Xây Dựng Mà Lớn Nhất Thế Giới
-
Chùa Tam Chúc Hà Nam – Khám Phá Ngôi Chùa Lớn Nhất Việt Nam ...
-
[Review] Du Lịch Chùa Tam Chúc, Kinh Nghiệm Từ A-Z - OneVivu
-
Chùa Tam Chúc, điểm đến Mới ở Hà Nam - BaoHaiDuong
-
Khám Phá Chùa Tam Chúc – Ngôi Chùa Lớn Nhất Thế Giới Tại Hà Nam