Tam Cương Ngũ Thường Là Gì? - Máy Phiên Dịch
Có thể bạn quan tâm
Trong suốt chiều dài lịch sử, hệ tư tưởng nho giáo có ảnh hưởng rất sâu sắc đến xã hội Việt Nam. Nho giáo có đóng góp rất lớn trong việc xây dựng các nền tảng giáo dục cũng như những chuẩn mực đạo đức xã hội. Do đó, “tam cương ngũ thường” là cụm từ không còn quá xa lạ. Tuy nhiên, ý nghĩa chuẩn xác của tam cương ngũ thường là gì? Yêu cầu người dưới phục tùng người trên? Nói về bổn phận và tin tưởng? Hay còn ý nghĩa nào khác?
Nội Dung [Ẩn]
- Tam cương ngũ thường
- 1. Tam cương là gì?
- 2. Ngũ thường là gì?
- 3. Ý nghĩa tam cương ngũ thường
- Tam cương ngũ thường và tam tòng tứ đức
- Kết luận
TAM CƯƠNG NGŨ THƯỜNG LÀ GÌ?
Tam cương ngũ thường hay tam cương ngũ thường là lời dạy của Khổng Tử, người sáng lập Nho giáo. Cụm từ này buộc bất kỳ người nào trong chế độ phong kiến đều phải làm theo. Để làm rõ ý nghĩa của cụm từ đó, ta sẽ tiến hành phân tích bằng cách phân tách cụm từ này thành hai là “Tam cương” và “Ngũ thường”:
1. Tam cương là gì?
- Tam ( 三): Có nghĩa là “ba”.
- Cương (纲): Có nghĩa là “giềng” hay “đầu mối”. Nghĩa đen của từ cương (giềng mối) là sợi dây ở mép của lưới đánh cá, giúp lưới liên kết chắc chắn hơn.
Vậy Tam cương tiếng Trung Hoa là 三纲: Đại ý cho 3 mối quan hệ chủ đạo gắn kết với nhau trong cuộc sống.
Trong triều đại phong kiến hiểu theo nghĩa bóng, đây là ba mối quan hệ được các vua chúa lập ra để giữ được lòng trung thành của dân, cụ thể là:
- Mối quan hệ “Quân thần cương”: Đây là quan hệ tiên quyết trong chính trị mà các quân thần buộc tuân theo. Nó đi kèm với câu: “Quân xử thần tử, thần bất tử bất trung.” Theo pháp luật, thần tử phải luôn luôn trung thành, tuân lệnh vua bằng bất cứ giá nào. Vua luôn luôn đúng, công minh, vì vậy kháng lệnh vua thần tử chỉ có một con đường là “chết”.
- Mối quan hệ “Phụ tử” hay "Phụ cương": Là quan hệ của con và cha, con cái không được bất hiếu, phải nghe lời cha mẹ dạy bảo, hiếu thuận. “Phụ sử tử vong, tử bất vong bất hiếu”. Cũng giống như mối quan hệ vua tôi, cha có thể khiến cho chết, hoặc con có thể chết vì cha, nếu không thể chết thì con bất hiếu.
- Mối quan hệ “Phu thê”: Là quan hệ vợ chồng, phải có trách nhiệm giữ mối quan hệ hòa hảo với nhau, hạnh phúc, không cãi vã, vợ phải nghe lời chồng, yêu thương, bao bọc lẫn nhau.
Theo văn hóa Trung Hoa, với vua là phải “Trung”, với cha là phải “Hiếu” và với Vợ phải “Nghĩa tình”. Đây là ba mối quan hệ theo lẽ phải mà một người đàn ông ở chế độ phong kiến cần làm được. Và làm người phải cân bằng được các mối quan hệ để có sự hòa hợp nhất.
Bài viết liên quan:
- Cung hỷ là gì?
- Top 11 phần mềm dịch Tiếng Trung tốt nhất
- Top 30 Cap thả thính tiếng Trung Stt tình yêu ngọt ngào
- Top 9 Máy Phiên Dịch hỗ trợ giao tiếp GIÁ TỐT 2024
- Dĩ hòa vi quý là gì?
2. Ngũ thường là gì?
- Ngũ (五): Có nghĩa là “Năm”.
- Thường (常): Có nghĩa là “Thường thường”.
Ngũ thường tiếng Trung "五常 - Wǔcháng" chính là năm điều thường xuất hiện trong đời sống và nam nhân cần tuân thủ theo chuẩn mực, phép tắc của 5 điều đó. Cụ thể đó là: “Nhân Nghĩa Lễ Trí Tín.” Rộng hơn trong ngũ thường chính là 5 điều mà mỗi con người cần phải có khi sống ở trên cuộc đời này.
- Nhân (仁 - Rén): Nhân ở đây không phải là "Người”, mà từ Nhân được lấy trong từ “Nhân hậu”. Đại ý cho việc phải có lòng yêu thương, giúp đỡ, quý mến với tất cả mọi người, mọi vật xung quanh mình.
- Lễ (礼 - Rei): Từ “Lễ” được lấy trong từ lễ phép. Làm người cốt phải giữ được sự tôn trọng với người khác. Tuân thủ những phép tắc theo chuẩn mực Nho giáo đưa ra, kính trên nhường dưới, sống hòa nhã với mọi người.
- Nghĩa (义 - Yì): Chữ “Nghĩa” được tách ra trong từ chính nghĩa, sự tình nghĩa. Răn dạy chúng ta phải phải biết làm việc một cách chính trực và công tâm nhất trước mọi hoàn cảnh xét trên cả phương diện tình và lý.
- Trí (智 - Zhì): Từ “Trí” trong trí tuệ, trí khôn, ám chỉ người đàn ông trong xã hội cũ phải có đầu óc thông suốt. Có tuệ trí sẽ phân biệt được phải trái đúng sai, nào thiện nào ác, để sống một cuộc đời đứng đắn và có giá trị nhất.
- Tín (信 - Xìn): Từ “Tín” trong sự uy tín, sự tin tưởng tín nhiệm. Trong cuộc sống, nếu đã hứa bất kỳ điều gì rồi thì phải nghiêm túc thực hiện. Không thất hứa, vì nếu không giữ chữ tín, người đó sẽ bị xem là dối trá, gian manh.
3. Ý nghĩa Tam cương ngũ thường
Vậy hành theo Tam cương ngũ thường (三纲五常) chính là chuẩn mực đạo đức mà mỗi người trong xã hội cũ cần tuân theo. Thông qua đó, quan hệ giữa người với người với người sẽ được duy trì ổn định, và đất nước sẽ được thái bình thịnh vượng.
Tam cang ngũ thường khuyên con người sống theo lẽ tự nhiên, vì “ngũ thường” cũng chính là sự luân chuyển của trời đất. “Nhân - Mộc, Lễ - Hỏa, Nghĩa - Kim, Trí - Thủy, Tín - Thổ.” Thuận theo lẽ thường sẽ tránh được những tai ương, sự xấu xa của cuộc đời.
Trong xã hội thời đó, tam cương ngũ thường lời dạy của nho giáo vô cùng hà khắc. Tuy nhiên, nó không còn quá quan trọng và có sự liên kết với một con người xã hội ngày nay nữa. Bởi người ta cho rằng đó chỉ là 1 công cụ dành riêng cho chế độ quân chủ chuyên chế. Nhưng những điều đúng đắn về mặt đạo đức vẫn được gìn giữ cho đến nay, làm cho con người luôn có niềm tin, tôn trọng, lễ phép và chân thành với mọi người bên cạnh mình trong xã hội hiện đại.
TAM CƯƠNG NGŨ THƯỜNG VÀ TAM TÒNG TỨ ĐỨC
Tam cương ngũ thường thiên về chuẩn mực phép tắc, lễ nghĩa dành cho nam giới. Còn Tam tòng tứ đức lại chỉ cho những người phụ nữ, phải tuân thủ các điều:
-
Tam tòng là: Tại gia tòng phụ (Ở nhà phải nghe theo cha), Xuất giá tòng phu (Lấy chồng phải theo chồng), Phu tử tòng tử (Cha qua đời phải theo con).
-
Tứ đức là: Công (Giỏi làm, khéo léo), Dung (Hòa nhã, để ý sắc diện), Ngôn (Chú ý lời ăn tiếng nói dễ nghe), Hạnh (Giữ gìn đức hạnh, tính nết).
Vậy câu nói Tam tòng tứ đức khuyên răn người phụ nữ trong xã hội cũ phải sống phụ thuộc vào những người bên cạnh mình, không làm điều gì làm đổ vỡ hạnh phúc gia đình. Đồng thời phải giữ phẩm hạnh, sắc đẹp để thể hiện được sự tôn trọng với mọi người. Tuy nhiên, đây là một quan niệm không thực sự đúng đắn, ám chỉ sự bất công trọng nam khinh nữ của những con người xã hội phong kiến.
KẾT LUẬN
Như vậy, bài viết trên đây đã chia sẻ đến các bạn về tam cương ngũ thường có nghĩa là gì, đồng thời cũng lý giải về tam tòng tứ đức. Hy vọng qua đó sẽ giúp các bạn giải đáp được những thắc mắc về hai lời răn dạy về chuẩn mực đạo đức của Khổng Tử.
Từ khóa » Gia Tông Nghĩa Là Gì
-
Tống Thái Tông – Wikipedia Tiếng Việt
-
Tam Tòng, Tứ đức – Wikipedia Tiếng Việt
-
Xuất Giá Tòng Phu Là Gì? - Từ điển Thành Ngữ Tiếng Việt
-
Vài Nét Về Cách Xưng Hô Trong đạo Phật | Sở Nội Vụ Nam Định
-
Tổng Giá Trị Gia Tăng Là Gì? Ý Nghĩa, đặc điểm, Công Thức Tính Và Ví Dụ?
-
Giải Thích Thuật Ngữ, Nội Dung Và Phương Pháp Tính Một Số Chỉ Tiêu ...
-
Giải Thích Thuật Ngữ, Nội Dung Và Phương Pháp Tính Một Số Chỉ Tiêu ...
-
Ý Nghĩa Số Chủ đạo 11 Trong Thần Số Học - MoMo
-
Ý Nghĩa Và Giá Trị Cuốn Sách Của Tổng Bí Thư - Tin Tức, đọc Báo, Sự Kiện
-
Xuất Giá Nghĩa Là Gì? - Từ-điể
-
Lịch Sử Và ý Nghĩa Ngày Phụ Nữ Việt Nam - 20/10
-
Ý Nghĩa Những Tên Gọi Của Hà Nội Qua Các Thời Kỳ Lịch Sử | Văn Hóa
-
Đếm Dữ Liệu Bằng Cách Sử Dụng Truy Vấn - Microsoft Support