Tạm đình Chỉ Công Việc Là Gì? Lương Trong Thời ... - Luật Dương Gia
Có thể bạn quan tâm
Mục lục bài viết
- 1 1. Tạm đình chỉ công việc là gì?
- 2 2. Quy định về tạm đình chỉ công việc của người lao động:
- 3 3. Lương trong thời gian tạm đình chỉ công việc của người lao động:
- 4 4. Bị tạm đình chỉ công việc có được hưởng lương không?
1. Tạm đình chỉ công việc là gì?
Tạm đình chỉ công việc là buộc người lao động phải ngừng việc tạm thời để điều tra, xác minh những vụ vi phạm kỉ luật lao động phức tạp mà người lao động đó là đương sự, do người sử dụng lao động áp dụng theo quy định của pháp Luật.
2. Quy định về tạm đình chỉ công việc của người lao động:
Trong các trường hợp khác nhau được quy định trong bộ luật lao động 2019 thì việc tạm đình chỉ công việc của người lao động được quy định tại Điều 128 Bộ Luật lao động 2019 quy định về tạm đình chỉ công việc như sau:
1. Người sử dụng lao động có quyền tạm đình chỉ công việc của người lao động khi vụ việc vi phạm có những tình tiết phức tạp nếu xét thấy để người lao động tiếp tục làm việc sẽ gây khó khăn cho việc xác minh. Việc tạm đình chỉ công việc của người lao động chỉ được thực hiện sau khi tham khảo ý kiến của tổ chức đại diện người lao động tại cơ sở mà người lao động đang bị xem xét tạm đình chỉ công việc là thành viên.
2. Thời hạn tạm đình chỉ công việc không được quá 15 ngày, trường hợp đặc biệt không được quá 90 ngày. Trong thời gian bị tạm đình chỉ công việc, người lao động được tạm ứng 50% tiền lương trước khi bị đình chỉ công việc.
Hết thời hạn tạm đình chỉ công việc, người sử dụng lao động phải nhận người lao động trở lại làm việc.
3. Trường hợp người lao động bị xử lý kỷ luật lao động, người lao động cũng không phải trả lại số tiền lương đã tạm ứng.
4. Trường hợp người lao động không bị xử lý kỷ luật lao động
Theo đó thì Tạm đình chỉ công việc là việc người sử dụng lao động buộc người lao động tạm dừng việc thực hiện công việc trong một khoảng thời gian theo quy định về việc Tạm đình chỉ công việc không phải là một hình thức kỉ luật và cũng không phải là một thủ tục bắt buộc trong trình tự, thủ tục xử lí kỉ luật theo quy định của pháp luật
Đối với Người sử dụng lao động có thể áp dụng biện pháp Tạm đình chỉ công việc trong một số trường hợp nhất định trước khi xử lí kỉ luật người lao động nhằm các mục đích cụ thể như để có thời gian điều tra xác minh hành vi vi phạm kỉ luật của người lao động. theo đó thì thông thường đối với những vụ việc vi phạm có những tình tiết phức tạp và nếu trong truong hop xét thấy để người lao động tiếp tục làm việc sẽ gây khó khăn cho việc xác minh thì đối với phía người sử dụng lao động có quyền tạm đình chỉ công việc của người lao động theo quy định của pháp luật nhung phải thực hiện các nghĩa vụ đối vơi người lao động (nếu có)
Xem thêm: Căn cứ ra quyết định tạm đình chỉ công tác, tạm thời chuyển vị trí công tác khácĐối với Thời hạn tạm đình chỉ công việc không được quá 15 ngày, trường hợp đặc biệt không được quá 90 ngày. và sau khi Hết thời hạn tạm đình chỉ công việc, người sử dụng lao động phải nhận người lao động trở lại làm việc. theo quy định. Như vậy việc tạm đình chỉ công việc đối với người lao động chỉ mang tính chất tạm thời.
Như vậy tạm đình chỉ công việc của người lao động không phải là hình thức kỷ luật lao động và cũng không phải là thủ tục bắt buộc đối với người sử dụng lao động trong các trường hợp khi xử lý kỷ luật người lao động. Đối với việc Tạm đình chỉ công việc của người lao động thì đó sẽ là biện pháp pháp lý do pháp luật quy định, và được người sử dụng lao động áp dụng trong trường hợp người lao động vi phạm kỷ luật lao động mà vụ việc có nhiều tình tiết phức tạp, Nhưng xét thấy để người lao động tiếp tục làm việc sẽ gây khó khăn cho việc phát hiện hay gây khó khăn trong điều tra, xác minh, thu thập chứng cứ trong các vụ việc. Theo đó, người sử dụng lao động chỉ được thực hiện quyền này sau khi đã tham khảo ý kiến của tổ chức công đoàn theo đúng quy định của pháp luật
đối với Việc Tạm đình chỉ công việc của người lao động hướng đến mục đích cụ thể đó là nhằm tạo điều kiện điều tra, và cách xác minh sự việc nhanh chóng, xác minh chính xác để làm căn cứ cho việc xử lý kỷ luật lao động hay để bồi thường thiệt hại vật chất được đúng đắn, tạo ra sự công bằng và bảo đảm tăng cường kỷ luật lao động trong đơn vị theo đúng quy định của pháp luật. Như vậy dù tổ chức công đoàn không nhất trí thì người sử dụng lao động vẫn có quyền quyết định và chịu trách nhiệm về quyết định của mình trong các trường hợp cụ thể
Xem thêm: Các trường hợp và trình tự thủ tục tạm đình chỉ công việcĐối với thẩm quyền áp dụng biện pháp tạm đình chỉ công việc của người lao động thuộc quyền của người sử dụng lao động, nhưng do người lao động bị tạm đình chỉ công việc đồng nghĩa với việc không được đi làm, không có tiền lương để bảo đảm đời sống bản thân và gia đình, do đó nên căn cứ vào Điều 129 BLLĐ đã quy định cụ thể về thời hạn và thực hiện các thủ tục tạm đình chỉ công việc đối với người lao động và quyền lợi của người lao động trong thời gian bị tạm đình chỉ công việc. với các Mục đích của quy định này không chỉ bảo đảm quyền quản lý lao động của người sử dụng lao động mà còn bảo đảm đời sống của người lao động khi vì lý do nào đó mà không được đi làm và không có tiền lương.
3. Lương trong thời gian tạm đình chỉ công việc của người lao động:
Căn cứ Tại khoản 2 Điều 128 Bộ Luật lao động 2019 quy định về tạm đình chỉ công việc như sau: Điều 128. Tạm đình chỉ công việc
2. Thời hạn tạm đình chỉ công việc không được quá 15 ngày, trường hợp đặc biệt không được quá 90 ngày. Trong thời gian bị tạm đình chỉ công việc, người lao động được tạm ứng 50% tiền lương trước khi bị đình chỉ công việc.
Hết thời hạn tạm đình chỉ công việc, người sử dụng lao động phải nhận người lao động trở lại làm việc.
Căn cứ Khoản 5 Nghị định 05/2015/NĐ-CP quy định tiền lương làm căn cứ để trả lương cho người lao động trong thời gian ngừng việc như sau: Tiền lương làm căn cứ để tạm ứng cho người lao động trong thời gian tạm thời nghỉ việc để thực hiện nghĩa vụ công dân theo quy định tại Khoản 2 Điều 100 hoặc bị tạm đình chỉ công việc quy định tại Điều 129 của Bộ luật lao động 2012 là tiền lương theo hợp đồng lao động của tháng trước liền kề trước khi người lao động tạm thời nghỉ việc hoặc bị tạm đình chỉ công việc và được tính tương ứng với các hình thức trả lương theo thời gian quy định tại Khoản 1 Điều 22 Nghị định này
Như vậy, trong thời gian bị tạm đình chỉ công việc theo quy định tại Điều 129 Bộ luật lao động 2012, người lao động được tạm ứng 50% tiền lương theo hợp đồng lao động của tháng liền kề trước khi người lao động bị tạm đình chỉ công việc.
Xem thêm: Tạm đình chỉ công việc và hậu quả pháp lý4. Bị tạm đình chỉ công việc có được hưởng lương không?
– Khi bị tạm đình chỉ công việc thì Quyền lợi mà người lao động được hưởng khi tạm định chỉ công việc như sau:
+ Trong trường hợp bị tạm đình chỉ công việc thì người lao động được 50% tiền lương trước khi bị đình chỉ công việc. như vậy để đảm bảo cho thời gian người lao động bị tạm đình chỉ công việc vẫn đảm bảo cuộc sống sinh hoạt bình thường thì đây là các biện pháp hữu hiệu nhất
+ Trong các Trường hợp người lao động bị xử lý kỷ luật lao động và người lao động cũng không phải trả lại số tiền lương đã tạm ứng của công ty
+ Trong các Trường hợp người lao động không bị xử lý kỷ luật lao động thì được người sử dụng lao động trả đủ tiền lương cho thời gian bị tạm đình chỉ công việc theo quy định của pháp luật
+ Người bị tạm đình chỉ công tạm thời việc nếu thấy không thỏa đáng có quyền khiếu nại với người sử dụng lao động va khiếu nại với cơ quan có thẩm quyền theo quy định của pháp luật hoặc yêu cầu giải quyết tranh chấp lao động theo trình tự do pháp luật hiện hành quy định.
Căn cứ theo điều 128 Bộ luật lao động 2019 quy định thì đối với trường hợp tạm đình chỉ công việc của người lao động trong thời gian bị tạm đình chỉ công việc, thời gian đó người lao động vẫn được tạm ứng 50% tiền lương và Sau khi có kết luận người lao động có vi phạm và bị xử lý kỷ luật lao động thì công ty không phải trả nốt 50% còn lại tuy nhiên người lao động cũng không phải hoàn trả 50% tiền lương đã tạm ứng theo quy định của pháp luật.
Trong các Trường hợp không chứng minh được lỗi vi phạm của người lao động thì Doanh nghiệp đó có trách nhiệm trả nốt 50% tiền lương còn lại trong thời gian bị tạm đình chỉ công việc của người lao động và Đối với hành vi gây thiệt hại nghiêm trọng đến tài sản của Doanh nghiệp thì Doanh nghiệp có thể khởi kiện dân sự người lao động ra Tòa án để yêu cầu bồi thường thiệt hại.
Từ khóa » đình Chỉ Công Tác Có Nghĩa Là Gì
-
Tạm đình Chỉ Công Việc Là Gì? Trường Hợp Nào Bị Tạm ... - LuatVietnam
-
Khi Nào Cán Bộ Công Chức Bị đình Chỉ Công Tác? - LuatVietnam
-
Đình Chỉ, Tạm đình Chỉ Công Tác Cán Bộ, Công Chức Trong Trường Hợp ...
-
Tạm đình Chỉ Công Việc Là Gì ? Quy định Về Tạm đình Chỉ Công Việc
-
Những Căn Cứ Ra Quyết định Tạm đình Chỉ Công Tác, Tạm Thời Chuyển ...
-
Những Căn Cứ Ra Quyết định Tạm đình ... - Ban Nội Chính Trung ương
-
Đình Chỉ Chức Vụ Khác đình Chỉ Công Tác? - PLO
-
Quyết định Tạm đình Chỉ Công Tác - Luật Minh Gia
-
Thông Tư 13-LĐ/TT đình Chỉ Công Tác Cán Bộ, Nhân Viên Nhà Nước
-
Hướng Dẫn Việc đình Chỉ Công Tác đối Với Cán Bộ, Nhân Viên Nhà Nước
-
Chức Năng, Nhiệm Vụ - Văn Phòng Chính Phủ
-
Chức Năng, Nhiệm Vụ, Quyền Hạn Của HĐND, UBND Huyện Trang ...
-
Chức Năng, Nhiệm Vụ, Quyền Hạn Và Cơ Cấu Tổ Chức Của Bộ Giáo ...
-
[PDF] Chuyên đề 3 CÔNG VỤ, CÔNG CHỨC 1. CÔNG VỤ 1.1. Những Vấn ...