Tam độc – Wikipedia Tiếng Việt

Tam độc được đại diện trong trung tâm của bánh xe luân hồi dưới hình tướng là lợn (si), chim (tham) và rắn (sân).
Một phần của loại bài về
Phật giáo
Lịch sử
  • Niên đại phát triển
  • Thích-ca Mâu-ni
  • Thập đại đệ tử
  • Phật giáo Nguyên thủy
  • Đại hội kết tập
  • Bộ phái Phật giáo
  • Phật giáo Hy Lạp hóa
  • Phật giáo qua Con đường tơ lụa
  • Phật giáo suy tàn ở Ấn Độ
  • Phong trào Phật giáo hiện đại
Khái niệm
  • Pháp
  • Pháp luân
  • Trung đạo
  • Tứ diệu đế
  • Bát chính đạo
  • Ngũ uẩn
  • Vô thường
  • Khổ
  • Vô ngã
  • Duyên khởi
  • Giới
  • Tính Không
  • Nghiệp
  • Tái sinh
  • Luân hồi
  • Vũ trụ học Phật giáo
  • Sáu cõi luân hồi
  • Giác ngộ
Kinh điển
  • Kinh văn sơ kỳ
  • Kinh văn Đại thừa
  • Tam tạng
  • Kinh điển Pāli
  • Kinh văn Tạng ngữ
  • Kinh văn Hán ngữ
Tam học
  • Tam bảo
  • Quy y
  • Giải thoát
  • Ngũ giới
  • Ba-la-mật-đa
  • Thiền
  • Tư tưởng
  • Pháp cúng
  • Công đức
  • Niệm
  • Chánh niệm
  • Bát-nhã
  • Tứ vô lượng
  • Tam thập thất bồ-đề phần
  • Tu học
  • Cư sĩ
  • Tụng kinh
  • Hành hương
  • Trai thực
Niết-bàn
  • Tứ thánh quả
  • A-la-hán
  • Duyên giác
  • Bồ tát
  • Phật
  • Như Lai
  • Phật Mẫu
Tông phái
  • Thượng tọa bộ
  • Đại thừa
  • Kim cương thừa
  • Thiền tông
  • Tịnh độ tông
  • Tiểu thừa
Ở các nước
  • Ấn Độ
  • Sri Lanka
  • Campuchia
  • Thái Lan
  • Myanmar
  • Lào
  • Trung Quốc
  • Việt Nam
  • Đài Loan
  • Nhật Bản
  • Hàn Quốc
  • Triều Tiên
  • Malaysia
  • Tây Tạng
  • Bhutan
  • Mông Cổ
  • Khác (Trung Á, Châu Âu, Châu Phi, Châu Mỹ, Châu Đại dương, Hoa Kỳ, Nga, Nepal, Tân Cương, Indonesia, Brunei ...)
icon Cổng thông tin Phật giáo
  • x
  • t
  • s

Tam độc (tiếng Phạn: triviṣa), trong Phật giáo, nói về ba trạng thái tinh thần có hại: ngu si (vô minh) (tiếng Phạn: Moha), tham lam (tiếng Phạn: Lobha), sân hận (tiếng Phạn: Dosa).

Vì bị kiềm chế bởi tam độc (tham, sân, si) nên chúng sinh luôn tạo nghiệp ác, từ đó tạo ra trong tâm thức những nghiệp lực dưới dạng tiền định lực, trói buộc tâm thức. Khi mạng sống chấm dứt, chúng sinh bị kiềm chế bởi những tiền định lực ấy sẽ phải đi theo nghiệp lực của mình để tái sinh trong sáu cõi luân hồi với một tâm thức và thân thể của kiếp sống mới, phù hợp với các nghiệp nhân đã tạo tác ra trong quá khứ. 

Tam độc là phần chính giữa trong bức tranh "Bánh xe luân hồi" (Bhavachakra), đặt tại nhiều tu viện Phật giáo ở Tây Tạng, với hình ảnh: con chim, rắn và lợn cắn đuôi nhau.[1][2]

Tham

[sửa | sửa mã nguồn]

Tham (Lobha), bắt nguồn từ "Lubh", bám chặt vào, hay cột lại, có thể được dịch là "luyến ái", hay "bám níu". Ái dục cũng được dùng trong nghĩa tương đương với lobha. Khi giác quan tiếp xúc với một đối tượng đáng được ưa thích, tức trần cảnh khả ái, thông thường có sự luyến ái hay bám níu phát sanh. Ngược lại, nếu đối tượng không đáng được ưa thích thì có tâm bất toại nguyện. Một số học giả dùng danh từ "khát vọng" nhằm để hướng thiện cho lòng tham có kiểm soát.

Sân

[sửa | sửa mã nguồn]

Sân (dosa) là sự bất toại nguyện hay paṭigha. Sân (Dosa) xuất nguyên từ căn "dus", sự không bằng lòng, không vui, bất toại nguyện, sự bất mãn. Paṭigha do căn "paṭi", chống lại, và "gha", chạm vào, đụng, tiếp xúc, ác ý, sự thù hận cũng được xem như có ý nghĩa tương đương với paṭigha.

Si

[sửa | sửa mã nguồn]

Si (Moha) do căn "muh", lầm lạc, ảo tưởng. Đó là trạng thái mê mờ, lầm lạc, ảo tưởng. Chính moha bao trùm đối tượng như một đám mây mờ và làm cho tâm mù quáng, không thấy rõ. Moha còn được phiên dịch là không biết, si mê.  

Các trạng thái tinh thần đối lập với tam độc:

[sửa | sửa mã nguồn]
  • Vô tham hay bố thí
  • Vô sân hay tâm từ
  • Vô si hay bát-nhã

Phép tu

[sửa | sửa mã nguồn]
  • Ta phải thực hành phép "Thiểu dục tri túc" (Ít muốn biết đủ).
  • Ta phải tập dừng lại, tập quan sát để có thể biết phân biệt đúng sai, phải trái.
  • Ta phải biết thực hành pháp môn tu tứ niệm xứ ( thân niệm xứ, thọ niệm xứ, tâm niệm xứ, pháp niệm xứ).

Kết luận

[sửa | sửa mã nguồn]

Theo Vi Diệu Pháp (Abhidhamma) thì tam độc (tham - sân - si) có quan hệ với nhau:

  • Si (moha) nằm trong tất cả các loại tâm bất thiện.
  • Tham (lobha) và sân (dosa) không phát sanh một mình mà luôn luôn phối hợp với si (moha).
  • Còn si (moha) thì có thể khởi sanh đơn độc một mình. Do đó có danh từ: si mê mạnh mẽ "momūha".

Đối nghịch hẳn với ba căn (tam độc) ở trên, là ba căn thiện (Kusala). Ba căn nầy không những hàm xúc sự vắng mặt một số điều kiện bất thiện mà còn bao hàm sự hiện hữu của những điều kiện có tánh cách "thiện" một cách tích cực, cụ thể:

  • Vô tham (alobha) không phải chỉ có nghĩa là không luyến ái (không tham), mà cũng là quảng đại, bao dung, rộng rãi, bố thí.
  • Vô sân (adosa) cũng không phải chỉ là không sân hay không thù hận, mà còn là thiện ý, thiện chí, hay tâm từ(mettā).
  • Vô si (amoha) không phải chỉ là không si mê mà cũng là trí tuệ hay tri kiến, minh mẫn sáng suốt (ñāṇa hay paññā).  

Xem thêm

[sửa | sửa mã nguồn]
  • Vô minh
  • Ảo ảnh (Phật giáo)
  • Luân hồi
  • Vô ngã

Tham khảo

[sửa | sửa mã nguồn]
  1. ^ David Loy (2003). The Great Awakening: A Buddhist Social Theory. Simon and Schuster. tr. 28. ISBN 978-0-86171-366-0.
  2. ^ Guido Freddi (2019). “Bhavacakra and Mindfulness”. Chú thích journal cần |journal= (trợ giúp)
  • Vi Diệu Pháp Toát Yếu (Nārada Mahā Thera)
  • Phật giáo Việt Nam
  • Giáo hội Phật giáo Việt Nam Thống Nhất
  • Chương trình tu học bậc Hướng thiện.
Hình tượng sơ khai Bài viết chủ đề Phật giáo này vẫn còn sơ khai. Bạn có thể giúp Wikipedia mở rộng nội dung để bài được hoàn chỉnh hơn.
  • x
  • t
  • s
Bảng các chữ viết tắt
bo.: Bod skad བོད་སྐད་, tiếng Tây Tạng | ja.: 日本語 tiếng Nhật | ko.: 한국어, tiếng Triều Tiên |pi.: Pāli, tiếng Pali | sa.: Sanskrit संस्कृतम्, tiếng Phạn | zh.: 中文 chữ Hán

Từ khóa » độ Sân Si