Tấm Gỗ ép Công Nghiệp Giá Rẻ Mua ở đâu? - Gỗ Hiếu Hương
Có thể bạn quan tâm
Mục lục bài viết
- 1 Gỗ ép công nghiệp là gì?
- 2 Các loại cốt gỗ ép công nghiệp phổ biến
- 3 Các loại bề mặt của gỗ công nghiệp phổ biến
- 4 Mua tấm gỗ ép công nghiệp giá rẻ ở đâu?
- 5 Thông tin liên hệ
Gỗ ép công nghiệp là gì?
Đây là loại gỗ được sản xuất bằng cách ép những sợi bột gỗ, dăm gỗ hay những mảnh gỗ nhỏ lại với nhau bằng chất kết dính ở điều kiện áp suất cao để thành một tấm lớn. Nguyên liệu sản xuất gỗ ép công nghiệp thường là các loại gỗ tự nhiên rừng trồng ngắn ngày hay các dăm gỗ vụn như keo, bạch đàn, cao su, thông, tràm, bồ đề, mỡ… Cấu tạo của gỗ công nghiệp thường gồm 2 phần là lớp bề mặt và lớp cốt gỗ. Trên thị trường hiện nay có rất nhiều loại bề mặt và cốt gỗ, mỗi loại bề mặt kết hợp với một loại cốt gỗ sẽ cho ra một loại vật liệu mới với những ưu nhược điểm riêng biệt.
Các loại cốt gỗ ép công nghiệp phổ biến
MDF (Medium Density Fiberboard – gỗ ván sợi có mật độ trung bình): Là loại vật liệu được ép từ sợi bột gỗ. Các cây gỗ nguyên liệu sau khi thu hoạch, tách vỏ sẽ được xay thành bột nhuyễn. Chính vì thế mà gỗ MDF có bề mặt vô cùng nhẵn mịn, khi chế biến cũng cho những đường cắt vô cùng sắc nét. Bên cạnh đó, MDF còn có giá thành rẻ và độ bền tương đối cao. Do vậy mà MDF, đặc biệt là MDF loại lõi xanh chống ẩm đang được đặc biệt yêu thích. Loại gỗ này phù hợp để làm nội thất, vách ngăn CNC…
Gỗ công nghiệp MDF loại thường và chống ẩm
Gỗ ván dăm (Okal): Có cách thức sản xuất tương tự MDF, tuy nhiên các cây gỗ nguyên liệu sẽ được băm thành dăm nhỏ thay vì bột nhuyễn như MDF. Chính do cách thức sản xuất như vậy mà mật độ gỗ của ván dăm (okal) sẽ không được cao như MDF, khiến cho gỗ dễ bị độ ẩm xâm nhập làm giảm tuổi thọ của ván. Bù lại thì loại ván này lại có thành rất rẻ, rẻ nhất trong các loại gỗ công nghiệp phổ biến trên thị trường. Vì thế mà chúng cũng được rất nhiều người lựa chọn để làm nội thất văn phòng, phòng học…
Cốt gỗ ván dăm (Okal)
Gỗ dán (Plywood): Có cấu tạo gồm nhiều lớp gỗ tự nhiên mỏng (thường là 1mm) được ép chồng lên nhau. Do diện tích tiếp xúc giữa các lớp gỗ lớn nên chúng có khả năng chịu lực, chống cong vênh tốt và chống ẩm vượt trội. Tuy nhiên loại gỗ này cũng có nhược điểm là giá thành tương đối cao, khi cắt xẻ dễ bị xước cạnh. Ứng dụng của loại gỗ ép này vô cùng đa dạng, từ làm nội thất đến vách ngăn, sàn gác xép, khuôn cửa…
Cốt gỗ dán (Plywood)
Ngoài 3 loại cốt gỗ phổ biến trên thì còn có các loại gỗ công nghiệp khác như gỗ ghép thanh, gỗ HDF, gỗ nhựa PVC…
Các loại bề mặt của gỗ công nghiệp phổ biến
Melamine: Đây là một lớp giấy đã được in sẵn các loại hoa văn trang trí (thường là vân gỗ) sau đó tẩm nhúng qua keo Melamine. Sau khi lớp giấy này được ép lên bề mặt gỗ công nghiệp ở nhiệt độ thích hợp, keo Melamine sẽ nóng chảy và liên kết chặt chẽ với tấm ván. Chúng sẽ tạo thành lớp bề mặt nhựa trơ vừa giúp trang trí, vừa giúp kháng ẩm cho tấm ván. Ưu điểm của loại bề mặt này chính là có giá thành rẻ, thời gian gia công nhanh chóng.
Giấy Melamine để sản xuất ván gỗ công nghiệp
Laminate: Có cấu tạo gồm 3 lớp là lớp màng phủ Overlay bảo vệ bề mặt, lớp giấy in hoạ tiết trang trí, cuối cùng là lớp giấy nền Kraft dẻo dai. Các lớp này được ép lại với nhau bằng keo Melamine và Phenolic trong điều kiện nhiệt độ và áp suất cao. Để liên kết với các tấm ván ép, Laminate cần sử dụng các loại keo chuyên dụng như keo nhiệt, keo phun hay keo sữa… Có chức năng tương tự như Melamine nhưng Laminate mang lại khả năng chống xước, chống ẩm và tăng cường khả năng chịu lực vượt trội hơn hẳn. Đó cũng là lý do giá thành Laminate cao hơn nhiều so với Melamine mà chưa kể đến công dán bề mặt.
Cấu tạo của tấm Laminate (High Pressure Laminate)
Acrylic: Khác với các loại bề mặt trên có thành phần chủ yếu là giấy, Acrylic lại được tạo thành từ nhựa nên khả năng chịu nước cực tốt. Màu sắc của nhựa Acrylic có chiều sâu nên mang vẻ đẹp vô cùng bắt mắt và sang trọng. Nhược điểm của loại vật liệu này chính là giá thành cao, không tạo được nhiều hiệu ứng bề mặt (sần, sần hạt mưa, xước,…) như Laminate và Melamine.
Hình ảnh mẫu tấm Acrylic
Veneer (ván lạng): là một lớp gỗ tự nhiên rất mỏng (thường từ 0.6 – 3 mm) được lạng ra từ thân cây gỗ tự nhiên. Ưu điểm lớn nhất của loại bề mặt này chính là mang lại vẻ đẹp chân thực và tự nhiên cho tấm ván. Nhược điểm của chúng chính là khả chống xước kém hơn các loại bề mặt khác, phải tốn thời gian sơn phủ khiến chi phí đội lên cao.
Tấm ván lạng (Veneer)
Mua tấm gỗ ép công nghiệp giá rẻ ở đâu?
Công ty TNHH Hiếu Hương là đơn vị chuyên cung cấp các loại vật liệu sản xuất nội thất hàng đầu miền Bắc. Chúng tôi cung cấp các loại gỗ ép công nghiệp phổ biến như MDF, HDF, Ván dăm (Okal), gỗ dán (Plywood), gỗ ghép thanh… cùng các dịch vụ gia công dán bề mặt Melamine, Laminate, Acrylic bằng công nghệ hiện đại. Các sản phẩm Hiếu Hương cung cấp luôn có chất lượng cùng giá thành cạnh tranh hàng đầu trên thị trường.
Địa chỉ cung cấp tấm gỗ ép công nghiệp giá rẻ tại Hải Phòng
Máy ép giấy Melamine của Hiếu Hương
Máy dán bề mặt Laminate và Acrylic bằng keo nhiệt
Thông tin liên hệ
Công ty TNHH Hiếu Hương
Điện thoại phòng bán hàng: 02253.701.432 (T2-T7 giờ hành chính)
Hotline: 0767.82.8888 – 0984.777.860
Địa chỉ: số 930 Nguyễn Văn Linh, An Dương, Hải Phòng
Website: gohieuhuong.vn
Từ khóa » Mua Tấm Gỗ ép Công Nghiệp
-
Tấm Gỗ ép Công Nghiệp Giá Rẻ | Liên Hệ 0829 84 84 84 Nhận ưu đãi ...
-
Báo Giá Gỗ ép Công Nghiệp Giá Rẻ - Minh Long Home
-
Báo Giá Gỗ Công Nghiệp| Gỗ Ghép| MDF| Okal Giá Rẻ Nhất TPHCM 2022
-
Tấm Gỗ ép Công Nghiệp - Kích Thước & Bảng Giá Các Loại 2022
-
Bảng Báo Giá Gỗ ép Công Nghiệp Các Loại Cụ Thể Nhất Năm 2022
-
Cập Nhật Bảng Giá Ván Gỗ ép Trên Thị Trường 2021
-
Tổng Hợp Tấm Gỗ Ép Giá Rẻ, Bán Chạy Tháng 7/2022 - BeeCost
-
Bảng Giá Ván Gỗ Công Nghiệp Mới Nhất 2022 Trên Thị Trường
-
Bảng Giá Gỗ Công Nghiệp Chi Tiết Nhất Hiện Nay - Top Nội Thất
-
GỖ VÁN ÉP CÔNG NGHIỆP 1220x2440x18mm | Shopee Việt Nam
-
Giá Gỗ ép Công Nghiệp - Gỗ Minh Long
-
Gỗ Ép Công Nghiệp Là Gì? Đặc Điểm, Phân Loại Và Báo Giá
-
Nơi Bán Gỗ Tấm Ép Công Nghiệp Giá Rẻ, Uy Tín, Chất Lượng Nhất