Tấm Gương điển Hình Tiên Tiến - Cổng Thông Tin điện Tử Sở Y Tế Hà Nội
Có thể bạn quan tâm
Trong cuộc chiến chống dịch Covid-19 nói riêng, trong công tác chăm sóc sức khỏe nhân dân nói chung, những chiến sĩ áo trắng đã âm thầm, lặng lẽ dấn thân, cống hiến, hy sinh tình cảm và lợi ích cá nhân để mang lại cuộc sống bình an cho người dân. Trong số đó phải kể đến TS.BS Trần Thị Oanh, Phó Giám đốc Bệnh viện đa khoa Đức Giang.
TIN LIÊN QUANTS.BS Trần Thị Oanh tâm sự: “Ngay từ đầu năm 2020 khi dịch Covid-19 xuất hiện tại Việt Nam, với vai trò là thành viên Tiểu Ban điều trị Covid-19 của Bệnh viện đa khoa Đức Giang, tôi đã cùng các thành viên trong nhóm tích cực xây dựng phác đồ điều trị ca bệnh nặng, nguy kịch tại đơn vị; đồng thời, tham gia đào tạo trực tiếp và trực tuyến hỗ trợ bệnh viện tuyến dưới điều trị để hạn chế việc bệnh nhân Covid-19 chuyển nặng, nâng tầng… Với khối lượng công việc lớn và áp lực, bởi vậy tôi luôn phải sắp xếp thời gian và công việc khoa học để có thể hoàn thành mọi nhiệm vụ được giao. Đơn cử, trước một ca trực với nhiều bệnh nhân nặng, nguy cơ diễn biến xấu đi bất cứ lúc nào; rồi có thể phải tiếp nhận nhiều ca bệnh nặng cùng một lúc; vừa phải tham gia hội chẩn cấp cứu… thì người thầy thuốc từ lúc nhận ca đã phải biết sắp xếp công việc hợp lý để quán xuyến và đảm bảo guồng công việc diễn ra trôi chảy".
Bác sĩ Trần Thị Oanh đi buồng thăm, khám cho bệnh nhân tại bệnh viện.
Với hơn 25 năm trong nghề y và gần 20 năm làm Hồi sức cấp cứu, bác sĩ Oanh đủ bình tĩnh và kinh nghiệm để xử lý mọi tình huống có thể diễn ra. Và chính nghề nghiệp tạo cho bản thân thói quen sắp xếp công việc khoa học và cố gắng tìm giải pháp phù hợp để hoàn thành công việc tốt nhất.
Theo bác sĩ Oanh, những ngày cuối năm 2021, dịch diễn biến ngày càng phức tạp và khó lường. Số ca bệnh tăng cao dẫn đến nguy cơ quá tải hệ thống bệnh viện nếu không có sự phân luồng bệnh nhân phù hợp. Bởi vậy tổ chuyên môn của Bệnh viện đa khoa Đức Giang đã tích cực xây dựng công cụ chuyên môn, phối hợp với Công ty phần mềm xây dựng hệ thống Quản lý F0 tại nhà giúp phân loại nhanh chóng mức độ nặng của bệnh nhân và quản lý người bệnh bị nhiễm. 90% các bệnh nhân nhiễm Covid-19 mức độ nhẹ, hoặc không triệu chứng được quản lý tại nhà; được hướng dẫn tự khai báo theo dõi sức khỏe hàng ngày, được theo dõi và kết thúc cách ly; khi người bệnh có nguy cơ chuyển nặng sẽ được y tế cơ sở tiếp cận sớm nhất, liên hệ chuyển viện phù hợp.
"Nhiều đêm y, bác sĩ căng mình làm việc. Số ca F0 mỗi ngày tăng liên tục. Tôi cùng đồng đội trong bộ đồ bảo hộ trắng tinh lao vào nhận bệnh nhân, tất bật bố trí chỗ ăn ở, nghỉ ngơi và thăm khám cho bệnh nhân. Những ca bệnh trở nặng cũng tăng dần theo số lượng bệnh nhân F0 nhập viện. Chúng tôi đã tích cực giúp bệnh nhân thở oxy và điều trị theo phác đồ của Bộ Y tế. Nghề y là nghề đặc thù và người làm nghề y làm việc trong môi trường đặc thù. Gác lại những vất vả của bản thân, tôi cùng các đồng nghiệp trong bệnh viện đều cảm thấy mọi vất vả, hy sinh của nhân viên y tế như được bù đắp vì đã tích cực điều trị các bệnh nhân nặng, cứu sống nhiều ca bệnh nguy kịch, hạn chế số ca tử vong do Covid-19 trên địa bàn thành phố. Và những vất vả, hy sinh đó đã được người thân, bạn bè và toàn xã hội cảm nhận rõ hơn, dành cho nhiều sự chia sẻ và tôn trọng", bác sĩ Oanh sự tâm sự
Hơn 25 năm công tác trong ngành y, dù ở cương vị nào hay làm ở đơn vị nào, bác sĩ Oanh cũng để lại ấn tượng là một bác sĩ làm việc với tinh thần trách nhiệm cao, hoàn thành tốt nhiệm vụ, thể hiện đầy đủ y đức của người thầy thuốc hết lòng vì dân, tận tâm với nghề chữa bệnh cứu người.
Vũ Thị Tuyết
Vũ Thị Tuyết
Các tin khác- Hành trình đầy hy sinh và cống hiến của nữ bác sĩ gây mê hồi sức
- Nữ bác sĩ 9X đem niềm vui và hy vọng cho sản phụ
- Người thầy thuốc truyền lửa cho thế hệ trẻ
- "Nữ hùng" nơi rốn lũ
- Dược sĩ Tạ Phúc Hiển - tấm gương tích cực tham gia hiến máu nhân đạo
- Người anh hùng thầm lặng nơi phòng mổ - Hành trình hơn 30 năm thắp sáng hy vọng
- Hướng dẫn về việc bổ sung về việc đăng ký khám bệnh, chữa bệnh bảo hiểm y tế ban đầu tại Bệnh viện Lão khoa Trung ương năm 2024
- Giám sát phản ứng có hại của thuốc (ADR) tại cơ sở khám bệnh, chữa bệnh
- Tăng cường các biện pháp phòng chống dịch bệnh tại các cơ sở kinh doanh thuốc trong dịp Tết Nguyên đán 2022
- Đảm bảo cung ứng thuốc phòng chống dịch bệnh và nhu cầu sử dụng thuốc trong dịp Tết Nguyên đán Nhâm Dần 2022
- 4289/QĐ-SYT Quyết định về việc giao chỉ tiêu Kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội và dự toán thu, chi ngân sách năm 2022 cho các đơn vị thuộc Sở Y tế Hà Nội
- 10722/BYT-DP Về việc tiêm vắc xin phòng Covid-19 liều cơ bản và nhắc lại
- Công văn 10696/BYT-MT về việc cách ly y tế cho trường hợp F1 đã tiêm đủ liều vắc xin hoặc đã khỏi bệnh Covid-19
- Công văn 10688/BYT-MT của Bộ Y tế về phòng, chống dịch Covid-19 đối với người nhập cảnh
- Sử dụng kết quả xét nghiệm để phát hiện người mắc Covid-19 và cho người bệnh ra viện
- Quyết định 696/QĐ-SYT của Bộ Y tế ban hành Sổ tay thực hành tại cơ sở bán lẻ thuốc
Dịch vụ công trực tuyến | |
Phần mềm Quản lý văn bản | |
Phần mềm QLHS Một cửa | |
Phần mềm Một cửa (Mới) | |
Tiếp nhận ý kiến công dân | |
Danh mục TTHC công | |
Tra cứu hồ sơ Một cửa | |
Thư điện tử TP Hà Nội | |
Thông tin người phát ngôn |
Từ khóa » Cá Y Bác Sĩ
-
Sự Hy Sinh Thầm Lặng Của Những “chiến Sĩ áo Trắng” Nơi Tuyến đầu ...
-
Cam Go Suốt 2 Năm đại Dịch Và Những Hy Sinh Không Thể Nào đong ...
-
Không Thể Ghi Hết Những Gian Lao, Vất Vả, Hy Sinh Của Lực Lượng ...
-
Những “Chiến Sĩ áo Trắng” Trên Tuyến đầu Chống Dịch Covid-19
-
Những Chiến Sĩ Trong Tuyến đầu Chống Dịch COVID-19
-
Những “chiến Sĩ” áo Trắng Nơi Tuyến đầu Chống Dịch.
-
Những Chiến Sĩ áo Trắng Quê Hương Cội Nguồn Cách Mạng “gồng ...
-
Sự Hy Sinh Thầm Lặng Của Người “chiến Sĩ áo Trắng” - TP. Long Xuyên
-
Sự Hy Sinh Thầm Lặng Của Những “chiến Sĩ áo Trắng ...
-
Những Chiến Sĩ áo Trắng đã âm Thầm, Lặng Lẽ Dấn Thân Vì Tính Mạng ...
-
Y, Bác Sỹ Thủ đô Kiên Cường Trên Tuyến đầu Chống Dịch COVID-19
-
Hàng Ngàn 'chiến Sĩ áo Trắng' Lên đường Chi Viện Cho Thủ đô
-
Chuyện Của Các Y, Bác Sĩ Tình Nguyện Thanh Hoá Nơi Tâm Dịch TP ...