Tấm Lòng Vĩ đại Của Người Mẹ Giúp đứa Con Bị Tâm Thần Thành Thiên Tài

Mỗi người mẹ đều có tình yêu thương và cách dạy dỗ con cái của riêng mình. Người mẹ có đủ tấm lòng bao dung, nhân cách cao quý, phẩm hạnh đủ đầy của một phụ nữ truyền thống, con cái của họ sẽ nên người. Câu chuyện về tấm lòng vĩ đại của người mẹ thiên tài toán học Thomas Alva Edison minh chứng điều đó.

  • Radio # 17: Anh trai câm không bỏ rơi em, một câu chuyện cảm động về tình anh em
  • Radio #16: Lăng mộ Tần Thủy Hoàng – Tiết lộ bí ẩn về đội quân đất nung qua công năng người tu luyện

Xem nhanh

  • Nỗi lòng của bậc làm cha làm mẹ không may sinh con khuyết tật
  • Thay vì nói sự thật và trút giận, người mẹ vĩ đại đã gieo vào lòng đứa trẻ điều vĩ đại
  • Tấm lòng vĩ đại của người mẹ đã nuôi dạy con mình thành thiên tài
  • Sự thật về bức thư, mới thấy trí huệ của người mẹ
  • Muốn con mình thành thiên tài, rất cần tấm lòng vĩ đại của người mẹ

Nỗi lòng của bậc làm cha làm mẹ không may sinh con khuyết tật

Thomas Edison và người mẹ vĩ đại
Thomas Edison và người mẹ vĩ đại

Không ai có quyền lựa chọn mình phải sinh ra thế nào, mà chỉ có quyền lựa chọn sẽ sống thế nào. Thuận theo dòng chảy của thời gian, của sự tuần hoàn luân hồi sinh mệnh; và cùng mặt trái nền kinh tế phát triển, đạo đức con người trượt dốc thì mỗi đứa trẻ sinh ra đều phản ánh rõ vấn đề nhân sinh.

Thời đại ngày nay, ai cũng thừa nhận rằng trẻ em sinh ra ngày càng thông minh, lanh lợi và xinh đẹp. Nhưng số lượng trẻ bị khuyết tật hoặc có những vấn đề về não bộ, tính cách, hành vi, … chiếm tỷ lệ không nhỏ. Theo kết quả điều tra năm 2019, Việt Nam có khoảng 6,2 triệu người khuyết tật từ 2 tuổi trở lên. Có 13% dân số – gần 12 triệu người, sống chung trong hộ gia đình có người khuyết tật.

Số lượng trẻ khuyết tật sinh ra vẫn đang gia tăng. Tâm lý nhiều ông bố bà mẹ luôn lo lắng mỗi khi mang bầu; sinh một đứa trẻ lành lặn là điều đáng vui mừng hiện nay. Trong một gia đình có người khuyết tật thật sự là một gánh nặng tâm lý và kinh tế. Mỗi ông bố, bà mẹ có con khuyết tật, ngoài việc nuôi lớn đứa con của mình chứ hoàn toàn không có phương pháp đặc thù giáo dục. Hoàn cảnh xã hội hiện nay cũng chưa có biện pháp tốt giúp những đứa trẻ này. Do vậy, sinh con khuyết tật là nỗi lòng đau khổ, bế tắc của bậc làm cha làm mẹ.

Thay vì nói sự thật và trút giận, người mẹ vĩ đại đã gieo vào lòng đứa trẻ điều vĩ đại

Nếu một đứa trẻ lớn lên trở thành thiên tài thì chắc chắn có sự đóng góp to lớn và vĩ đại của người mẹ đằng sau. Trong lịch sử đã có người mẹ vĩ đại ấy. Tấm lòng vĩ đại của người mẹ đã không nhìn vào khiếm khuyết của con mình; mà kịp thời gieo vào lòng đứa trẻ những điều thiện lương, tốt lành. Để tâm hồn non nớt vốn tổn thương ấy có niềm tin vững chắc vào bản thân mình. Đứa trẻ ấy lớn lên với niềm tin đó, đã trở thành một thiên tài, cống hiến cho xã hội nhân loại. Đó chính là người mẹ Nancy Elliott.

Khoảng những năm 1854 – 1855, lúc đó Thomas mới khoảng 7 tuổi. Vào một ngày đẹp trời, cậu bé Thomas vui vẻ từ trường chạy về nhà, trên tay cầm lá thư. Cậu bé nói với mẹ:

“Mẹ ơi, thầy giáo bảo con đưa cho mẹ lá thư”

Bà Nancy Elliott cầm lấy, cẩn thận mở ra đọc. Đây là thư của giáo viên chủ nhiệm dạy Thomas, viết gửi riêng cho bà. Đọc từng dòng chữ, tâm trạng bà chùng xuống, nước mắt bắt đầu rơi. Cậu bé Thomas ngây thơ đứng bên cạnh không hiểu chuyện gì; cậu hỏi mẹ rằng thầy giáo đã viết gì trong đó? Người mẹ ngập ngừng, sau đó bà Nancy đọc to lá thư cho con trai mình nghe:

“Con trai của ông bà là một thiên tài! Nhưng ngôi trường này quá nhỏ, giáo viên chúng tôi không đủ năng lực để dạy dỗ cậu bé. Vậy mong ông bà hãy tự mình dạy bảo, kèm cặp con trai của mình”.

Tấm lòng vĩ đại của người mẹ đã nuôi dạy con mình thành thiên tài

Thomas Edison và các phát minh của mình.
Thomas Edison và các phát minh của mình.

Chính tấm lòng vĩ đại của người mẹ đã giúp cậu bé vượt qua chính mình; sau trở thành một nhà thiên tài vĩ đại nhất ở thế kỉ 20. Ông được mệnh danh là “Thầy phù thủy ở Menlo Park” nhờ những sáng chế thiên tài cống hiến cho nhân loại.

Thomas Alva Edison sinh ngày 11/2/1847, tại Hoa Kỳ. Ông là con thứ bảy trong gia đình ông Sumuel Edison và bà Nancy Matthews Elliott. Thomas vốn là đứa trẻ ốm yếu, 4 tuổi mới bắt đầu biết nói. Người cha cho rằng Edison có vấn đề về thần kinh và chậm phát triển; bác sĩ gia đình e ngại trí não của Edison bị tổn hại, khó sống tới tuổi trưởng thành…

Đến trường tuổi đã muộn, nhưng vừa học được ba tháng thì bị đuổi học. Bởi vì ở trường, đầu óc của cậu luôn lơ mơ, rất hiếu kì. Không nghịch ngợm như các bạn nhưng ông luôn tìm tòi, băn khoăn với những sự việc xảy ra xung quanh mình; nên thầy giáo và mọi người cho rằng cậu bị rối trí, dạng bệnh tâm thần. Chính vì sự khác thường này nên cậu bị đuổi học từ sớm.

Mẹ của ông từng là một giáo viên khi ở Canada. Khi con bị đuổi học, bà đảm nhiệm việc dạy dỗ Thomas. Khác với các bạn cùng trang lứa được học từ trường thì Thomas tự học ở nhà, học theo cách riêng của ông. Ông may mắn khi có mẹ và được thừa hưởng sự giáo dục của mẹ. Bà Nacy luôn khuyến khích con mình đọc và làm thực nghiệm.

Sự thật về bức thư, mới thấy trí huệ của người mẹ

Sau khi mẹ Thomas qua đời nhiều năm, lúc này con trai của bà đã trở thành nhà phát minh vĩ đại. Vô tình một ngày kia, Thomas xem lại những kỷ vật của gia đình. Ông nhìn thấy một tờ giấy gấp nhỏ được cất trong ngăn kéo bàn. Tò mò ông mở ra đọc. Thì ra chính là bức thư thầy giáo gửi cho mẹ câu năm nào; thầy giáo viết:

“Con trai ông bà là đứa trẻ tâm thần. Chúng tôi không thể chấp nhận cho trò ấy đến trường được nữa”.

Đọc xong mấy dòng ngắn ngủi, Thomas đã khóc hàng giờ. Sau đó, ông viết trong nhật ký của mình:

“Thomas Alva Edison là một đứa trẻ tâm thần, mà nhờ có một người mẹ tuyệt vời, cậu đã trở thành thiên tài của thế kỷ”.

“Mẹ có sức ảnh hưởng sâu sắc trong suốt cuộc đời tôi. Tôi đã luôn là một đứa trẻ bất cẩn, và với một người mẹ có tính khí khác nhau thì đáng lẽ tôi đã trở nên hư hỏng. Nhưng chính sự kiên định, ngọt ngào, và dịu dàng của mẹ đã tạo nên sức mạnh to lớn để giữ tôi bước đi trên con đường ngay chính. Chính mẹ đã tạo ra tôi. Bà rất tin tưởng và chắc chắn về tôi; và tôi cảm thấy rằng tôi có điều gì đó để sống, một ai đó mà tôi không thể làm cho thất vọng”.

Trong nhiều cuộc phỏng vấn, Edison luôn nhắc về mẹ với tấm lòng thành kính. Với ông, mẹ là người phụ nữ tuyệt vời, người đã khiến ông luôn hứa với bản thân cần phải làm điều gì đó để bà luôn tự hào về con trai mình.

Muốn con mình thành thiên tài, rất cần tấm lòng vĩ đại của người mẹ

Câu chuyện về người mẹ của nhà thiên tài sáng chế Thomas Edison đã trở thành giai thoại nổi tiếng và truyền tụng. Việc Edison bị thầy giáo coi là đứa trẻ “rối trí” là có thật; đuổi học là thật; chỉ học ở nhà do mẹ dạy là thật; bị mọi người quay lưng và không tin tưởng cũng là thật.

Nhưng có duy nhất một người không quay lưng. Đó chính là “người mẹ của thiên tài” bà Nancy Elliott. Bà chưa bao giờ ngừng bỏ hy vọng vào con trai mình. Chính tình yêu, lý trí và có cả sự hy sinh vĩ đại của người mẹ; đã nâng đỡ, đánh thức tiềm năng của đứa con; gieo vào tâm hồn thuần khiết ấy những hạt giống của niềm tin, để rồi chúng nảy nở, đơm hoa, kết trái. Trái ngọt ấy ban đầu là đắng cay nhưng tình yêu vĩ đại đã tưới ngọt cho nó.

Nếu không có người mẹ như bà Nancy Elliott thì có lẽ nhân loại chúng ta sẽ không có những chiếc bóng đèn điện, máy quay đĩa, máy chiếu phim, máy ghi âm, và hàng ngàn phát minh khác…

Người mẹ nào cũng giống như người mẹ của Thomas Edison; luôn hy sinh, dành tất cả những gì tốt đẹp nhất cho con; luôn hy vọng rằng con mình sẽ thành tài. Người mẹ không cầu mong con mình sẽ thành thiên tài. Chỉ cần con mình có hiếu, biết coi trọng lễ nghĩa, có đam mê, nghị lực để theo đuổi ước mơ, sống hạnh phúc; vậy là đủ với người mẹ rồi. Tấm lòng vĩ đại của mẹ luôn là đôi cánh nâng đỡ ước mơ cho con…

Theo MUCNews

Từ khóa » Câu Chuyện Về Người Mẹ Của Thomas Edison