Tâm Lý Bầy đàn – Phần Cuối - CSCI INDOCHINA
Có thể bạn quan tâm
Tin tức cũ?
Tuy nhiên, có thể quá trình thay đổi tư duy về hành vi đám đông không phải là tin mới. Từ lâu, châu Phi đã biết con người là một giống-loài-chúng-ta; khái niệm Ubuntu liên Phi (quan niệm cho rằng con người chỉ đạt được trạng thái viên mãn khi tương tác với người khác) đã giúp Nam Phi thay đổi một cách khá nhẹ nhàng từ quy tắc thiểu số sang đa số trong vòng một thập niên. Ủy ban Sự thật và Hòa giải (The Truth and Reconciliation Commission) chỉ là một trong những sáng kiến mà chính quyền của Mandela và Mkebi đã áp dụng để thực hiện quá trình này. Giáo sĩ Desmond Tutu đã phát triển một môn thần học Cơ đốc liên quan đến các vấn đề xã hội xoay quanh ý tưởng này. Đất nước Rwanda bị chiến tranh giày xéo cũng áp dụng lối tư duy tương tự để đem lại hòa bình và có một số tranh luận xoay quanh cách vận dụng khái niệm này ở Bắc Ireland thời hậu nội chiến.
Tuy nhiên, đây không chỉ đơn thuần là sự thật được tìm thấy ở châu Phi: quan niệm tương tự về bản chất con người nằm ở trọng tâm của các nền văn hóa phương Đông. Bộ sưu tập của Richard Nisbett về các nghiên cứu liên văn hóa cho thấy quan niệm tương tự về bản chất con người cũng tiềm ẩn trong các nền văn hóa phương Đông. Đối với những ai sinh trưởng trong môi trường đề cao tính tập thể, chữ “chúng ta” quan trọng hơn chữ “tôi”; nó định hình mức độ sâu sắc và thú vị trong cách thức nhìn nhận thế giới của những người đó. Và nó tạo ra một điểm so sánh cho những người trưởng thành trong môi trường văn hóa cá nhân chủ nghĩa, đề cao chữ “Tôi”: nó cho thấy rằng nhận thức của chúng ta về bản chất con người hình thành nên quan điểm của chúng ta về thế giới. Nó thách thức sự chấp nhận mù quáng của chúng ta về chữ “Tôi”.
Tôi và người khác
Có thể đây không phải là kiến thức mới mẻ đối với những ai am hiểu về kỹ thuật tâm lý trị liệu. Khi tìm hiểu kỹ về những con người vĩ đại của môn phân tâm học và tâm lý trị liệu, ta có thể dễ dàng nhận thấy rằng họ đã biết điều này từ rất lâu nhưng chúng ta chọn cách lờ đi. Xét trên nhiều phương diện, Sigmund Freud là một người cá nhân chủ nghĩa láu lỉnh – mối quan tâm chính của ông cũng khá phù hợp với các bệnh nhân đơn lẻ; những nghiên cứu của ông được trình bày dưới hình thức mỗi cá nhân cùng với chứng rối loạn thần kinh chức năng của họ. Tuy nhiên, Freud hiểu rất rõ rằng yếu tố “người khác” là trọng tâm quan điểm của ông về bản ngã của mỗi người và có vai trò quyết định phần lớn hành vi của chúng ta, dù đúng hay sai. THật vậy, trong những tác phẩm sau này, Freud và các cộng sự của mình (như Erich Fromm) đã nỗ lực (và đạt được thành công) tìm kiếm một dạng tổng hòa nào đó giữa cá nhân và tập thể xã hội.
Chúng ta không thể thoát khỏi Người khác – cha mẹ, anh chị em hay người lạ. Có vẻ như Freud đã đúng khi cho rằng hầu hết sự bất hạnh của chúng ta đều xuất phát từ việc hiểu sai các quy tắc tương tác với người khác ngay từ ban đầu. Trong một ví dụ về sự rối loạn chức năng của một bệnh nhân, các tác giả khác như Alice Miller đã chứng minh tầm quan trọng của việc tương tác sớm với người khác mà không sử dụng ý tưởng của Freud – thứ vốn gây nhiều tranh cãi ở thời điểm đó. Gần đây, các công trình nghiên cứu dài hạn (theo thời gian) về thuyết gắn kết (attachment theory) của Bowlby cho phép chúng ta thấy được mức độ kéo dài những ảnh hưởng này. Những ai không thể tạo ra sự gắn kết sớm sẽ phải vật lộn với chính sự gắn kết này về sau. Không phải ngẫu nhiên mà phần lớn trải nghiệm của con người trong quá trình tâm lý điều trị liệu đều nói về thời thơ ấu của họ?
Hơn nữa, những tiến bộ gần đây trong bộ môn khoa học thần kinh cho phép chúng ta hiểu thêm về các ứng dụng xã hội của chức năng não bộ (cách thức thay đổi của não trong quá trình tương tác với người khác và vai trò của chức năng não bộ trong việc giúp chúng ta phát triển trong các bối cảnh xã hội vốn chiếm phần lớn cuộc sống của mình). Đồng thời, ngành tâm lý xã hội (vốn đã ẩn dật khá lâu kể từ thời hậu chiến bởi những vấn đề đạo đức xoay quanh các nghiên cứu thử nghiệm trên người do các nhà nghiên cứu như Stanley Milgram khởi xướng và những khó khăn trong việc thẩm định các giả thiết) đang là chủ đề của nhiều cây bút nổi tiếng, và công trình tiên phong này đang được diễn giải và áp dụng trở lại để giải đáp những câu hỏi hiện nay về hành vi đám đông.
Nghiên cứu thị trường và tôi
Ngược lại, thế giới thương mại và nghiên cứu thị trường nói riêng đang bị ám ảnh bởi yếu tố cá nhân (khoảng 2 tỷ bảng Anh được chi ra mỗi năm ở Anh cho việc tìm hiểu suy nghĩ và hành động các cá nhân trong xã hội) và dù phần lớn chi phí đều dành cho các cuộc phỏng vấn cá nhân nhưng hình thức nhóm thử nghiệm (Focus group) đã trở nên phổ biến trong những năm gần đây. Tuy nhiên, đừng nghĩ rằng các nhóm thử nghiệm đó ít nhiều đánh giá được bản chất bầy đàn của chúng ta và những gì được đề cập trong dạng thức này sẽ chính xác hơn so với các phương pháp hỏi-đáp như hoạt động thăm dò ý kiến.
Người ta ngày càng hiểu rằng phần lớn sức hút này chính là ấn tượng về sự thật đang được tiết lộ bởi những đối tượng được gọi là người thật – bạn có thể thấy họ, đi trên đường, đặt câu hỏi với họ, quan sát và lắng nghe họ trả lời, và rõ ràng là thế. Những con người thật tiết lộ cho bạn biết họ làm gì, và vì sao họ sẽ làm gì trong thời gian tới. Và bạn có thể mường tượng rằng những con người thật khác ngoài kia (nguyên văn đấy!) cũng giống thế.
Một tân binh trong lĩnh vực nghiên cứu thị trường đã quyết định đào sâu vấn đề này, sự chấp nhận dễ dàng của anh giúp chúng ta thấy được cam kết tiềm ẩn của mình đối với ý nghĩ rằng cá nhân là một cỗ máy tự quyết: “tiếp thị thần kinh” sử dụng những kỹ thuật quét não, vốn được phát triển để vẽ bản đồ não bộ và quan sát các thể tương tương liên tự nhiên trong các trải nghiệm thần kinh của chúng ta, để thực hiện một việc thật sự quan trọng và (không) đáng giá: đo lường phản ứng của mỗi cá nhân trước các mẫu thiết kế sản phẩm và quảng cáo!
Ngoài những ý kiến phản đối về mặt khoa học, đạo đức và thống kê, điều khiến tôi ngạc nhiên chính là sự phấn khích của giới nghiên cứu thị trường mà các công ty cung cấp những kỹ thuật cao này đã tạo ra. Và lý do có vẻ như đủ rõ ràng: rốt cuộc thì đây là một kỹ thuật được cho là có khả năng “phơi bày” bộ não mỗi người và cho biết những gì đang thực sự tạo nên hành vi của chúng ta. Cũng giống như những gì các pháp sư và những kẻ bịp bợm đã làm trong nhiều thế kỷ qua, và thật vậy, Ernst Dichter, cha đẻ của nghiên cứu định tính hiện đại, cũng hứa hẹn bằng chính nghiên cứu động lực mua sắm của người tiêu dùng do ông phát triển vào thập niên 40.
Sau cùng, đây chính là phương tiện để nhìn thấy bên trong bộ não của người tiêu dùng (và làm trò với họ). Dĩ nhiên, điều này hoàn toàn chệch hướng bởi chúng ta không phải là những cá nhân riêng biệt và tự quyết; chúng ta hành động phần lớn là do sự tương tác hay sự ảnh hưởng từ người khác. Và hầu như chúng ta không nhận ra điều này.
Chúng ta đều là những cá thể – Tôi thì không
Đằng sau tất cả những vấn đề của chủ nghĩa cá nhân là một chuỗi ngộ nhận thật sự thú vị về chính chúng ta và bộ não của chúng ta. Lấy ví dụ, chúng ta có xu hướng xem các cá nhân như những cá thể riêng lẻ và xác định trong cộng đồng loài người. Các cá thể tự quyết định họ cần làm gì. Nhưng Descartes từng chỉ ra trong quan điểm về nhận thức (cogito – nguyên lý triết học cho rằng sự tồn tại của một người nằm ở tư duy của anh ta), chìa khóa dẫn đến điều này là trải nghiệm về nhận thức tiếp diễn của chúng ta – ý thức của cá nhân chúng ta về chính mình. Sáng nay, khi thức dậy, tôi không nghĩ mình là một ai khác; tôi biết tôi là Mark và cũng là Mark trước khi tôi đi ngủ tối qua (chỉ tỉnh táo hơn một chút, già hơn một ngày tuổi nhưng không thông thái hơn). Thỉnh thoảng, khi đang tản bộ, tôi chợt bối rối vì không biết mình đang ở đâu hay đang làm gì, nhưng giống như hầu hết mọi người, tôi luôn nhìn vào vốn trí nhớ tiếp diễn của mình như một dấu hiệu cho biết tôi là ai.
Nhưng ở một cấp độ khác, luận điểm có vẻ bình thường này là sai lệch và bạn không nhất thiết phải là một chuyên gia trong lĩnh vực tâm lý học nhận thức hay khoa học thần kinh mới có thể tìm hiểu nguyên nhân. Chúng ta đều biết trí nhớ của mình không đáng tin như thế nào – nó thay đổi về nội dung và thay đổi theo cảm xúc tùy vào thời điểm và cách chúng ta gợi nhớ. Những tranh luận gần đây ở tòa nhà Earls Towers đã khẳng định rằng tôi cũng khó tránh khỏi sự yếu đuối này. Và bạn gái tôi cũng thế.
Trí nhớ của chúng ta không giống như hệ thống truy hồi dữ liệu của máy tính – thứ vốn có thể xác định và truy tìm những dữ liệu số đơn giản. Trí nhớ không chỉ là những đơn vị thông tin thực tế và việc truy hồi chúng không bao giờ chính xác 100%.
Chúng ta che đậy những thứ mà mình không muốn nghĩ đến hay cảm thấy không thoải mái khi chủ động xử lý chúng và – giống như từng trang của một bản trích yếu mới đây về những cách thức mà bộ não con người đánh lừa bản thân họ – chúng ta thay đổi trí nhớ, nhận thức và niềm tin của bản thân để thích nghi với giản đồ hiện hữu của chúng mình. Đôi khi, chúng ta còn tưởng tượng ra những điều chưa từng xảy ra trên thực tế…
Hiểu được cách thức chứ không chỉ nội dung
Chúng ta hãy xác định rõ lý do vì sao sự hiểu biết về bản chất con người lại có sức mạnh to lớn đến thế trong thực tiễn…
Một khi chúng ta nhận ra rằng mình chỉ quan tâm đến hành vi đám đông, và không chỉ là một cá thể có đặc điểm riêng, sự thật về bản chất bầy đàn của chúng sẽ trở nên vô cùng hữu ích. Nó không chỉ cho phép chúng ta mô tả điểm khởi đầu (hành vi đám đông) và kết quả mong muốn (hành vi đám đông) tốt hơn bất kỳ khuôn khổ nào khác, mà còn lý giải được cơ chế của sự thay đổi hành vi đám đông (hoặc không có sự thay đổi – hầu hết các doanh nghiệp mạnh đều dành rất nhiều thời gian và công sức bảo vệ những gì họ đang có và duy trì khách hàng ở nguyên vị trí hiện tại).
Nếu hiểu được cách thức – bằng cách nào những tặng phẩm bằng hoa lại xuất hiện và tồn tại bên lề đường – chúng ta sẽ có thể lý giải nhiều hiện tượng đám đông khác và áp dụng hiểu biết này để thay đổi hành vi đám đông. Chẳng hạn, làm thế nào Arctic Monkeys, một nhóm nhạc vô danh từ Sheffield, lại có thể có nhiều đĩa thu âm thuộc hàng “đỉnh” trong khi không có sự hỗ trợ kỹ thuật từ các công ty thu âm và các hợp đồng phân phối? Vì sao đám đông cổ vũ bóng đá lại hát và vì sao họ làm như thế? Vì sao mốt nhắn tin qua điện thoại lại thịnh hành ở Anh trong khi hầu như không có hình thức marketing nào cho hoạt động này? Làm cách nào một người có thể khuấy động một phong trào mang tính đại chúng chỉ bằng cách yêu cầu khách qua đường “Join me” (“Gia nhập cùng tôi”)? Nếu hiểu được những kiểu hành vi này, chúng ta có thể thay đổi hành vi của các nhóm quy mô lớn khác với hy vọng lớn lao về những kết quả rõ ràng.
TH: T.Giang – CSCI
Nguồn tham khảo: Mark Earls – Tâm lý bầy đàn – NXB TH TPHCM 2012
Chia sẻ:
Có liên quan
Từ khóa » Khái Niệm Về Bầy đàn
-
Hành Vi Bầy đàn (Herd Behaviour) - Trí Thức VN
-
Tâm Lý Bầy đàn – Wikipedia Tiếng Việt
-
Hiệu ứng Bầy đàn – Wikipedia Tiếng Việt
-
Tâm Lí Bầy đàn (Herd Instinct) Là Gì? Tâm Lí Bầy đàn Và Bong Bóng ...
-
Tập Hợp Bầy đàn Là Gì - Thả Rông
-
Bàn Về Tâm Lý Bầy đàn Của Con Người: Từ đời Sống đến Hoạt động ...
-
Hành Vi Bầy đàn - Herd Behavior - Wikipedia
-
PHÂN TÍCH HÀNH VI BẦY ĐÀN TRÊN THỊ TRƯỜNG CHỨNG KHOÁN
-
Hành Vi Bầy đàn - Wiko
-
Trào Lưu Và Sáng Tạo - Cách Mà Văn Hóa Bầy Đàn được Hình Thành.
-
WHO: Con Người Không Phải Là Bầy đàn - Báo Quảng Ninh điện Tử
-
Đừng để Con Sống “bầy đàn”