[Tâm Lý] Tại Sao Tôi Luôn Mâu Thuẫn Với Gia Đình Mình? - YBOX
Có thể bạn quan tâm
BranDy
~100.000 followers
Theo dõi Nhắn tinThông tin
- Đang cập nhật...
- Đang cập nhật...
- Đang cập nhật... ~ 100.000 người
Sở thích
Chưa có thông tin
Cần tim bạn
Chưa có thông tin
- Đang cập nhật...
BranDy@Gia Vị
4 năm trước
[Tâm Lý] Tại Sao Tôi Luôn Mâu Thuẫn Với Gia Đình Mình?
Gia đình nào cũng có mâu thuẫn, có thể nó còn xảy ra nhiều với gia đình bạn. Nhiều lúc bạn sẽ tự hỏi “Có phải mỗi gia đình mình như vậy không?”, nhưng hãy yên tâm, gia đình nào cũng có sự bất đồng. Ngay bây giờ, ở đâu đó, cũng có một gia đình đang cãi nhau vì những thứ như tiền bạc, cách nuôi dạy con cái, trách nhiệm với gia đình hay thậm chí là thời gian rảnh rỗi của mỗi người.
Trong gia đình bạn, nếu bố mẹ bạn không cãi nhau, thì bạn có thể cãi nhau với họ, hoặc với anh chị em ruột bạn. Đôi khi, bạn sẽ cảm giác như xung quanh toàn những điều không hợp lý dẫn tới cãi vã. Sự khác biệt và bất đồng là điều bình thường và chúng diễn ra hàng ngày ở các gia đình, nhưng sẽ có những cuộc tranh luận đang trở nên độc hại.
Nếu điều này đang làm bạn bứt rứt, thì hãy tự hỏi bạn có thể làm gì để kết thúc chuỗi mâu thuẫn dai dẳng này. Những mẹo dưới đây có thể giúp bạn xử lý cơn tức giận và tránh những tình huống độc hại có thể xảy ra với gia đình bạn.
Khi cha mẹ bạn xảy ra tranh cãi
Trong một gia đình luôn xảy ra mâu thuẫn, con cái rất dễ để chứng kiến những trận cãi nhau của cha mẹ, nhưng thử nghĩ theo chiều hướng tích cực rằng tranh cãi là kết quả của mâu thuẫn, giúp giải quyết vấn đề và đôi khi vấn đề đó không tiêu cực như chúng ta nghĩ. Họ đang xử lý mâu thuẫn bằng những lời to tiếng không có nghĩa là họ sẽ ly hôn hoặc không cần nhìn mặt nhau nữa. Đôi khi lời nói của họ thiếu suy nghĩ, nhưng rồi nó sẽ qua.
Hãy cân nhắc tới việc nói với họ nếu bạn thấy không thể chịu đựng được những cuộc tranh luận lớn tiếng đó. Khi họ lắng nghe cảm xúc của bạn, họ sẽ cố gắng giải thích vấn đề họ đang gặp phải và lý do họ tranh cãi như vậy; hoặc họ sẽ tránh to tiếng trước mặt bạn vì bạn không nên nghe những lời đó. Thậm chí, khi họ nhận thức được cãi lộn sẽ ảnh hưởng xấu tới bạn, họ có thể sẽ kiềm chế sự tức giận, tránh lớn tiếng mà bỏ qua và ngồi xuống cùng nhau giải quyết vấn đề.
Khi bạn mâu thuẫn với cha mẹ
Nếu hầu hết những trận lớn tiếng trong nhà là giữa bạn với cha mẹ, bạn sẽ sớm bắt đầu cảm thấy bế tắc vì họ dường như không hiểu bạn. Đừng quên, cha mẹ bạn cùng từng trải qua giai đoạn như bạn hiện tại, nghe có vẻ sáo rỗng nhưng đó là sự thật. Họ đã từng ở trong tình huống như bạn, họ cố khuyên bạn để bạn không gặp phải sai lầm vì họ biết kết quả sẽ như thế nào nếu bạn tiếp tục.
Suy cho cùng, bảo vệ bạn khỏi cám dỗ và giữ cho bạn luôn an toàn đó là bổn phận và trách nhiệm của những người làm cha làm mẹ. Sẽ có những lúc bạn cảm thấy bị ngăn cản sống cuộc sống của chính mình, nhưng cũng là do họ sợ bạn bị tổn thương mà thôi. Và họ sẽ không phải là những người cha mẹ tốt nếu không khuyên răn và bảo vệ bạn, bạn có thấy vậy không?
Nói chuyện trực tiếp sẽ giúp giải quyết vấn đề trong những tình huống thế này. Những vết nứt sẽ có thể được hàn gắn nếu bạn nói ra cảm xúc của mình với họ và tranh cãi sẽ ít có cơ hội để xảy ra hơn. La hét, la hét và la hét sẽ không đưa bạn đi đến đâu, điều này đúng với tất cả mọi người, mọi trường hợp. Một cuộc trò chuyện bình tĩnh sẽ giúp bạn và cha mẹ hiểu hơn về nhau.
Tranh cãi giữa bạn và các anh chị em
Người ta thường hay ví chị em trong nhà cãi nhau như chó với mèo sống cùng một nơi. Hầu hết thời gian ở cạnh nhau, các anh chị em sẽ học cách để hòa đồng, nhưng bùng nổ là chuyện khó tránh khỏi.
Thật dễ hiểu nếu bạn mất kiên nhẫn khi anh trai tự tiện lấy đồ của bạn mà không hỏi ý kiến lần thứ 15 trong tuần này. Tuy nhiên, thay vì lại lựa chọn la mắng hay quát tháo, bạn có thể thay đổi cách giải quyết, giống với cha mẹ mình. Thử nói chuyện nhẹ nhàng, giải thích cho anh ấy, làm sao để anh ấy hiểu rằng hành động anh ấy đang làm gây phiền cho bạn, nếu bạn cũng làm như vậy liệu anh ấy có khó chịu không. Trong sâu thẳm, anh ấy cũng không muốn cãi vã với bạn, dù ngoài mặt anh ấy không thể hiện ra.
Một số mẹo giúp xử lý cơn giận
Học cách kiểm soát sự nóng tính của bản thân cũng giống như chia sẻ cảm xúc với các thành viên trong gia đình, là yếu tố giúp giảm bớt những trận cãi vã. Khi đang trong “cuộc chiến”, ném hẳn cơn giận đi là điều không thể, nhưng biến hóa theo cách đầy tính xây dựng thì không tồi, tìm cách giải phóng cơn giận sẽ không khiến bạn nổ tung.
Chẳng hạn, nếu bạn tức giận vì lời nói hoặc hành động của ai đó, hãy ra khỏi nhà và đi bộ ở công viên gần nhà cho khuây khỏa, vì giải phóng cơn giận bằng tập thể dục sẽ tốt hơn nhiều so với để chúng lên người khác. Nó cũng sẽ hiệu quả khi bạn đấm vào một cái gối hoặc một bao cát, nghe có vẻ ngớ ngẩn, nhưng bạn sẽ không tổn thương bất cứ ai, cũng không tổn thương chính mình, và bạn sẽ thoải mái khi cơn giận qua đi.
Thử lựa chọn thiền nếu bạn không thể giải phóng năng lượng một cách tích cực. Một nơi yên tĩnh, tránh xa mọi người và để cơ thể thư giãn, sau đó, hít sâu bằng mũi - thở ra bằng miệng và duy trì trong 10 nhịp thở. Tập trung vào cảm giác và tiếng từng nhịp thở sẽ giúp bạn nhanh chóng lấy lại bình tĩnh và kiểm soát cảm xúc tốt hơn sau vài phút ngắn ngủi.
Lời khuyên giúp giảm mâu thuẫn trong gia đình
Có thể bạn đang cần chút không gian để suy ngẫm khi tần suất những trận cãi vã ngày càng lớn. Lần tranh cãi tới, hãy nhường một bước và cố gắng đừng “thêm dầu vào lửa”. Đa phần các cuộc chiến đều khởi nguồn từ những lời nói gây tổn thương trong cơn giận dữ. Do đó, tình thế sẽ được xoay chuyển nếu mọi người có đủ thời gian và không gian để nghĩ trước khi “buông” lời nói.
Lựa chọn thời điểm để giải quyết vấn đề cũng vô cùng quan trọng. Chẳng hạn, đừng lựa chọn “giáo huấn” em gái bạn vào sinh nhật của cô ấy. Cảm xúc phấn khích của những dịp nghỉ lễ hay sự kiện gia đình có thể khiến cuộc tranh cãi vượt ngoài tầm kiểm soát trước sự chứng kiến của nhiều người và nó sẽ trở thành ký ức ám ảnh. Thay vào đó, hãy chọn một nơi tế nhị vào thời điểm thích hợp để giải thích với em gái bạn về hành động ngốc nghếch của cô ấy.
Đặc biệt, trong khi tranh cãi, đừng cố đay nghiến vấn đề mà người kia đã làm, mà hãy tập trung đưa ra giải pháp để những lần tới không tiếp tục xảy ra. Chiến thắng trong cuộc tranh luận không giúp bạn cải thiện tình hình hơn, mà hãy để đối phương nghĩ rằng bạn đang cố gắng làm mọi thứ trở nên tích cực hơn là thể hiện tính hiếu thắng của bản thân.
Hạn chế những thành viên “độc hại” trong gia đình
Những cuộc tranh cãi đến từ nhiều lý do, trong đó có cả những lý do tích cực, nhưng khi chạm đến giới hạn không cho phép thì những cuộc cãi vã lại trở thành độc hại và không thể cứu vãn. Có thể không nên, nhưng hãy hạn chế liên lạc hay tiếp xúc với một số thành viên trong gia đình nếu họ có dấu hiệu dưới đây:
- Họ liên tục làm bạn tức giận bằng những cư xử, hành động hay lời nói thiếu suy nghĩ.
- Bạn luôn cảm thấy càng ít tiếp xúc với học càng tốt.
- Họ quá tiêu cực và điều đó khiến bạn mệt mỏi, mất dần năng lực tích cực.
- Bạn luôn lo lắng sẽ nói sai nên chỉ dám “men quanh sườn đồi”.
- Bạn dường như chỉ ở bên họ vì nghĩa vụ gia đình chứ thực sự không hề muốn dành thời gian cho họ.
Để xử lý vấn đề này không hề dễ dàng vì ít nhất bạn đang sống với họ, không đơn giản là bạn tránh họ hoặc chuyển nhà khác vì nhà của họ cũng là nhà của bạn và ngược lại.
Trước hết, cần xác định chính xác ai tạo nên bầu không khí khó chịu này vì có nhiều người không biết mức độ ảnh hưởng của hành động họ đã và đang làm đến mọi người trong gia đình. Nếu bạn muốn cải thiện mọi vấn đề, thì bạn cũng cần suy xét lại những gì mình đã làm. Cụ thể, bạn sẽ cần phải đánh giá lại cách hành xử của bản thân với những người thân nếu bạn thấy bất kỳ điều gì dưới đây ở chính mình:
- Bạn bè và gia đình đang dần xa lánh bạn.
- Bạn luôn bắt người khác phải đánh giá về ngoại hình hay tính cách của mình.
- Bạn luôn muốn là người kiểm soát bất kể tình huống nào.
- Bạn luôn than vãn và luôn cho mình là nạn nhân với những ai sẵn sàng lắng nghe.
- Mọi người không mấy vui vẻ khi ở gần bạn.
Để cải thiện những mối quan hệ trong gia đình, mong người khác sửa đổi là chưa đủ, bản thân bạn cũng cần tự xem xét và thay đổi theo cách tích cực hơn mỗi ngày. Một người thay đổi thì tương lai sẽ khiến một tập thể thay đổi.
-------------------------------------
Dịch giả: BranDy
Biên tập: Quynh Chieu
Minh họa: BranDy
Nguồn: betterhelp.com
(*) Bản quyền bài dịch thuộc về YBOX.VN. Khi chia sẻ, cần phải trích dẫn nguồn đầy đủ tên tác giả và nguồn là “Tên dịch giả - Nguồn: Tâm Lý Học Tuổi Trẻ”. Các bài viết trích nguồn không đầy đủ cú pháp đều không được chấp nhận và phải gỡ bỏ.
(**) Với mục tiêu chia sẻ và góp phần nâng cao kiến thức tâm lý cho những người trẻ, chúng tôi mong nhận được sự ủng hộ và đóng góp của các bạn. Trở thành Cộng tác viên hoặc thực tập sinh để rèn luyện ngoại ngữ và đóng góp tri thức chuyên sâu về tâm lý cho cộng đồng tại đây https://bom.to/AxK6nj
(***) Follow Facebook Tâm Lý Học Tuổi Trẻ tại www.facebook.com/tamlyhoctuoitre để đọc các bài dịch khác và cập nhật các bài viết mới hằng ngày.
(***) Follow Instagram tamlyhoctuoitre_ybox tại https://www.instagram.com/tamlyhoctuoitre_ybox/ để đọc thêm nhiều quotes hay mỗi ngày.
----------------------------
Hợp Tác Cùng YBOX.VN Truyền Thông Miễn Phí - Trả Phí Theo Yêu Cầu tại http://bit.ly/YBOX-Partnership
1,511 lượt xem
Thích 0Không thích 0Chia sẻ Lưu bài 1 Có thể bạn thíchTừ khóa » Cãi Vã Trong Gia đình
-
Làm Sao để Tránh Cãi Vã, Không Hiểu Nhau Trong 1 Gia đình?
-
Cãi Vã Trong Gia đình Có Bị Xử Phạt Gây Mất Trật Tự Công Cộng Không?
-
Trẻ đứng đâu Khi Bố Mẹ Cãi Vã? - VnExpress Đời Sống
-
Xung Đột Gia Đình Là Gì? Nguyên Nhân Và Cách Giải Quyết
-
Chỉ Cần Làm điều Này, Những Cuộc Cãi Vã Không Hồi Kết Của Vợ ...
-
Con Cái Nên Làm Gì Khi Bố Mẹ Thường Xuyên Mâu Thuẫn Có Thể Dẫn ...
-
Tuyệt Chiêu để Vợ Chồng Tránh Cãi Nhau Trong Nhà - Gia đình
-
Vì Sao Vợ Chồng Hay Cãi Nhau? Phải Làm Sao để Duy Trì Hạnh Phúc ...
-
Ở Nhà Lâu Ngày, Vợ Chồng Cãi Vã Như Cơm Bữa
-
Phá Vỡ Vòng Xoáy Cãi Vã Trong Hôn Nhân - Phụ Nữ Online
-
Bố Mẹ Nên Làm Gì để Giải Quyết Xung đột Của Con Cái Trong Gia đình?
-
Tác Hại Khôn Lường Khi Cha Mẹ đánh, Cãi Nhau Trước Mặt Con
-
Chuyên đề Cãi Nhau & Làm Lành - Sức Khỏe Gia đình