Tạm Nhập Tái Xuất Tiếng Anh Là Gì Và Những Thông Tin ...

1. Tạm nhập tái xuất tiếng anh là gì?

1.1. Tìm hiểu về tạm nhập tái xuất

Trước khi tìm hiểu tạm nhập tái xuất tiếng anh là gì? Chúng ta cần hiểu hết ý nghĩa của cụm từ này trong tiếng mẹ đẻ để hình dung cụ thể vấn đề mà nó mang thông tin và hướng tới. Thậm chí có lẽ cụm từ “tạm nhập tái xuất” này không phải ai cũng biết bởi nó ít được sử dụng ở ngoài đời sống hàng ngày. Tuy nhiên, lại là cụm từ để mô tả một công việc đặc biệt và sử dụng nhiều trong lĩnh vực xuất nhâp khẩu và logistic. Để hiểu rõ nghĩa, chúng ta nên bóc tác thành để tìm hiểu từng khía cạnh: tạm nhập và tái xuất.

Tạm nhập có thể hiểu nghĩa đơn thuần là việc nhập khẩu hàng hóa trong một thời gian ngắn hạn (“tạm”) vào lãnh thổ của một quốc gia thứ 3. Và đương nhiên, tạm nhập với nhập hàng hóa có ý nghĩa khác nhau. Điều khác nhau lớn nhất là thông thường hàng hóa được nhập và đóng gói (packaging), tức là có nghĩa là mua và sở hữu của người nhập để tiến hành các hoạt động kinh doanh tiếp theo. Đối với kinh doanh quốc tế thì đó là nhập khẩu các sản phẩm từ nước ngoài và tiến hành phân phối trong thị trường. Nhưng đối với tạm nhập thì không nhằm mục đích lưu thông hoặc hoạt động trong thị trường của quốc gia đó mà quốc gia này là nơi trung chuyển hàng hóa của các quốc gia khác.

Bởi vì có tạm nhập nên sẽ có tái xuất và tái xuất là quá trình tiếp sau của tạm nhập. Xuất khẩu là vận chuyển, vận đơn hàng hóa từ một nước đến một quốc gia khác - thị trường lưu thông. Nhưng do có quá trình tạm nhập tham gia vào việc vận chuyển nên nước trung gian phải xuất lần thứ hai để đến “quốc gia đích” vì vậy gọi là tái xuất.

“Tạm nhập tái xuất” là một vấn đề quan trọng trong xuất nhập khẩu và đã được pháp luật Việt Nam đưa vào điều chỉnh. Theo đó, tạm nhập tái xuất được quy định tại nhiều văn bản pháp luật từ luật, nghị định đến thông tư. Dưới góc độ của luật thì cụm từ không chỉ phục vụ cho việc giải thích ngữ nghĩa mà còn chỉ công việc cụ thể của cá nhân, cơ quan có chức năng phải tiến hành

Và có lẽ để cho độc giả nắm bắt được thông tin dễ dàng, chúng tôi lựa chọn khái niệm có mặt ngữ nghĩa dễ hiểu, đơn giản hơn và có thể áp dụng ngay. Định nghĩa đó năm căn cứ theo quy định tại luật hải quan năm 2024 và nghị định số 69/2024/NĐ-CP, khái niệm tạm nhập tái xuất được hiểu là việc một thương nhân Việt Nam nhập khẩu hàng hóa từ một quốc gia, được làm đầy đủ thủ tục thông quan nhập khẩu vào Việt Nam, sau đó thương nhân Việt Nam làm thủ tục xuất khẩu chính hàng hóa đã nhập khẩu này sang một quốc gia khác hoặc có thể là chính quốc gia đã xuất khẩu ban đầu. Đồng thời, hàng hóa tạm nhập tái xuất này theo hình thức kinh doanh thì có thời gian lưu lại tại Việt Nam là không quá 60 ngày kể từ thời điểm thương nhân Việt Nam làm thủ tục tạm nhập qua khu vực hải quan.

Như vậy, có thể tóm lại tạm nhập, tái xuất là việc nhập khẩu trong một thời gian ngắn và xuất khẩu lần thứ hai theo sự thỏa thuận của các bên mua bán và tuân theo quy trình, thủ tục chuyên nghiệp từ cơ quan, đại lý hải quan.

Tuyển nhân viên xuất nhập khẩu

1.2. Tạm nhập, tái xuất tiếng anh là gì?

Lĩnh vực xuất nhập khẩu có phạm vi hoạt động lớn, liên kết Việt Nam với các quốc gia khác trên thế giới và điều cần thiết là sử dụng tiếng anh trong trao đổi thông tin là vô cùng quan trọng.

Giữa các ngôn ngữ có sự khác nhau về từ ngữ, cách sử dụng. Và mỗi từ có thể mang trong mình đa nghĩa. Để diễn đạt chính xác ý nghĩa mà bạn mong muốn thì tùy vào từng hoàn cảnh, lĩnh vực mà sử dụng trường từ vựng sao cho đúng để thể hiện hết những thông tin muốn truyền đạt đến người nghe, tránh sự hiểu sai hiểu nhầm ý nhau.  

Tạm nhập tái xuất là một cụm từ chuyên ngành xuất nhập khẩu và logistics mà không phải ai cũng hiểu rõ về từ này. Hơn thế nữa, trong tiếng anh đây cũng là một cụm từ đặc biệt như thế. “Temporary import and re-export” là cụm từ tiếng anh có ý nghĩa tương đồng nhất về ngữ nghĩa và lĩnh vực với nghĩa tiếng việt.

Tuyển nhân viên Logistics

Tạm nhập tái xuất tiếng anh là gì?
Tạm nhập tái xuất tiếng anh là gì?

1.3. Các hình thức tạm nhập tái xuất

Theo quy định tại nghị định số 69/2024/NĐ-CP, hiện nay có 05 hình thức tạm nhập tái xuất:

Một là, tạm nhập tái xuất theo hình thức kinh doanh.

Hai là, tạm nhập tái xuất theo hợp đồng bảo hành, bảo dưỡng, thuê, mượn

Ba là, tạm nhập tái xuất để tái chế, bảo hành theo yêu cầu của thương nhân nước ngoài

Bốn là, tạm nhập tái xuất hàng hóa để trưng bày, giới thiệu, tham gia hội chợ, triển lãm thương mại

Trong năm nay, sẽ có việc tái xuất sản phẩm với mục đích nhân đạo và mục đích khác.

Việc làm Xuất - Nhập khẩu tại Hồ Chí Minh

1.4. Điều kiện để kinh doanh tạm nhập tái xuất

Kinh doanh tạm nhập tái xuất là một hình thức kinh doanh. Và hoạt động này nếu được thực hiện tại Việt Nam thì thương nhân phải đảm bảo các yêu cầu sau:

- Trường hợp thương nhân là tổ chức kinh tế có vốn đầu tư nước ngoài thì không được thực hiện hình thức kinh doanh tạm nhập tái xuất tại Việt Nam, thay vào đó có thể tạm nhập tái xuất theo hợp đồng bảo hành, bảo dưỡng, thuê, mượn; tái chế, bảo hành…

- Khi vận chuyển hàng hóa tạm nhập tái xuất bằng container các chủ thể liên quan không được phép chia nhỏ hàng hóa, đồng thời cơ quan hải quan sẽ kiểm soát hàng hóa từ khi tạm nhập vào Việt Nam tới khi được tái xuất khẩu khỏi lãnh thổ Việt Nam, trừ những trường hợp bắt buộc phải thay đổi, chia nhỏ hàng hóa theo yêu cầu thì.

– Theo quy định thì sau khi hoàn thành xong thủ tục tạm nhập, thời gian hàng hóa tạm nhập tái xuất lưu lại tại lãnh thổ Việt Nam là không quá 60 ngày. Nếu cần kéo dài thời hạn thời gian gia hạn mỗi lần không quá 30 ngày, không quá 02 lần gia hạn và phải có văn bản đề nghị được gia hạn gửi tới chi cục hải quan nơi thương nhân làm thủ tục tạm nhập hàng hóa tạm nhập tái xuất.

– Do là hình thức tạm nhập tái xuất nên thương nhân kinh doanh cần thưc hiện trên hai hợp đồng riêng biệt. Đối với nước xuất khẩu ban đầu thì làm hợp đồng nhập khẩu, đối với nước mà thương nhân Việt Nam tái xuất hàng hóa thì làm hợp đồng xuất khẩu. Thời gian làm hợp đồng xuất khẩu có thể trước hoặc sau hợp đồng nhập khẩu.

Xem thêm: Mậu dịch quốc tế là gì? Những điều cần biết về mậu dịch quốc tế

2. Hàng tạm nhập tái xuất tiếng anh là gì

Hàng hóa là đối tượng của tạm nhập tái xuất. hàng tạm nhập tái xuất được khi diễn đạt bằng ngôn ngữ tiếng anh là cụm từ “goods temporarily imported for re-export”.

Hàng hóa tạm nhập, tái xuất bao gồm nhiều loại với nhiều mục đích khác nhau. Để đồng nhất các loại hàng tạm nhập, tái xuất và các mục đích sử dụng, việc viết vào luật là cực kỳ quan trọng, với quy định tại điểm a khoản 9 điều 16 luật thuế xuất khẩu, thuế nhập khẩu là cần thiết.

Hàng tạm nhập tái xuất tiếng anh là gì
Hàng tạm nhập tái xuất tiếng anh là gì

Các mặt hàng được tạm nhập, tái xuất, tạm xuất, tái nhập để tổ chức hoặc tham dự hội chợ, triển lãm, giới thiệu sản phẩm, sự kiện thể thao, văn hóa, nghệ thuật hoặc các sự kiện khác;

Máy móc, thiết bị tạm nhập, tái xuất để thử nghiệm, nghiên cứu phát triển sản phẩm; máy móc, thiết bị, dụng cụ nghề nghiệp tạm nhập, tái xuất, tạm xuất, tái nhập để phục vụ công việc trong thời hạn nhất định hoặc phục vụ gia công cho thương nhân nước ngoài, trừ trường hợp máy móc, thiết bị, dụng cụ, phương tiện vận chuyển của các tổ chức, cá nhân được phép tạm nhập, tái xuất để thực hiện các dự án đầu tư, thi công xây dựng, lắp đặt công trình, phục vụ sản xuất.

Xem thêm: Local charges là gì? Tất tần tật các loại phụ phí local Charges

Việc làm Logistic tại Hà Nội

3. Thuế tạm nhập tái xuất tiếng anh là gì

Thuế chính là giá trị mà nhà nước thu doanh nghiệp và giá trị này được cộng cả vào sản phẩm khi đến tay người tiêu dùng. Hàng tạm nhập và tái xuất vào Việt Nam sẽ chịu thuế và hưởng những ưu đãi về thuế theo pháp luật Việt Nam. Vậy thuế tạm nhập tái xuất có những trường hợp nào và được biểu đạt tiếng anh bằng cụm từ gì? Thuế tạm nhập tái xuất trong tiếng anh sử dụng cụm“temporary import tax and re-export” để diễn đạt một cách sát nghĩa nhất. Liên quan đến thuế tạm nhập tái xuất có các trường hợp sau:

Thuế tạm nhập tái xuất tiếng anh là gì
Thuế tạm nhập tái xuất tiếng anh là gì

 

Trường hợp miễn thuế tạm nhập tái xuất (temporary import tax and re-export exemption), tức là tạm nhập miễn thuế nhập khẩu, tái xuất miễn thuế xuất khẩu không phải nộp thuế theo quy định tại điều 16 luật thuế 107/2024/QH13 hoặc hàng hóa tạm nhập, tái xuất để bảo hành, sửa chữa, thay thế được Quy định tại điểm c khoản 9 điều 16 luật thuế xuất khẩu 107/2024/QH13.

Trừ các trường hợp miễn thuế tạm nhập tái xuất thì các thương nhân phải tiến hành Nộp thuế trước khi hoàn thành thủ tục hải quan hàng tạm nhập theo quy định của pháp luật tại khoản 2 điều 42 thông tư số 38/2024/TT-BTC bao gồm doanh nghiệp phải nộp thuế nhập khẩu và các loại thuế khác (nếu có). Mục đích của việc thu thuế là tránh tình trạng doanh nghiệp nhập về nhưng không tái xuất.

Về thuế giá trị gia tăng (value added tax – VAT) đối với hàng tạm nhập tái xuất

+ Nộp thuế giá trị gia tăng (to pay taxes VAT): thuê tàu bay (bao gồm cả động cơ tàu bay), dàn khoan, tàu thủy thuộc loại trong nước đã sản xuất được để sử dụng cho sản xuất, kinh doanh, cho thuê, cho thuê lại. Quy định tại điểm c khoản 17 thông tư 219/2024/TT-BTC.

+ Miễn thuế giá trị gia tăng (VAT tax exemption): Căn cứ vào khoản 20 điều 4 thông tư số 219/2024/TT-BTC: doanh nghiệp không phải nộp thuế VAT hàng nhập khẩu (trừ những sản phẩm nộp thuế như trên) và công văn số 778/TXNK-CST cũng nói về điều này.

Việc làm

Với những thông tin mà bài viết đề cập cung cấp cho bạn không chỉ là các khái niệm tiếng anh mà còn là những trường hợp cụ thể của tạm nhập và tái xuất với các thông tin liên quan. Hy vọng những kiến thức trên sẽ giúp ích cho công việc của bạn và đừng quên thường xuyên ghé qua timviec365.vn để cập nhật thường xuyên nhé.

Bài viết tham khảo: Letter of credit là gì? Cập nhật thông tin về Lc/ tín dụng thư

Từ khóa » Hàng Tạm Nhập Tái Xuất Tiếng Anh Là Gì