Tấm Panel 3D – Sự Lựa Chọn Thông Minh | Vietpanel
Có thể bạn quan tâm
Trong các công trình xây dựng, vật liệu cần được lựa chọn như thế nào để đảm bảo chất lượng và tuổi thọ? Tấm panel 3D sẽ cho bạn câu trả lời.
Trong những năm 1950, tại Mỹ, tấm panel 3D đầu tiên được đưa vào sử dụng chỉ đơn giản là sự kết hợp giữa tấm EPS và bê tông. Với những kĩ thuật lúc bấy giờ, việc sản xuất tấm panel 3D không mang lại kinh tế và hiệu quả. Đến năm 1980, công ty EVG của Vương quốc Áo đã cải tiến và phát triển các thiết bị, công nghệ có thể sản xuất khối lượng lớn và giá thành thấp các tấm 3D. Công nghệ sản xuất này được nhiều nước trên thế giới chấp nhận và cấp bằng sáng chế.
1. Cấu tạo chung của tấm panel 3D
Tấm panel 3D là sản phẩm dạng tấm, có cấu tạo gồm 3 lớp: tấm 3D và 2 lớp bê tông hai bên. Tấm 3D lại gồm lớp EPS (Expanded Polystyrene) ở giữa, hai lớp thép lưới song song và những thanh thép chéo được hàn vào hai lưới thép dọc theo chiều dài. Thép đâm xuyên qua lớp EPS và được mạ để tránh ăn mòn. Lớp thép phủ không cần phải mạ nếu lớp bê tông dày.
Mặt cắt ngang tấm panel 3D
2. Kích thước tiêu chuẩn của tấm panel 3D
-
Kích thước Panel
+ Chiều dài: Tối thiểu 2m, tăng dần mỗi bước 10cm; tối đa 6m.
Theo lí thuyết cũng có thể sản xuất tấm panel dài hơn.
+ Chiều ngang: 1,2m (1m)
+ EPS độ nở của Polystyrene theo tiêu chuẩn ONORM B6050 phải có mật độ xấp xỉ 15kg/m3. Dày từ 40 đến 100mm, bước tăng giảm 10mm.
-
Lưới thép phủ:
Phân bố lưới chéo và thép phủ tấm panel 3D
+ Đường kính: 3mm; cấp thép BST500 theo ONORM B4200.
+ Khoảng cách ô lưới: 50x50mm.
+ Khoảng cách giữa EPS và lớp phủ: 13, 16 hoặc 19mm. Khoảng cách thường áp dụng nhất là 13mm.
-
Thép chéo:
+ Đường kính: 3,8mm; thép mạ trong nhóm thép BST500. Tối đa 4,5mm.
+ Khoảng cách (e1): 100 hoặc 200mm.
+ Bước: 100mm hoặc 200mm; tức 67-200 thanh thép chéo trên 1 mét vuông.
+ Độ chéo: độ nghiêng của thép giàn tùy thuộc vào khoảng cách e2 và e3. Trong sản xuất, giá trị e2 không được thấp hơn giá trị nhỏ nhất. Hiện nay panel được sản xuất theo 2 kiểu bố trí thanh thép giàn.
Kích thước tấm panel 3D có thể thay đổi phù hợp với nhu cầu sử dụng và yêu cầu của khách hàng.
3. Ưu điểm của tấm panel 3D
Tấm panel 3D
-
Giảm chi phí đầu tư
Việc sử dụng tấm panel 3D vào các công trình xây dựng giúp giảm chi phí đầu tư lên đến 20%. Vì trọng lượng tấm panel 3D nhẹ hơn 40% so với vật liệu xây dựng truyền thống nên sẽ giúp cho việc gia cố nền móng đơn giản hơn và có thể tiết kiệm được toàn bộ chi phí dầm, cột cũng như thời gian thi công… Bởi vậy, nếu có một giải pháp xây dựng công trình để tiết kiệm được chi phí đầu tư thì công nghệ panel 3D là một giải pháp khả thi nhất trong thời điểm hiện nay mà không làm ảnh hưởng đến chất lượng công trình.
-
Khả năng cách âm, cách nhiệt rất tốt
Các công trình sử dụng tấm panel 3D (các tấm tường 3D hay vách ngăn 3D) có khả năng cách âm, cách nhiệt tốt hơn gấp nhiều lần so với việc sử dụng các loại vật liệu khác do tấm panel 3D có cấu tạo đặc biệt 3 lớp, ở giữa là lớp xốp EPS. Đặc điểm cách âm của tấm panel 3D rất phù hợp với các công trình ở khu đô thị hay những khu dân cư bị ô nhiễm tiếng ồn. Khả năng cách nhiệt của tấm panel 3D còn có ý nghĩa về mặt tiết kiệm chi phí năng lượng tiêu hao để chống nóng và sưởi ấm cho các công trình được xây dựng bằng công nghệ truyền thống thông thường.
Đặc biệt, lớp xốp EPS ở giữa tấm panel 3D có khả năng chống cháy, thích ứng tốt với điều kiện khắc nghiệt của tự nhiên Việt Nam. Với lớp xốp này, ở nhiệt độ cao thì hỗn hợp bê tông 3D chỉ bị co lại, lụi dần chứ không phát lửa. Đây là một trong những tính năng ưu việt của vật liệu, đặc biệt là khi sử dụng trong các khu liền kề hay các công trình công cộng.
Bên cạnh khả năng chống cháy cho các công trình thì kết cấu chịu lực của tấm panel 3D còn chịu được sức gió giật lên đến trên 300km/h và khả năng chịu được các dư chấn động đất lên đến 7,5 độ richter.
-
Tính thẩm mỹ cao
Tấm panel 3D mang lại sự thẩm mỹ cao cho các công trình, phù hợp với mọi kiến trúc. Việc giảm được toàn bộ cột và các dầm phụ, dầm chính khiến công trình panel 3D luôn là sự lựa chọn số một cho việc bố trí nội thất. >>> Tham khảo thêm chọn tấm panel lợp mái như thế nào?
4. Nhược điểm của tấm panel 3D
Mặc dù có rất nhiều ưu điểm nổi trội nhưng bên cạnh đó tấm panel 3D cũng có những nhược điểm khó khắc phục. Đó là khả năng chịu lực theo phương ngang kém, không linh hoạt trong kiến trúc với nhiều góc cạnh do các tấm xốp và lưới thép làm sẵn không thể uốn cong hay dễ dàng cắt xén tùy tiện, khả năng chống thấm không tốt. Vì vậy, tấm tấm panel 3D không thể dùng được tại các vị trí chân tường hay khu vực toilet có tiếp xúc nước…
Song tấm panel 3D luôn xứng đáng được xướng tên trong các công trình xây dựng tại Việt Nam. Các công trình như: Cao ốc VP Nguyễn Hiếu – Cần Thơ, Plaza Vĩnh Trung, Khách sạn Imperial Boat – Hải Phòng, Khách sạn Việt Úc – Bến Tre, Chung cư ECO Cát Tường – Bắc Ninh… đã góp phần khẳng định thương hiệu của loại vật liệu này. Để được tư vấn chi tiết vui lòng liên hệ Công ty TNHH Xây dựng Việt Panel theo hotline: 02416 535 699 / 0984 050 786
Từ khóa » Giá Vật Liệu 3d Panel
-
6. Báo Giá Tấm Tường 3D Panel - Giá Tốt Nhất
-
Thi Công Tấm 3d Panel - Báo Giá Tấm Panel 3d Rẻ Nhất Hà Nội
-
Bảng Báo Giá Tấm Vật Liệu Nhẹ 3D Mới Nhất Năm 2020
-
Bảng Giá Xây Nhà Bằng Vật Liệu Nhẹ 3D Cập Nhật Mới Nhất
-
BÁO GIÁ VẬT LIỆU 3D PANEL – THIẾT KẾ, THI CÔNG NHÀ 3D ...
-
Tấm Panel 3D Viglacera | Báo Giá Tấm Bê Tông Khí 3D Năm 2021
-
Bảng Giá Panel-3d Nhà Lắp Ghép Vật Liệu Nhẹ
-
Tấm 3D Panel Đúc Sẵn: Một Bước Tiến Đột Phá Trong Xây Dựng
-
Tấm 3D Panel - Vật Liệu Mới Nhiều ưu điểm Vượt Trội
-
Xây Nhà Bằng Tấm 3D Panel - Tiết Kiệm 1/2 Chi Phí So Với Gạch ...
-
Xây Nhà Bằng Tấm 3D Panel Và Những ưu điểm Vượt Trội
-
Giá Xây Nhà Bằng Vật Liệu Nhẹ 3D Bạn Nên Biết - Pinterest
-
Có Nên Xây Nhà Bằng Tấm 3d Không, Chi Phí Xây Bằng Tấm 3d Chi Tiết