Tam Phỏng (xoan Leo) điều Trị Tiểu đường, Viêm Bàng Quang, Tiết Niệu

Cây tam phỏng một loại hoa cây cảnh rất đẹp, nhất là khi cây ra hoa và đậu quả, những chùm quả lung linh như những chiếc đèn lồng đu đưa trong gió gợi cho ta nhiều cảm xúc. Nhưng điều đặc biệt hơn cả là loài hoa cây cảnh này lại là một thảo dược quý với rất nhiều những công dụng hay, điều trị được nhiều chứng bệnh thường gặp trong cuộc sống hiện nay.

  • Tên khác: Tầm phỏng, xoan leo…
  • Tên khoa học: Cardiospermum halicacabum L, thuộc họ bồ hòn (1)
  • Bộ phận dùng: lá, thân rễ cây đều dùng làm thuốc được.
  • Tính vị: Vị cay và đắng.
  • Công dụng chính: Thường được dân gian dùng trong các thang thuốc điều trị viêm nhiễm như: Viêm đường tiểu, viêm thận, mụn nhọt mẩn ngứa ngoài da. Gần đây cây còn được dùng làm thuốc hạ đường huyết, hạ sốt, mát gan giải độc và bảo vệ chức năng gan (2).

Mô tả cây thuốc

Xem hình ảnh bạn sẽ thấy cây tam phỏng là dạng thân dây nhỏ, dây tương tự như dây mướp đắng, lá chét giống lá xoan (Chính vì đặc điểm này nên cây còn được đặt tên là cây xoan leo).

Quả nang, phồng ba cạnh như hình cái đèn lồng, cũng do đặc điểm này mà cây mới có tên gọi tam phỏng (Tam = ba, phỏng = phồng lên).

Phân bố, thu hái

Cây mọc hoang ở nước ta, hiện nay cây này ngoài tự nhiên còn thấy rất ít. Ngoài ra một số gia đình cũng trồng để làm cảnh nhưng không nhiều.

Người dân thường thu hái trong những ngày mùa hè, bởi đây là thời gian mà cây phát triển mạnh, cây tươi tốt và có nhiều lá non xanh. Người ta thường cắt những dây xanh non, không quá già sau đó về cắt ngắn phơi khô làm bảo quản dùng dần.

Thành phần hóa học

Trong thân và lá có chứa chủ yếu Phenol, tannin và saponin (5).

Hoa cây tầm phỏng quả cây tam phỏng
Quả tam phỏng – cây xoan leo

Công dụng của cây tam phỏng

Cây thuốc được sử dụng dựa theo kinh nghiệm từ trong dân gian, thường dùng để điều trị một số bệnh sau (2):

  1. Viêm tiết niệu
  2. Viêm bàng quang
  3. Viêm thận cấp
  4. Tiểu đường
  5. Huyết áp cao
  6. Mát gan giải độc
  7. Bảo vệ gan
  8. Giảm mụn nhọt
  9. Hạ sốt

Tham khảo: Dây thìa canh loài cây khắc tinh của bệnh tiểu đường

Các dùng cây tam phỏng

  1. Viêm tiết niệu, viêm bàng quang và viêm thận cấp: Dùng 30g tam phỏng khô, rửa sạch. Sắc với khoảng 1,2 lít nước, đun cạn lấ khoảng 800ml nước để sắc uống hàng ngày.
  2. Tiểu đường, huyết áp cao: Dùng tam phỏng khô 50g đun với 1,5 lít nước. Đun cạn lấy 1 lít nước uống trong ngày (Có thể dùng nước sôi pha hãm như pha trà tươi để uống).
  3. Thanh nhiệt giải độc, bảo vệ gan, giải rượu: Dùng 60g cây khô pha hãm như trà để uống hàng ngày.
  4. Điều trị mụn, hạ sốt: Lấy 50g cây khô pha như trà uống hàng ngày. Đây là cách điều trị mụn đơn giản, đặc biệt là mụn bọc, mụn lứng và mụn trứng cá.

Tham khảo: Cây bòng bong (Hải kim sa) điều trị phù thận, viêm thận

Một số nghiên cứu về cây tầm phỏng

  • Xác định được hoạt động bảo vệ gan của chiết xuất cây tầm phỏng Cardiospermum halicacabum do CCl 4 gây ra ở chuột Wistar. Nghiên cứu được tiến hành trên cá thể chuột, bởi các nhà khoa học Ấn Độ (3)
  • Đã xác định hoạt động hạ đường huyết, hỗ trợ điều trị bệnh tiểu đường, hạ huyết áp của chiết xuất từ cây tầm phỏng. Công trình nghiên cứu được tiến hành bởi các nhà nghiên cứu Ấn Độ (4).
  • Mới đây nhóm các nhà nghiên cứu Đài Loan đã xác định được đặc tính chống oxy hóa và chống viêm của chiết xuất từ cây thuốc tam phỏng Cardiospermum halicacabum. Trong thử nghiệm chống viêm, chiết xuất etanolic từ cây tam phỏng đã ức chế sự phát triển của phù chân ở cá thể chuột do-carrageenan (6).

Lưu ý

Là cây thảo dược với nhiều lợi ích cho sức khỏe. Tuy nhiên hiện chưa có thông tin về việc dùng cây tam phỏng cho phụ nữ mang thai và trẻ nhỏ. Vì vậy phụ nữ mang thai, trẻ nhỏ không nên tự ý sử dụng.

Nguồn tham khảo

  1. Tam phỏng, https://vi.wikipedia.org/wiki/Tam_ph%E1%BB%8Fng , ngày truy cập 17 tháng 10 năm 2019.
  2. Tam phỏng, https://amp.thaythuoccuaban.com/vithuoc/tamphong.htm, ngày truy cập 17 tháng 10 năm 2019.
  3. Phenolic profiling by UPLC–MS/MS and hepatoprotective activity of Cardiospermum halicacabum against CCl4 induced liver injury in Wistar rats, https://www.sciencedirect.com/science/article/abs/pii/S175646461200165 , ngày truy cập 18 tháng 10 năm 2019.
  4. Antihyperglycaemic effect of Cardiospermum halicacabum Linn. leaf extract on STZ-induced diabetic rats, https://www.researchgate.net/profile/Viswanathan_Pugalendi/publication/26594253_Antihyperglycaemic_effect_of_Cardiospermum_halicacabum_Linn_leaf_extract_on_STZ-induced_diabetic_rats/links/0fcfd507d344cca825000000.pdf , ngày truy cập 18 tháng 10 năm 2019.
  5. Phytochemical Analysis and Antibacterial Activity of Medicinal Plant Cardiospermum halicacabum Linn. https://updatepublishing.com/journal/index.php/jp/article/view/2079 , ngày truy cập 18 tháng 10 năm 2019.
  6. Antioxidant and anti-inflammatory properties of Cardiospermum halicacabum and its reference compounds ex vivo and in vivo, https://www.sciencedirect.com/science/article/pii/S0378874110007774 , ngày truy cập 18 tháng 10 năm 2019.

Từ khóa » Cây Xoan Leo Có Tác Dụng Gì