Tam Phủ Công Đồng Tứ Phủ Vạn Linh Trong Văn Hóa Tâm Linh
Có thể bạn quan tâm
Tam Phủ Công Đồng Tứ Phủ Vạn Linh là một trong những tín ngưỡng văn hóa tâm linh nằm trong tín ngưỡng thờ Mẫu rất phổ biến tại Việt Nam. Dù đã hình thành và tồn tại từ lâu đời nhưng không phải ai cũng hiểu đầy đủ về khái niệm này. Chính vì vậy, bài viết dưới đây của Đồ Đồng Dung Quang Hà xin chia sẻ đến quý vị những thông tin chi tiết về ý nghĩa và sự khác nhau cơ bản không nhiều người biết của Tam Phủ Công Đồng Tứ Phủ Vạn Linh. Mời quý vị cùng theo dõi!
>> 100+ mẫu đồ thờ cúng bằng đồng đẹp và cao cấp nhất tại Dung Quang Hà
Tín ngưỡng thờ Mẫu của người Việt
Mỗi người mỗi nước mỗi non
Đã về cửa mẹ như con một nhà
Tín ngưỡng thờ Mẫu là một trong nhiều tín ngưỡng dân gian phổ biến trong văn hóa tâm linh, có lịch sử lâu đời và nắm giữ một vài trò đặc biệt quan trọng trong đời sống tinh thần của người Việt. Tín ngưỡng thờ mẫu gần gũi và gắn liền với thiên nhiên đất trời với thân phận của người phụ nữ Việt. Thờ mẫu chính là sự tin tưởng, ngưỡng mộ và tôn thờ những vị nữ thần gắn với các hiện tượng tự nhiên vũ trụ có quyền năng sáng tạo, bảo vệ che chở cho sự sống của con người hay đơn giản là những vị hiền tài có công với nước có đức với dân, khi mất thì hiển linh phù trợ cho người an, vật thịnh.
Tam Phủ Công Đồng Tứ Phủ Vạn Linh
Trải qua quá trình biến đổi thăng trầm của lịch sử, tín ngưỡng thờ Mẫu ở nước ta đã ngày càng phát triển và hình thành tín ngưỡng thờ Tam Phủ, Tứ Phủ ngoài ra còn có thêm cả Địa Phủ, gồm một hệ thống các vị Thánh với một trật tự chặt chẽ được thể hiện trong các giá hầu đồng người ta thỉnh các vị Thánh Mẫu - Bà Chúa - Quan Lớn - Chầu Bà - Quan Hoàng - Tiên Cô - Thánh Cậu theo một trật tự nhất định.
>> Xem thêm người có căn âm là gì và thế nào là người được định sẵn căn cao số nặng
Tam Phủ Công Đồng - Tứ Phủ Vạn Linh là gì và sự khác nhau cơ bản?
Là một phần trong tín ngưỡng thờ Mẫu, tuy nhiên tín ngưỡng Tam Phủ Tứ Phủ còn thờ các nam thần khác như các vị vua cha, quan hoàng, ông hoàng, thành cậu… Sự xen kẽ số lương nam thần so với nữ thần có sự đồng đều, hài hòa về âm dương. Theo dòng lịch sử hình thành và phát triển của Tín ngưỡng thờ Tam Phủ Công Đồng Tứ Phủ Vạn Linh, thì khái niệm Tam phủ có trước và Tứ phủ có sau.
Tam Phủ Công Đồng
Vào thời kỳ khởi nguyên của Tam phủ người ta cho rằng Tam phủ gồm ba miền đó là: Thiên, Địa, Thoải. Lúc đó Nhạc Phủ chưa có.
Tam là ba
Phủ là nơi làm việc của các quan
Chư thánh của Tam Phủ
Vì vậy Tam Phủ được hiểu là nơi làm việc của các quan âm, chư vị thần linh của ba miền Thiên Phủ, Địa Phủ và Thoải Phủ. Trong đó mỗi miền lại mang một đặc trưng riêng biệt:
Thiên Phủ biểu tượng màu xanh do Vua cha Ngọc Hoàng đứng đầu: Bao gồm các chư vị thần linh cai quản bầu trời 3 cõi vô sắc giới (cõi tối thượng của thiên phủ, hoàn toàn thanh tịnh), sắc giới (cai quản về vật chất) và dục giới ( cai quản về nòi giống, tình dục).
Địa Phủ biểu tượng màu vàng do Vua cha Diêm Vương đứng đầu: Bao gồm thập điện cai quản âm phủ và 18 tầng địa ngục, mỗi điện đều có 1 vị Diêm Vương cai quản và các quỷ thần phục dịch.
Thủy Phủ biểu tượng màu trắng do Vua cha Bát Hải Long Vương đứng đầu: Bao gồm cửu giang tử hải nghĩa là 9 sống, 4 biển và có 8 vị chư thần cai quản.
>> Xem thêm Tam Tòa Thánh Mẫu là những vị nào trong tín ngưỡng dân gian
Tứ Phủ Vạn Linh
Khái niệm Nhạc Phủ được ra đời gắn liền với câu chuyện sự tích Mẫu Thượng Ngàn hiển linh - vị thần quản trưởng sơn lâm, Ngài đã hóa thành một đàn đom đóm kết đèn dẫn đường tròn đêm giúp vua Lê Thái Tổ đánh trận Xương Giang, Chi Lăng giết chết Liễu Thăng. Khi ca khúc khải hoàn trở về ban thưởng công lộc cho tướng sĩ, sắc phong cho các vị linh thần âm phù xã tắc. Để tưởng nhớ công ơn của bà vua Lê Thái Tổ đã sắc phong bà là “Nhạc Phủ Lê Mại Đại Vương hiệu Viết Bạch Anh Chưởng Lâm Công Chúa” từ đó Nhạc Phủ chính thức ra đời và hình thành Tứ Phủ.
Tứ là bốn
Phủ vẫn được hiểu là nơi làm việc của các quan
Chứ Thánh của Tứ Phủ
Tứ Phủ cũng được hiểu là nơi làm việc của các quan âm và chư vị thần linh của bốn miền gồm Thiên Phủ, Địa Phủ, Thoải Phủ và Nhạc Phủ. Trong đó mỗi miền lại tượng mang một đặc trưng riêng biệt:
Thiên phủ (biểu tượng màu đỏ, đứng đầu là Mẫu Cửu): Bao gồm các chư vị thần linh cai quản bầu trời.
Địa phủ (biểu tượng màu vàng, đứng đầu là Mẫu Liễu): Bao gồm các chư vị thần linh cai quản vùng đất đai.
Thủy Phủ (biểu tượng màu trắng, đứng đầu là Mẫu Thoải): Bao gồm các chư vị thần linh cai quản miền sông nước.
Nhạc Phủ (biểu tượng màu xanh, đứng đầu là Mẫu Thượng Ngàn): Bao gồm các chư vị thần linh cai quản miền rừng, sơn lâm.
Nếu như xưa kia theo cách sắp xếp thứ tự Tứ Phủ sẽ gồm Thiên - Địa - Thoải - Nhạc vì Nhạc xuất hiện sau cùng. Thì ngày này cách sắp xếp này đã được thay thế biến tấu theo cách sắp xếp theo thứ tự của mặt không gian từ cao xuống thấp với tầng cao nhất là Trời (Thiên), sau đó đến Núi (Nhạc), sau là vùng đại dương sống nước (Thoải hay còn gọi là Thủy) và cuối cùng là vùng địa phủ.
Sự linh diệu của tín ngưỡng
Vì thế có thể nói Tam Phủ Công Đồng, Tứ Phủ Vạn Linh là muốn nói đến toàn bộ chư thần, với sự linh diệu huyền bí, tuy có nhiều quan điểm khác nhau nhưng lại không hề mâu thuẫn nhau bởi chung quy lại đó đều là nét đẹp trong niềm tin, sự sùng bái tôn thờ Mẫu toàn năng trong vũ trụ. Trong đó, Thánh Mẫu là người đứng đầu là người mẹ luôn che chở dạy dỗ và yêu thương muôn loài, tùy vào căn duyên mà biến hiện hóa thân phù đời giúp nước. Điều kỳ diệu của văn hóa tâm linh được gói gọn trong 5 chữ “ Vạn Pháp Duy Tâm Tạo”.
Hy vọng với những chia sẻ trên của Đồ Đồng Dung Quang Hà đã giúp quý vị có thêm những hiểu biết đầy đủ và chính xác về Tam Phủ Công Đồng Tứ Phủ Vạn Linh trong tín ngưỡng thờ Mẫu huyền diệu. Nếu có bất kỳ thắc mắc gì quý vị có thể để lại bình luận ở dưới hoặc gọi cho chúng tôi theo hotline:0967.23.7777để được tư vấn và giải đáp nhất nhất. Đừng quên Đồ Đồng Dung Quang Hà là đơn vị chuyên sản xuất và cung cấp các sản phẩm đồ thờ cúng nhưbát hương đồng, lư hương, đỉnh đồng, chân nến, mâm bồng,...với đa dạng chất liệu để quý khách hàng có thêm nhiều sự lựa chọn tốt nhất. Xin chào và hẹn gặp lại trong các chủ đề thú vị tiếp theo!
Có thể gia chủ cũng quan tâm:
>> 36+ bộ đồ thờ cúngbằng đồng đẹp, chất lượng với giá tốt nhất hiện nay
Nếu quý khách có nhu cầu về các sản phẩm đồ đồng, xin vui lòng liên hệ tại:
-
-
-
Số 9 B1 đường Nguyễn Cảnh Dị, phường Đại Kim, quận Hoàng Mai, Hà Nội.
-
Số 661 - 663 đường Giải Phóng, quận Hoàng Mai, Hà Nội.
-
-
Hotline/Zalo: 0967.23.7777 Telephone: 02466.747.666
-
Website: https://dongmynghe.com.vn
-
Email: ducdongqh@gmail.com
-
Chúc Quý Khách hàng lựa chọn được sản phẩm ưng ý và hài lòng về chất lượng!
-
Từ khóa » Tiếc Tứ Phủ
-
CÁC NGÀY TIỆC - ĐẠO MẪU VIỆT NAM
-
Những Ngày Tiệc Trong Đạo Mẫu Tứ Phủ - Văn Hóa Tâm Linh
-
Tổng Hợp Chi Tiết Ngày Tiệc Tứ Phủ Công Đồng - Oản Cô Tâm
-
Các Ngày Khánh Tiệc Tứ Phủ Công đồng Trong Tín Ngưỡng Thờ Mẫu
-
Các Ngày Đại Tiệc Tứ Phủ Trong Năm - Thế Giới Tâm Linh
-
Những Ngày Tiệc Trong Đạo Mẫu Tứ Phủ
-
Đại Tiếc Tứ Phủ Hằng Niên - Hát Văn
-
Các Ngày Tiệc Tứ Phủ Công Đồng Thường Niên Trong Tháng 4 âm
-
Tổng Hợp Những Ngày Tiệc Tứ Phủ Trong Năm
-
[PDF] HIỂU ỨNG Hổu Rồng Trong THỔN TỨ PHỦ - VNU
-
Top 16 Vị Thánh Quen Thuộc Nhất Trong Tín Ngưỡng Thờ Mẫu Tam ...
-
Sách Tín Ngưỡng Thờ Mẫu Tứ Phủ Chốn Thiêng Nơi Cõi Thực - Shopee
-
Tiếc Tháng 6 Trong Tứ Phủ Có Nhưng Ai #tuphu #tuphuvanlinh ...