Tam Phủ Và Tứ Phủ | Wikia Đạo Mẫu - Wiki Index | | Fandom

Tam giao

Tranh Tam giáo (Phật - Đạo - Mẫu), chất liệu gỗ và sơn, khoảng cuối thế kỷ XIX đầu XX.Nguồn: Tạp Chí Cổ Vật.

Mục lục

  • 1 Tứ Phủ
    • 1.1 Tứ Phủ
    • 1.2 Tứ Phủ Vạn Linh
    • 1.3 Thứ tự các phủ
  • 2 Tam Phủ
    • 2.1 Tam Phủ
    • 2.2 Tam Phủ Công Đồng
  • 3 Mối liên hệ giữa Tam Phủ và Tứ Phủ
    • 3.1 Tín ngưỡng Tam Phủ giao thoa với tín ngưỡng Sơn Trang
    • 3.2 Thiên Địa đồng quy
  • 4 Vị trí trên ban thờ
    • 4.1 A - 1 tượng Thánh Mẫu
    • 4.2 B - 3 tượng Thánh Mẫu
      • 4.2.1 1. Không có ban thờ ngoài trời và ban thờ Sơn Trang
      • 4.2.2 2. Chỉ có ban thờ Sơn Trang
      • 4.2.3 3. Chỉ có ban thờ ngoài trời
      • 4.2.4 4. Có cả ban thờ ngoài trời và ban thờ Sơn Trang
    • 4.3 C - 4 tượng Thánh Mẫu
  • 5 Tham khảo

Tứ Phủ[]

Tứ Phủ[]

Tứ Phủ [四府] là nhánh tín ngưỡng thờ Mẫu tại miền Bắc, đồng thời là nhánh phổ biến nhất của Đạo Mẫu.

Tứ Phủ bao gồm bốn "phủ" đại diện cho bốn miền trong vũ trụ.

  • Thiên phủ [天府]: miền trời, tượng trưng bởi màu đỏ.
  • Nhạc phủ [岳府]: miền rừng núi, tượng trưng bởi màu xanh lá.
  • Thoải (thủy) phủ [水府]: miền sông nước, tượng trưng bởi màu trắng.
  • Địa phủ [地府]: miền đất đai, tượng trưng bởi màu vàng. Ở đây tránh nhầm lẫn với "địa phủ" theo nghĩa "âm phủ". Địa phủ trong Tứ Phủ là mặt đất nơi loài người sinh sống.

Mỗi vị thần thánh trong Tứ Phủ sẽ thuộc về một phủ, cai quản, quản lý những sự việc thuộc phủ đó. Trang phục của hầu hết các vị có màu sắc tương đồng với phủ của mình. Đại diện cho mỗi phủ là một vị Thánh Mẫu[1].

Tứ Phủ Vạn Linh[]

Tứ Phủ Vạn Linh [四府萬靈] là một cụm từ thường xuất hiện trong các lời cầu khấn, các khoa cúng; có nghĩa là "vô vàn (một vạn) chân linh của các vị thần thánh trong bốn miền."

Thứ tự các phủ[]

  • Theo khoa cúng và các bản chầu văn (hay còn gọi là hệ Tứ Tiên): Thiên - Địa - Thủy - Nhạc
    • Thánh Mẫu:
      • Mẫu Đệ Nhất Thiên Tiên
      • Mẫu Đệ Nhị Địa Tiên
      • Mẫu Đệ Tam Thoải Tiên
      • Mẫu Đệ Tứ Nhạc Tiên
  • Theo thứ tự và danh hiệu phổ biến hiện nay của Tam Tòa Thánh Mẫu : Thiên Địa đồng quy - Nhạc - Thủy
    • Thánh Mẫu:
      • Mẫu Liễu Hạnh
      • Mẫu Thượng Ngàn
      • Mẫu Đệ Tam Thoải Phủ

Tam Phủ []

Tam Phủ[]

Có hai cách hiểu về từ "Tam Phủ [三府]"

  • Về mặt lịch sử Đạo Mẫu - Tứ Phủ: Tam Phủ là khái niệm tiền thân của Tứ Phủ, bao gồm ba miền: Thiên Phủ (màu xanh da trời), Địa Phủ (màu vàng), Thủy Phủ (màu trắng). Sau này, vào thời nhà Lê, lối thờ Thượng Ngàn (Thanh Sơn Nhất Phái) được kết hợp thêm vào, gọi là Nhạc Phủ; từ đó mà có Tứ Phủ.
  • Về mặt thứ tự: vì nhiều nguyên nhân khác nhau mà Tứ Phủ Thánh Mẫu hay được thể hiện qua Tam Tòa Thánh Mẫu. Phần Mối liên hệ giữa Tam Phủ và Tứ Phủ dưới đây sẽ trình bày một số giả thuyết lý giải điều này. Tựu trung lại, các giả thiết đều cho rằng khi nhắc đến Tam Phủ, thực chất là đã bao gồm Tứ Phủ.

Tam Phủ Công Đồng[]

Tam Phủ Công Đồng [三府公同] cũng là một cụm từ thường xuất hiện trong các lời cầu khấn, các khoa cúng. Cụm từ này có nghĩa là "hội đồng chung cai quản ba miền". Đây có thể hiểu là hội đồng các thần thánh được cử ra để đại diện, cai quản những công việc trong ba miền.

Mối liên hệ giữa Tam Phủ và Tứ Phủ[]

Có rất nhiều giả thuyết giải thích về mối liên hệ giữa Tam Phủ và Tứ Phủ, tuy nhiên khó xác định chính xác giả thuyết nào khả tín nhất. Sở dĩ như vậy vì các tín ngưỡng Việt Nam hầu như chỉ được gìn giữ từ đời này sang đời khác qua hình thức truyền khẩu mà không có tài liệu rõ ràng và ít được nghiên cứu.

Dưới đây là một số giả thuyết phổ biến.

Tín ngưỡng Tam Phủ giao thoa với tín ngưỡng Sơn Trang[]

Tín ngưỡng thờ Tam Phủ (thiên-địa-thủy) giao thoa với tín ngưỡng thờ Sơn Trang của các dân tộc vùng núi phía Bắc, hình thành nên Tứ Phủ.

Thiên Địa đồng quy[]

Thuyết này cho rằng Thánh Mẫu Liễu Hạnh cai quản Địa Phủ và đại diện cho Thiên Phủ trong cõi nhân gian (thay cho Mẫu Thiên Tiên). Khi xuất hiện với tư cách đại diện này, Mẫu Liễu sẽ có phục trang màu đỏ của Thiên Phủ, thay vì màu vàng của Địa Phủ.

  • Tam Tòa Thánh Mẫu khi đó bao gồm:
    • Mẫu Liễu Hạnh (tức Mẫu Địa Tiên và đại diện thay mặt cho Mẫu Thiên Tiên)
    • Mẫu Thượng Ngàn
    • Mẫu Thoải

Nhận định: Sự phổ biến trong việc dùng "Tam Tòa Thánh Mẫu" để nói về Tứ Phủ Thánh Mẫu đến từ quan niệm từ xưa của người Việt Nam. "Tam tòa" không chỉ nói về số lượng chính xác, mà còn nói về sự bao quát, đầy đủ, hoàn chỉnh. Số ba xuất hiện rất nhiều trong lịch sử tâm linh, huyền học của nhân loại, chẳng hạn như Tam giới (Dục giới, Sắc giới và Vô sắc giới), Tam thời (quá khứ, hiện tại, tương lai), Chúa Ba Ngôi, Trimurti của đạo Hindu, v.v...

Bên cạnh đó, người Phương Đông thường dùng số lẻ thay vì số chẵn, để thể hiện sự cân bằng âm dương vì số lẻ là tổng của một số lẻ và một số chẵn. Hình tượng Tam Tòa Thánh Mẫu vì vậy mà mang tính biểu tượng của quyền năng thâu tóm toàn vũ trụ.

Tranh thờ Tam Phủ Tranh thờ Tứ Phủ
Tranh tho Tam Phu
Tranh tho Tu Phu
- Quán Thế Âm Bồ Tát, bên tay trái là Kim Đồng, bên tay phải Ngọc Nữ

- Vua Cha: Vua Cha Thoải Phủ - Vua Cha Nhạc Phủ - Vua Cha Thiên Phủ

- Thánh Mẫu: Mẫu Thượng Ngàn - Mẫu Thiên Tiên - Mẫu Thoải

- Quán Thế Âm Bồ Tát, bên tay trái là Kim Đồng, bên tay phải Ngọc Nữ

- Vua Cha: Vua Cha Thoải Phủ - Vua Cha Thiên Phủ - Vua Cha Địa Phủ - Vua Cha Nhạc Phủ

- Thánh Mẫu: Mẫu Địa Tiên - Mẫu Thượng Ngàn - Mẫu Thiên Tiên - Mẫu Thoải

Vị trí trên ban thờ[]

Vì Tứ Phủ Thánh Mẫu thường được chuyển hóa thành Tam Tòa Thánh Mẫu, nên ở mỗi đền điện, vị trí tôn tượng của các Thánh Mẫu cũng có sự khác nhau. Sau đây là một số cách bài trí phổ biến.

A - 1 tượng Thánh Mẫu[]

Bức tượng Thánh Mẫu đại diện cho cả bốn vị trong Tứ Phủ Thánh Mẫu

B - 3 tượng Thánh Mẫu[]

1. Không có ban thờ ngoài trời và ban thờ Sơn Trang[]

  • Thiên - Địa đồng quy: trong trường hợp này, Mẫu Liễu Hạnh giữ vị trí là Mẫu Đệ Nhất, vừa là Mẫu Địa, vừa đại diện cho Mẫu Thiên Tiên.
Tam Tu Phu - diagram 1
  • Nhạc Phủ và Địa Phủ đồng nhất: trong trường hợp này, Mẫu Đệ Nhị bao gồm cả Mẫu Nhạc Tiên và Mẫu Địa Tiên
Tam Tu Phu - diagram 2-0

2. Chỉ có ban thờ Sơn Trang[]

Tam Tu Phu - diagram 3-0

3. Chỉ có ban thờ ngoài trời[]

Tam Tu Phu - diagram 4

4. Có cả ban thờ ngoài trời và ban thờ Sơn Trang[]

Trong trường hợp này, tùy theo màu sắc phục trang mà phân định tôn tượng các Thánh Mẫu. Thông thường là Mẫu Thiên được thờ thêm ở ban ngoài trời HOẶC Mẫu Thượng Ngàn được thờ thêm ở ban Sơn Trang.

C - 4 tượng Thánh Mẫu[]

Trong trường hợp này, Mẫu Thiên Tiên luôn ở vị trí chính giữa, cao nhất. Dưới đây là một số cách sắp xếp thường thấy:

Tam Tu Phu - diagram 5
Tam Tu Phu - diagram 6
Tam Tu Phu - diagram 7

Kết luận: Bất kể cách thức và vị trí bày biện của đền điện có khác nhau như thế nào đi chăng nữa, thì tôn tượng các vị Thánh Mẫu luôn đại diện cho cả Tứ Phủ Thánh Mẫu.

Tham khảo[]

  1. Four Palaces - Tứ Phủ, https://fourpalacestuphu.com

Từ khóa » Tín Ngưỡng Thờ Tam Phủ Tứ Phủ