Tầm Quan Trọng Của Thận Và Hệ Thống Tiết Niệu

Hệ tiết niệu gồm hai quả thận, các đường tống xuất nước tiểu đã được hình thành bao gồm đài thận, bể thận, niệu quản, bàng quang và niệu đạo.

Mỗi ngày hai thận biến đổi 1700 lít máu thành 1 lít dịch đậm đặc và đặc trưng gọi là nước tiểu. Ngoài chức năng này, thận còn phải đảm nhiệm nhiều chức năng cơ bản khác rất cần thiết cho sự sống: loại thải các chất độc sinh ra trong quá trình chuyển hóa của cơ thể, điều chỉnh môi trường trong cơ thể, điều hòa các hormone.

Tổng quan hệ tiết niệu

Thận

Hai thận nằm sau phúc mạc, tạo thành một cơ quan đôi. Ở người trưởng thành, mỗi thận nặng 120 – 150g. Hai thận tiếp nhận khoảng 25% tổng cung lượng tim (lượng máu mà tim tống đi được trong một nhát bóp). (1)

Các đường tống xuất nước tiểu

Các đường dẫn niệu được chia thành hai phần:

Đường dẫn niệu trên

Ở mỗi thận, đường niệu trên gồm các đài thận, một bể thận và một niệu quản. Người trưởng thành có từ 6 – 12 đài thận nhỏ. 2 – 4 đài thận nhỏ tạo thành các đài thận lớn. Các đài thận lớn này sau khi đi qua một chỗ hẹp hình phễu sẽ đổ vào khoang rộng hơn gọi là bể thận có dung tích khoảng 4 – 8ml. Bể thận có hình phễu và tiếp giáp với niệu quản. Hệ cơ của đài thận và bể thận là hệ cơ trơn, sắp xếp theo hướng đặc thù để tạo ra những cơn co bóp riêng, đẩy nước tiểu đi. Ở người lớn, niệu quản dài khoảng 25 – 30cm và phần niêm mạc phần dưới cùng tạo nên cơ chế quan trọng chống nước tiểu trào ngược từ bàng quang lên thận.

banner tâm anh quận 7 content

Đường dẫn niệu dưới

Gồm bàng quang và niệu đạo. Bàng quang là một khối cơ rỗng có thể chứa từ 300 – 700ml nước tiểu. Niệu đạo là một ống đi từ cổ bàng quàng đến lỗ sáo, ở nam dài khoảng 16cm, ở nữ dài dưới 4cm. Cấu tạo của các cơ quan này là những cơ trơn tạo thành cơ thắt trong giữ vai trò đóng mở thụ động cổ bàng quang trong tác động đi tiểu.

Ngoài ra, còn có một cấu trúc khác – tuyến tiền liệt – tạo nên sự co thắt ngoài có thể đóng mở theo sự điều khiển của não bộ. Tuyến tiền liệt nằm ngay phía dưới cổ bàng quang, có hình dạng như hạt dẻ. Trung tâm tuyến tiền liệt có một khoảng trống co giãn được khi đi tiểu được gọi là niệu đạo tuyến tiền liệt. Mặt sau của niệu đạo này là các ống phóng tinh đổ vào.

Các bệnh liên quan đến thận và tiết niệu ngày càng được chú trọng. Đặc biệt, thận là cơ quan đích của nhiều bệnh cảnh nội – ngoại khoa; song song với gia tăng bệnh lý tim mạch và tiểu đường, bệnh thận mạn tính trở thành một bệnh “thời sự”. Theo ghi nhận của các chuyên gia Mỹ, bệnh tim mạch và tiểu đường gây ra 10% ca bệnh thận mạn tính.

Các bất thường bẩm sinh của hệ tiết niệu

Các dị dạng bẩm sinh có thể chiếm 10% dân số. Các thể bẩm sinh nặng có thể chiếm đến 25% nguyên nhân gây suy thận mạn ở trẻ em và một số trường hợp ở người lớn.

Thận bất sản một hoặc hai bên

Bất sản là không có bẩm sinh một cơ quan nội tạng. Bất sản thận hai bên gây tử vong ngay trong bào thai, còn bất sản một bên vẫn có thể sống bình thường. Thận còn lại có thể bù trừ

Giảm sản thận

Dị dạng một bên hoặc đôi khi hai bên trong sự phát triển của cơ quan sẽ làm cơ quan đó nhỏ hơn bình thường. Trong các cơ quan đôi (thể hai bên), sự sống còn phụ thuộc vào mức độ giảm sản.

Thận lạc chỗ

Thận nằm ở vị trí bất thường, trong phần lớn các trường hợp, thận nằm thấp trong hố chậu, thường thì những thận lạc chỗ có chức năng bình thường.

Thận hình móng ngựa

Đây là dị dạng bẩm sinh thường gặp nhất, cực dưới của hai thận dính với nhau và thường phối hợp với lạc chỗ và cũng thường ít có hậu quả lâm sàng.

Niệu quản chẻ đôi

Đôi khi một trong hai niệu quản mất chức năng và bị giãn nở gây ứ đọng nước tiểu và nhiễm trùng phần thận tương ứng.

Viêm đường tiết niệu

Viêm đường tiết niệu là bệnh đứng hàng thứ hai của nhiễm trùng mắc phải trong cộng đồng. Mức độ nhiễm khuẩn đường tiết niệu tùy theo tuổi và giới tính.

Ngoại trừ ngay sau sinh, viêm đường tiết niệu thường gặp ở phái nữ và thường biểu hiện cùng lúc với bắt đầu hoạt động tình dục, sau đó mức độ tăng dần nhưng thường tiến triển lành tính.

Còn viêm đường tiết niệu ở nam giới thường xuất hiện song song với sự phát triển của tuyến tiền liệt, hay nhiễm trùng niệu sau các bệnh do bế tắc trong bàng quang.

Ở trẻ em, viêm đường tiết niệu thường kết hợp với dị dạng của hệ tiết niệu.

Phần lớn nguyên nhân gây nhiễm trùng, viêm đường tiết niệu là do nhiễm khuẩn đường tiết niệu, bao gồm các vi khuẩn đường ruột, hay một số loại cầu khuẩn, hiếm hơn là lao, virus, nấm.

Viêm đường tiết niệu uống thuốc gì?

Viêm đường tiết niệu thường được chẩn đoán nhờ cấy nước tiểu dương tính, như có sự hiện diện của bạch cầu trong nước tiểu (đang có một tiến trình viêm). Hơn nữa nhiễm khuẩn đường tiết niệu nặng thường làm thay đổi thành phần của nước tiểu.

Một số nghiên cứu, 50 – 70% phụ nữ viêm đường tiết niệu, đặc biệt là nhiễm khuẩn niệu dưới, có thể tự khỏi trong vòng 1 tháng mà không cần điều trị. Các liệu pháp không dùng thuốc như uống nước nhiều, không nhịn tiểu… có thể có hiệu quả.

Tuy nhiên các bệnh nhân có triệu chứng ngày càng nặng như tiểu nóng rát, tiểu nhiều lần, tiểu đêm, buồn tiểu không nhịn được, ngay cả tiểu không kiểm soát, cuối dòng có vài giọt máu đỏ tươi kèm cảm giác đau buốt dữ dội và nước tiểu có thể có mùi hôi… cần phải điều trị nhanh chóng với kháng sinh thích hợp. Thuốc điều trị cần phải có chỉ định bác sĩ, dựa vào nhận dạng chủng loại gây bệnh, để tránh kháng thuốc. Thuốc điều trị viêm đường tiết niệu thường có phác đồ từ 3 – 7 ngày.

Sỏi niệu

HỆ THỐNG BỆNH VIỆN ĐA KHOA TÂM ANH

  • Bệnh viện Đa khoa Tâm Anh Hà Nội:
    • 108 Hoàng Như Tiếp, P.Bồ Đề, Q.Long Biên, Hà Nội
    • Hotline: 024 3872 3872 – 024 7106 6858
  • Bệnh viện Đa khoa Tâm Anh TPHCM:
    • 2B Phổ Quang, P.2, Q.Tân Bình, TPHCM
    • Hotline: 093 180 6858 – 0287 102 6789
  • Bệnh viện Đa khoa Tâm Anh Quận 8:
    • 316C Phạm Hùng, P.5, Q.8, TPHCM
    • Hotline: 093 180 6858 – 0287 102 6789
  • Phòng khám Đa khoa Tâm Anh Quận 7:
    • 25 Nguyễn Hữu Thọ, P.Tân Hưng, Q.7, TPHCM
    • Hotline: 093 180 6858 – 0287 102 6789
  • Fanpage: https://www.facebook.com/benhvientamanh/
  • Website: https://tamanhhospital.vn

Sỏi niệu thường đi từ những cơn đau trong giai đoạn cấp tính đến tính chất dễ tái phát. Mức độ hàng năm của một cơn đau bão thận đầu tiên do sỏi là 0,1%, mức độ này tăng dần cho đến khoảng 50 tuổi. Khoảng 50% bệnh nhân bị sỏi sẽ tái phát trong 15 năm sau đó.

Các triệu chứng của sỏi:

  • Cơn đau bão thận: biểu hiện lúc đầu là đau một bên, rất dữ dội như bị dao đâm, kéo dài một cách liên tục trong nhiều giờ, không có tư thế nào giúp giảm đau. Nguyên nhân là do căng đột ngột đường tiểu phía trên cho tắc nhằm chống lại bế tác mạn tính và tiến triển có thể gây giãn lớn niệu quản – bể thận.
  • Tiểu máu
  • Nhiễm trùng tiểu mạn tính
  • Nhiễm trùng niệu cấp tính do nước tiểu bị ngược dòng cấp tính, biến chứng của sỏi niệu gây bế tắc, có thể rất nặng và đáp ứng kém với kháng sinh.
  • Sỏi thận di chuyển

Từ khóa » Sơ đồ Tiết Niệu