Tầm Quan Trọng Của Xét Nghiệm Albumin Trong Chẩn đoán Và điều Trị ...
1. Thế nào là xét nghiệm albumin và vai trò của albumin trong cơ thể
Albumin là một loại protein huyết thanh quan trọng, nó chiếm khoảng 60 - 80% tổng số protein trong cơ thể. Albumin được sản xuất bởi gan, với định lượng khoảng 10,5g mỗi ngày. Ở những người khỏe mạnh, albumin được sản xuất và duy trì ổn định nồng độ trong máu để thực hiện nhiều chức năng quan trọng như:
-
Duy trì áp suất keo của máu, ngăn hiện tượng nước thấm qua thành mạch ra ngoài gian bào.
-
Tham gia vào quá trình tổng hợp protein ở ngoại vi bằng cách cung cấp các axit amin.
-
Vận chuyển các chất có phân tử lượng nhỏ trong cơ thể: bilirubin, hormon steroid, hormon giáp, axit béo, thuốc và nhiều sản phẩm khác sinh ra trong quá trình chuyển hóa.
Khi hàm lượng albumin trong máu thay đổi tức là có dấu hiệu của sự tổn thương hoặc rối loạn hoạt động của cơ thể. Albumin trong máu tăng lên khi cơ thể bị mất nước. Ngược lại, albumin máu giảm khi chức năng sản xuất albumin của gan bị ức chế, do albumin bị phân hủy nhiều hoặc bị đào thải qua nước tiểu. Tất cả những trường hợp xét nghiệm albumin máu cho kết quả bất thường đều cần chú ý và điều trị kịp thời.
Như vậy, xét nghiệm albumin là một phương pháp giúp xác định hàm lượng albumin trong máu để hỗ trợ trong chẩn đoán các bệnh lý của cơ thể hoặc theo dõi, đánh giá tình trạng bệnh nhân trong quá trình điều trị. Xét nghiệm albumin cũng là công cụ quan trọng giúp đánh giá chức năng gan, thận.
Xét nghiệm albumin là một xét nghiệm quan trọng trong đánh giá chức năng gan
2. Các bệnh liên quan đến thay đổi chỉ số albumin
Chỉ số albumin trong máu luôn được duy trì ổn định và biến động trong giới hạn cho phép. Chỉ số albumin bình thường ở người lớn là 35 - 50 g/L. Nếu hàm lượng albumin trong máu thay đổi thì bệnh nhân có thể đang gặp phải các vấn đề bệnh lý như:
Albumin máu tăng cao: Do mất nước.
Albumin máu giảm: thường gặp trong các trường hợp mắc bệnh gan (xơ gan, bệnh gan do rượu,...), tiểu đường, tổn thương cầu thận, suy thận, bệnh nhân bị sốc, suy dinh dưỡng, viêm, đặc biệt là sau phẫu thuật. Ngoài ra, các trường hợp bỏng, bệnh đường ruột, lupus ban đỏ, nhược giáp, suy tim, đa u tủy xương,... cũng có khả năng làm giảm hàm lượng albumin máu.
Ngoài các tình trạng bệnh lý nói trên, các trường hợp sau đây cũng có thể cho kết quả xét nghiệm albumin máu bất thường:
-
Albumin máu giảm ở phụ nữ có thai trong khi đó Globulin máu lại tăng.
-
Buộc garo lâu có thể làm tăng chỉ số albumin trong máu.
-
Chế độ dinh dưỡng giàu đạm có thể làm tăng albumin máu.
-
Một số thuốc có tác dụng làm tăng hoặc giảm lượng albumin máu.
-
Người hiến máu trong thời gian gần đây cũng có thể có chỉ số albumin máu tăng.
Các bệnh lý tại gan có thể làm giảm lượng albumin trong máu
3. Khi nào cần thực hiện xét nghiệm albumin?
Xét nghiệm albumin máu được thực hiện khi bác sĩ muốn kiểm tra chức năng gan, thận và các cơ năng khác của cơ thể. Xét nghiệm này thường được chỉ định cho người có các triệu chứng như:
-
Cơ thể mệt mỏi, chán ăn, ăn uống không tiêu.
-
Sút cân nhanh và nhiều.
-
Vàng da, vàng mắt.
-
Sưng phù tay chân, mắt, bụng.
Xét nghiệm albumin thường được thực hiện cùng nhiều xét nghiệm khác như AST, ALT, GGT, bilirubin nhằm đánh giá chính xác tình trạng sức khỏe của gan, thận. Ngoài ra, xét nghiệm này cũng được tiến hành cùng xét nghiệm prealbumin để kiểm tra tình trạng dinh dưỡng của bệnh nhân.
Người có biểu hiện vàng da, vàng mắt nên thực hiện xét nghiệm albumin
4. Những lưu ý khi thực hiện xét nghiệm
Trước khi tiến hành xét nghiệm, bạn cần lưu ý một số điều sau đây để có được kết quả khách quan nhất:
-
Xét nghiệm nên thực hiện vào sáng sớm, sau khi đã nhịn ăn 12 tiếng. Lúc này, các thành phần sinh hóa máu ổn định và phản ánh tương đối chính xác tình hình sức khỏe của người bệnh.
-
Không nên sử dụng các thức uống có cồn hoặc các chất kích thích trong vòng 6 - 8 giờ trước khi làm xét nghiệm.
-
Thông báo cho bác sĩ biết về tình trạng sử dụng thuốc và dị ứng thuốc của bạn.
-
Trao đổi và hỏi bác sĩ về các lưu ý và những việc cần làm trong và sau khi xét nghiệm.
Quá trình thực hiện, bạn sẽ được bác sĩ hoặc nhân viên y tế lấy một lượng máu nhỏ ở tĩnh mạch cánh tay để làm xét nghiệm phân tích.
Sau khi xét nghiệm xong, bạn nên:
-
Dùng bông ép nhẹ lên vị trí lấy máu để cầm máu.
-
Nghỉ ngơi tại chỗ khoảng 5 - 10 phút và có thể hoạt động bình thường sau đó.
-
Không nên mang vác hoặc đeo những vật nặng sau khi làm xét nghiệm.
-
Khi thấy có bất thường nào (chóng mặt, buồn nôn,...) hoặc có các câu hỏi nào thắc mắc, hãy hỏi ngay bác sĩ để được giải quyết kịp thời.
5. Xét nghiệm albumin ở đâu nhanh chóng, chính xác?
Hiện nay có rất nhiều cơ sở y tế để bạn lựa chọn nếu có nhu cầu khám và thực hiện các xét nghiệm đánh giá chức năng gan, thận, bao gồm cả xét nghiệm albumin. Trong đó, MEDLATEC là một trong những cơ sở y tế được đánh giá cao về độ uy tín và chất lượng khám chữa bệnh. Đặc biệt đối với những người bận rộn, ngại đến bệnh viện hay trong bối cảnh dịch Covid - 19 bùng phát như hiện nay thì dịch vụ xét nghiệm tại nhà của MEDLATEC chính là sự lựa chọn đáng để cân nhắc.
Tại sao bạn nên chọn MEDLATEC khi muốn làm các loại xét nghiệm?
-
MEDLATEC hoạt động trên 24 năm, gặt hái được nhiều thành công, đặc biệt trong lĩnh vực xét nghiệm, sàng lọc.
-
MEDLATEC có trung tâm xét nghiệm với đầy đủ máy móc hiện đại. Mẫu xét nghiệm sau khi lấy xong sẽ được bảo quản và chuyển đến trung tâm xét nghiệm để phân tích kết quả.
-
Sự hoạt động chuyên nghiệp và bài bản của đội ngũ bác sĩ, nhân viên của MEDLATEC cũng góp phần giúp kết quả xét nghiệm chính xác và nhanh nhất.
-
MEDLATEC còn có dịch vụ bảo lãnh viện phí với nhiều loại bảo hiểm khác nhau.
-
Dịch vụ xét nghiệm tại nhà của MEDLATEC phục vụ tận tình cho các khách hàng có nhu cầu. Bạn chỉ cần trả thêm một khoản nhỏ phí đi lại lấy mẫu, kết quả xét nghiệm sẽ được gửi tại nhà, qua tin nhắn, điện thoại hoặc thông qua tra cứu trên website và ứng dụng iCNM của MEDLATEC.
Xét nghiệm albumin là một xét nghiệm quan trọng trong đánh giá sức khỏe. Ngay từ lúc này, nếu gặp các vấn đề bất thường với cơ thể, đặc biệt là các dấu hiệu cho thấy chức năng gan, thận suy giảm, hãy đến ngay các cơ sở y tế để kiểm tra, thăm khám. Đặc biệt, độc giả có thể gọi đến hotline 1900 56 56 56 nếu cần tư vấn các vấn đề về sức khỏe hoặc tìm hiểu thêm về dịch vụ xét nghiệm tại nhà của MEDLATEC.
Từ khóa » đạm Albumin Giá Bao Nhiêu
-
Human Albumin Baxter 200g/l 20% 50ml - Nhà Thuốc Ngọc Anh
-
[CHÍNH HÃNG] Thuốc Human Albumin 20% BioPlazma 100ml
-
Albumin Giá Bao Nhiêu Và Mua Như Thế Nào? - BNC Medipharm
-
Nơi Bán Albumin Giá Rẻ, Uy Tín, Chất Lượng Nhất - Websosanh
-
Nơi Bán Human Albumin Giá Rẻ, Uy Tín, Chất Lượng Nhất
-
Top 14 đạm Albumin Giá Bao Nhiêu
-
Human Albumin Baxter 200G/L 20% 50ml - Nhà Thuốc Long Châu
-
Thuốc Albumin + Của Pháp Là Thuốc Gì, Giá Bao Nhiêu, Mua ở đâu?
-
Thuốc Human Albumin Baxter 200g/l 20% 50ml Giá Bao Nhiêu Mua ...
-
Albiomin (Human Albumin (Albutein) 20% 50ML Biotest)
-
Thuốc Human Albumin Baxter 200g/L Bán Giá Bao Nhiêu, Mua ở đâu?
-
Thuốc Albumin Human Baxter - Đặt Mua -091.749.12.25 - Glad Health
-
Thuốc Human Albumin Baxter 250-200g/l 50ml Là Thuốc Gì Giá Bao ...