Tầm Quan Trọng Không Ngờ Của Giấc Ngủ Với Trí Thông Minh - AFamily

Fanpage Afamily
  • Emagazine
  • Dr. Blue
  • HOUSE N HOME
  • Nền Tảng Hạnh Phúc
  • Ấn phẩm House n Home
  • Mang thai và sinh con
  • Nuôi dạy con cái
  • Chia sẻ kinh nghiệm
Bố mẹ cho con ngủ sai lầm thế này có thể khiến bé kém thông minh, mất 2 năm trí tuệ Luna, 20:00 08/11/2016 Chia sẻ Thích0

Tuy hiểu giấc ngủ quan trọng với sức khỏe và sự phát triển của trẻ nhỏ, nhưng đôi khi vì chiều con, đôi khi vì xót con mà nhiều bố mẹ đã phạm sai lầm.

  • Ngủ chung với mẹ đến 3 tuổi giúp bé thông minh hơn
  • Bác sĩ Collin: Thay vì cố ép con ăn, hãy cho con một giấc ngủ ngon
  • 7 chiêu cực hay dỗ trẻ sơ sinh chìm vào giấc ngủ nhanh chóng
Nghiên cứu đăng trên tạp chí y khoa của Anh, sau khi theo sát 11.000 đứa trẻ đã chứng minh mối liên hệ giữa giấc ngủ và sự phát triển não bộ ở trẻ nhỏ. Những đứa trẻ có giờ ngủ thất thường trong khoảng thời gian trước 3 tuổi phải chịu những tác động tiêu cực kéo dài liên quan đến những kỹ năng đọc hiểu, làm toán và nhận thức về không gian - và hậu quả này xảy ra ở trẻ gái nghiêm trọng hơn trẻ trai. Tương tự, phát hiện nhỏ hơn từ một nghiên cứu Canada đăng trên tạp chí về giấc ngủ năm 2008 cũng thấy rằng những đứa trẻ ngủ ít hơn 10 tiếng/đêm trong khoảng thời gian trước 3 tuổi thường bị giới hạn về năng lực ngôn ngữ, gặp khó khăn trong việc đọc hiểu, bị tăng nguy cơ ADHA. Nghiên cứu này cũng khẳng định vấn đề vẫn tiếp tục dai dẳng bất kể việc có sự cải thiện về thời gian ngủ sau 3 tuổi.trẻ con thiếu ngủ kém thông minh(Ảnh: Internet)Điều chúng ta thấy được ở đây là mối quan hệ giữa giấc ngủ với tính mềm dẻo của não - liên quan đến sự thay đổi cấu trúc và chức năng não do trải nghiệm và đào tạo - diễn ra mang tính quyết định nhất trong 3 năm đầu đời. Thực tế, đây cũng là một trong những lý do mà trẻ nhỏ có thể hồi phục sau chấn thương đầu tốt hơn người lớn, và thậm chí nếu toàn bộ bán cầu não trái có bị loại bỏ, vì lý do nào đó, trong vòng 3-4 năm đầu thì một đứa trẻ vẫn có thể phát triển khả năng ngôn ngữ bình thường - là điều không thể ở người lớn.Ba năm đầu đời là lúc chúng ta ngủ nhiều nhất, và mỗi giai đoạn ngủ khi này đều quan trọng với sự phát triển của não bộ - dù là giai đoạn ngủ sóng não chậm hay giai đoạn ngủ động mắt nhanh (REM). Trẻ sơ sinh có thời gian ngủ REM thấp hơn trung bình dễ bị những bất thường trong phát triển ở tương lai. Thậm chí nghiên cứu của Đại học Tel Aviv, Israel, còn thấy rằng việc thiếu ngủ một tiếng có thể khiến trí não một đứa trẻ lớp 6 chỉ còn tương đương với lớp 4, hay nói cách khác là mất đi hai năm trưởng thành và phát triển trong nhận thức. Kết quả này cũng rất khớp với kết quả của nghiên cứu trước đó thực hiện với 3.000 học sinh trung học tại Rhode Island của Brown’s Carskadon.Đừng vì chiều con mà cho bé thức khuya hay bỏ giấc ngủ của mình, vì hóa ra giấc ngủ quan trọng hơn nhiều với sự phát triển não bộ của trẻ, hơn chúng ta vẫn tưởng, giúp cải thiện IQ cho trẻ, tăng cường các chức năng não và các kỹ năng như khả năng chú ý, kỷ luật và khả năng ghi nhớ... Ở mỗi độ tuổi, thời gian cần thiết cho việc này khác nhau:- Trẻ mới sinh cần ngủ 16 tiếng rưỡi/ngày.- Trẻ 1-3 tháng: 14-16 tiếng/ngày.- Trẻ 6 tháng: 14 tiếng/ngày.- Trẻ 9-12 tháng: 13 tiếng rưỡi/ngày.- Trẻ nhỏ ở tuổi mầm non (1-3 tuổi) là 12-13 tiếng/ngày. trẻ con thiếu ngủ kém thông minh(Ảnh: Internet)Việc bảo đảm giấc ngủ này là rất quan trọng, vì tương lai của con phụ thuộc vào điều đó nên chúng ta cần thiết lập thói quen đi ngủ nhất quán và ổn định. Các nghiên cứu cho thấy rằng việc có quy trình ba bước để ngủ ngon, chẳng hạn như tắm nước ấm, massage, hoạt động làm dịu cơ thể (đọc truyện, hát ru) có thể cải thiện giấc ngủ của trẻ (và cả của bố mẹ). Bên cạnh đó, các bác sỹ nhi khoa cảnh báo rằng việc xót con nên vội vàng dỗ dành một đứa trẻ khóc đêm là một trong những sai lầm lớn nhất của những người làm bố mẹ. Việc một đứa trẻ thức những đợt ngắn giữa đêm là bình thường, nếu bố mẹ đến dỗ dành sẽ càng khiến bé tỉnh táo hơn và đòi hỏi được quấn quít, dỗ dành. Tốt nhất hãy để yên cho bé tự rèn luyện khả năng tự dỗ mình ngủ lại.Tổng hợp, theo huffingtonpost, babycentre, forbes Chia sẻ Thích0
  • Giấc ngủ
  • trẻ nhỏ
  • trẻ sơ sinh
  • sai lầm của cha mẹ
  • trí thông minh

Từ khóa » Ngủ ít Thông Minh