Tâm Thư Thông Bạch Suy Tôn Tổ Sư Tịnh Độ Tông Việt Nam

  • Home
    • Tìm kiếm
  • Tin Tức
    • Thông Bạch
    • Sự kiện tổng hợp
    • Tịnh Tông Học Hội Việt Nam
    • Từ Thiện
    • Khóa tu
      • Lịch tổ chức khóa tu sinh viên
      • Club Hương Từ Bi
    • Những Câu Chuyện Nhân Quả
    • Tài liệu
    • Ấn tống kinh sách
    • Pháp Môn Niệm Phật
      • Lời Khai Thị
      • Hoà Thượng Thích Thiền Tâm
      • Hoà Thượng Thích Trí Tịnh
      • Hoà Thượng Thích Tịnh Không
        • Pháp Ngữ
          • Tịnh Độ Đại Kinh Khoa Chú giảng lần thứ 4 năm 2014
      • Kinh tạng
      • Luật tạng
      • Luận tạng
      • Đức Phật của tôi
      • Liên Tông Sơ Tổ
        • Lời Khai thị của Tổ Sư Tịnh Độ Tông
      • Lịch sử Phật Giáo
      • Văn Tư Tu
        • Bước đầu học Phật
      • Gương Vãng Sanh
      • Pháp Bảo
    • Hình ảnh
      • Hình Phật và Bồ Tát
      • Liên Tông Chư Tổ Tịnh Độ Tông
    • Phật Giáo & Đời Sống
      • Giáo dục đạo đức nhân quả
      • Lời Phật Dạy
      • Danh Tăng
      • Những lá thư gửi cha mẹ
      • Bài Hát Phật Giáo
      • Ẩm thực chay
      • Phật Đản
      • Thay đổi số mệnh
      • Phật Học Căn Bản
      • Vong Linh Thai Nhi Vô Tội
      • Học Chữ Hán
      • Phật Giáo quốc tế
      • Phật Giáo trong nước
    • Phật Giáo và đời sống
  • Tịnh Tông Học Hội Việt Nam
    • Pháp Môn Niệm Phật
      • Gương Vãng Sanh
      • Liên Tông Sơ Tổ
    • Pháp Ngữ
      • Hoà Thượng Thích Thiền Tâm
      • Hoà Thượng Thích Trí Tịnh
      • Hoà Thượng Thích Tịnh Không
        • Tịnh Độ Đại Kinh Khoa Chú giảng lần thứ 4 năm 2014
      • Lời Khai thị của Tổ Sư Tịnh Độ Tông
      • Lời Khai Thị
    • Đức Phật của tôi
    • Lịch sử Phật Giáo
    • Văn Tư Tu
    • Bước đầu học Phật
  • Pháp Âm
    • Nhạc Phật Giáo
    • Danh sách chủ đề bài giảng mp3
    • Danh sách Video bài giảng
    • Video Pháp Âm
      • Video Phật Pháp Nhiệm Màu
      • Video Thời Khoá Tụng Kinh
      • Video Nhạc Phật Giáo
      • Video Tụng Kinh
      • Video Nhạc Niệm Phật
      • Video Học Đạo Đức
      • Video Giảng Kinh
      • Video Vấn Đáp Phật Pháp
      • Video Giảng Luận
      • Video Giảng Pháp
      • Video TIN PHẬT SỰ ONLINE
    • Pháp Âm Tịnh Độ
      • Nghe Pháp Âm Tịnh Độ Tổng Hợp
    • File nén Thẻ Nhớ 1848 bài sử dụng thẻ 32G
    • File GiangKinhDiaTanglan1valan2
  • Videos Pháp Âm
    • Videos Pháp Âm
      • Pháp âm HD
      • Pháp âm Video
      • Ấn Quang Đại Sư
      • Hòa Thượng Tịnh Không
        • Giảng Kinh
          • Giảng Kinh Hoa Nghiêm
          • Hoa Nghiêm Áo Chỉ
          • Tịnh Độ Đại Kinh Giải Diễn Nghĩa
          • Giảng Kinh Trung Phong Tam Thời Hệ Niệm
          • Tịnh Độ Đại Kinh Khoa Chú
          • Địa Tạng Bồ Tát Bổn Nguyện Kinh
          • Kinh Kim Cang Giảng ký
          • Kinh Vô Luợng Thọ (1998) Giảng lần thứ 10, 188 tập
          • Kinh Vô Lượng Thọ (1994) - HT Tịnh Không chủ giảng
        • Pháp Thoại
          • Hòa Hài Cứu Vãn Nguy Cơ
          • Thái Thượng Cảm Ứng Thiên
      • Hòa thượng Hải Hiền
      • Hòa Thượng Tuyên Hóa
      • Hòa Thượng Quảng Khâm
      • Tịnh Độ Đại Kinh Khoa Chú 2018 – HT Tịnh Không giảng
      • Dharma Video
      • Video Nhạc Phật Giáo
    • Kênh Pháp Âm Thầy Thích Đạo Thịnh
    • Kênh DTTTHH Việt Nam Chùa Khai Nguyên
    • Trực tuyến Chùa Khai Nguyên
    • Thời Khóa Tụng Kinh
    • Kênh Diệu Âm
    • Video Nhạc Phật Giáo
    • Học Phật Vấn Đáp
    • Nhạc Niệm Phật
    • Giảng Kinh
    • Tụng Kinh
    • Giảng Pháp
    • Phim Phật Giáo
    • Nhạc Phật Giáo
    • Nhạc Phật Giáo 2
    • Phim Tài Liệu Phật Giáo
    • Sách Nói Audio
    • Diễn Đọc Kinh
    • Trì Tụng Mật chú
  • Thư viện ảnh
    • Thư Viện Hình Ảnh
  • Kinh Sách
    • Thỉnh Kinh Sách
    • File Truyện Tranh Nhân Quả Ba Đời
    • Kinh Bắc Tông
      • Sách Tịnh Độ
      • Kinh Đại Thừa
      • Kinh Do Chùa Hội tập và phiên dịch
    • Đại Tạng Kinh
      • Đọc Thư Viện Kinh Sách
  • Giới thiệu
    • Liên hệ
    • Thống kê
    • Tìm kiếm
    • Rss Feeds
    • Lịch Sử Chùa Khai Nguyên
    • Lịch Sử Chùa Tản Viên Sơn Quốc Tự
    • Chia sẻ Ảnh Phật Giáo Khổ Rộng để in ấn ấn tống
    • Ứng dụng Chùa Khai Nguyên cho điện thoại di động thông minh
    • Thông bạch về việc xây dựng bảo tháp Báo Ân chùa Khai Nguyên
  • Trang nhất
  • Tin Tức
  • Sự kiện tổng hợp
Tâm thư thông bạch suy tôn Tổ Sư Tịnh Độ Tông Việt Nam Thứ hai - 02/06/2014 02:28 - Đã xem: 17927 Kính bạch: Chư tôn thiền đức Tăng Ni, Quý liên hữu Phật tử đồng tu. Chúng ta thường nghe: "Chim khôn có tổ, người thời có tông" hay "Biển lớn do sông, sông chảy do nguồn". Phật pháp xét cho tới cùng cực thì vô khứ vô lai, bất sinh bất diệt, không phải thực, không phải hư, không phải như cũng không phải dị, tùy chúng sinh tâm mà hiện khởi danh sắc. Vì vậy trong kinh Kim Cương đức Phật mới nói: "Như Lai tòng vô sở khứ, diệc vô sở lai cố danh Như Lai". TÂM THƯ THÔNG BẠCH SUY TÔN TỔ SƯ TỊNH ĐỘ TÔNG VIỆT NAM Chí tâm đỉnh lễ: Tam Bảo thường trụ khắp cả mười phương. Chí tâm đỉnh lễ: Sa Ba Giáo Chủ Bản Sư Thích Ca Mâu Ni Phật. Chí tâm đỉnh lễ: Tây Phương Cực Lạc Thế Giới Đại Từ Đại Bi Tiếp Dẫn Đạo Sư A Mi Đà Phật. Chí tâm đỉnh lễ: Tây Thiên, Đông Độ, Việt Nam nhất thiết lịch đại tổ sư. Chí tâm đỉnh lễ: Đệ nhất Sơ Tổ Tịnh Độ Tông Việt Nam, Tam Tạng Pháp Sư, pháp húy thượng Nhựt hạ Bình, tự Trí Tịnh, hiệu Thiện Chánh, Nguyễn công Đại lão Hòa thượng Giác linh hồng liên toạ hạ. Chí tâm đỉnh lễ: Đệ nhị Tổ Sư Tịnh Độ Tông Việt Nam, Tam Tạng Pháp Sư Vô Nhất Thượng Nhân thượng Thiền hạ Tâm húy Trí Hiền Hòa Thượng giác linh hồng liên toạ hạ. Kính bạch: Chư tôn thiền đức Tăng Ni, Quý liên hữu Phật tử đồng tu. Chúng ta thường nghe: "Chim khôn có tổ, người thời có tông" hay "Biển lớn do sông, sông chảy do nguồn". Phật pháp xét cho tới cùng cực thì vô khứ vô lai, bất sinh bất diệt, không phải thực, không phải hư, không phải như cũng không phải dị, tùy chúng sinh tâm mà hiện khởi danh sắc. Vì vậy trong kinh Kim Cương đức Phật mới nói: "Như Lai tòng vô sở khứ, diệc vô sở lai cố danh Như Lai". Từ xưa tới nay Chư Phật, Chư Tổ các Ngài thị hiện trên thế gian này cũng giống như những đám mây mưa để thấm nhuần muôn vật. Mưa tạnh mây tan, chẳng để lại dấu vết. Tuy chẳng để lại dấu vết nhưng cỏ, cây, hoa lá, chim bay, thú chạy... muôn vật từ đó mà được thấm nhuần, thảy đều nhờ ân. Chư Phật, chư Tổ vì lòng đại bi thương xót chúng sinh đắm chìm trong biển khổ luân hồi cho nên các Ngài đã tùy duyên thị hiện, thuận thế tu hành, thuyết pháp, giáo hóa độ sinh; thường làm tấm gương sáng cho đại chúng chiếu soi, làm cây đại thụ cho muôn vật nương nhờ; ví như cỗ xe lớn để chuyên chở được nhiều người. Các Ngài tự do tự tại thị hiện để thuyết pháp độ sinh, giống như trong Kinh Pháp Hoa Đức Phật có nói: "Bồ Tát Quán Thế Âm tùy theo sở nguyện của chúng sinh mà hiện thân thuyết pháp. Hoặc làm Phạm Vương Đế Thích, hoặc làm Vua chúa Quan lại, hoặc làm thứ dân Tỳ nữ, nhẫn đến hiện thân trong Địa ngục, Súc sinh để độ được thì Bồ Tát cũng sẽ hiện ra các thân đó để phổ độ chúng sinh". Phật pháp xưa nay vốn chỉ mượn lời để chuyển ý, mượn cảnh để chuyển thức, tu tâm. Đức Thế Tôn chuyển bánh xe đại pháp suốt bốn mươi chín năm nhưng tới cuối cùng thì Ngài lại thuyết "Như Lai chưa từng nói một lời". Tuy nói chưa từng nói một lời nhưng bánh xe đại pháp đã thực sự được quay chuyển, công năng của "Pháp" đã sản sinh ra sự thanh tịnh, hòa hợp cho tăng đoàn, rồi tăng đoàn lại cùng nhau vận chuyển bánh xe đại pháp, khiến cho chiếc xe ấy luôn luôn vận chuyển, đem lại lợi ích cho vô lượng chúng sinh được thoát mê khai ngộ. Xưa kia trên hội Linh Sơn, đức Thế Tôn đưa một đóa sen hồng giơ lên, đại chúng hơn một ngàn người thảy đều yên lặng, duy chỉ có tôn giả Ma Ha Ca Diếp la chúm chím mỉm cười. Ngay đó đức Thế Tôn liền nói: "Ta có chính pháp nhãn tạng, niết bàn diệu tâm, pháp môn màu nhiệm, chẳng lập văn tự, truyền riêng ngoài giáo, nay chao cho Ma Ha Ca Diếp". Sau khi đức Thế Tôn đại bát Niết Bàn, tuy tự kim khẩu Ngài không di chúc cho ai làm người lãnh đạo tối cao trong tăng đoàn, thế nhưng vì muốn cho Pháp mạch thường chảy, khắp chốn nhờ ân, vậy nên Đại Tăng Chúng Thánh đã đồng tâm suy thỉnh Tôn giả Ma Ha Ca Diếp lên làm sơ tổ của Tăng Già Phật môn. Kể từ đó Pháp mạch tương truyền, các tông các phái như trăm hoa đua nở, cùng làm tôn thêm vẻ đẹp của vườn hoa Phật Pháp. Thiền tông thì lấy tôn giả Ma Ha Ca Diếp làm sơ tổ, tổ tổ tương truyền tới tổ Bồ Đề Đạt Ma thì mạch pháp của Thiền tông được truyền sang Trung Hoa. Ở Trung Hoa tổ Bồ Đề Đạt Ma đã truyền y bát cho tổ Tuệ Khả, Tuệ Khả truyền cho tổ Tăng Xán, Tăng Xán truyền cho tổ Đạo Tín, Đạo Tín truyền cho tổ Hoằng Nhẫn, Hoằng Nhẫn truyền cho Lục Tổ Huệ Năng. Từ lục tổ Huệ Năng mạch pháp của Thiền tông đã được truyền bá rộng khắp Trung Hoa và các nước theo Bắc truyền Phật giáo. Tịnh Độ Tông và các Tông phái khác trong Phật môn cũng đều như vậy, khi nhân duyên thuần thục, chư Phật, Bồ Tát các Ngài đã tùy duyên thị hiện để lập giáo khai Tông, tạo nên nhiều dòng chảy để cùng đổ về biển lớn của Phật. Tịnh Độ tông Trung Hoa thì lấy ngài Tuệ Viễn làm sơ tổ. Tổ tổ tương truyền tới Đại sư Ấn Quang thì Tịnh Độ tông Trung Hoa đã có mười ba đời tổ hệ. Pháp Hoa tông thì lấy ngài Thiên Thai Trí Giả Đại Sư làm sơ tổ. Mười tông phái lớn của Phật giáo Trung Hoa cũng đều được hình thành và phát triển như thế. Ở Việt Nam, Phật giáo tuy được truyền vào khoảng thế kỷ thứ ba trước công nguyên, nhưng phải tới năm 580, Thiền sư Tì Ni Đa Lưu Chi tới truyền bá Phật pháp tại Chùa Dâu - kinh đô của đất Giao Chỉ (Thủ phủ Việt Nam lúc bấy giờ) và thành lập ra thiền phái Diệt Hỷ mang tên mình thì Phật pháp mới thực sự được khởi sắc. Tới năm 820 Thiền sư Vô Ngôn Thông từ Trung Quốc tới trụ ở Chùa Kiến Sơ để truyền bá Phật pháp, lập ra một tông phái thiền nữa thì Phật giáo Việt Nam đã trở thành Quốc Đạo. Tới thời nhà Lý, Vua Lý Thánh Tông trong lần đem quân đi bình định bờ cõi, Vua đã bắt được Thiền sư Thảo Đường (vì không phát hiện ra ngài là một vị Tăng) nên đã đem phân sư giúp việc cho vị Tăng Lục, một hôm vị Tăng Lục đi vắng, nhân khi dọn dẹp sư nhìn thấy bản Ngữ Lục về Thiền học để trên bàn có nhiều chỗ sai sót nên đã tự ý lấy bút sửa lại. Vị Tăng Lục phát hiện ra Sư vốn không phải là một gia nô tầm thường nên đã tấu trình lên Vua Lý Thánh Tông. Lý Thánh Tông liền cho mời sư đến để thưa hỏi về áo chỉ của Phật pháp, Sư ứng đáp tài tình nhanh như điện chớp, lời lời đều phù hợp với Tâm tông nên đã vô cùng kính ngưỡng bèn suy tôn Sư lên làm Quốc Sư. Kể từ đó Phật giáo Việt Nam đã lớn lại càng thêm mạnh. Đặc biệt là sang thời Nhà Trần, kể từ khi Vua Trần Nhân Tông xuất gia cầu và đắc đạo với Quốc sư Trúc Lâm tại núi Yên Tử. Đại Sĩ đã nêu cao tinh thần độc lập tự chủ, gom hết áo nghĩa của ba tông để thành lập nên một thiền phái Phật giáo Việt Nam lớn mạnh, đó chính là Thiền phái Trúc Lâm Yên Tử. Kể từ đây Phật giáo Việt Nam thực sự càng thêm lớn mạnh, chẳng khác nào như Rồng mọc thêm vuốt, Hổ mọc thêm vây cánh vậy. Nay thời mạt pháp, cánh Phật đã xa, người xuất gia tự tu, tự cầu chứng ngộ thật thưa thớt như lá mùa thu. Ngài Ấn Quang đại sư nói: "Thời mạt pháp nếu bỏ pháp môn Tịnh Độ trên thời chẳng viên thành Phật quả, dưới thời chẳng thể độ khắp chúng sinh". Đại lão Hoà thượng pháp sự Tịnh Không cũng nói: "Thời mạt pháp này nhìn khắp thế gian tuyệt nhiên chẳng thấy một vị xuất gia nào chứng được quả vị A La Hán". Ôi quả vị quyền thừa A La Hán còn chưa chứng được huống chi là mong một đời thành Phật? Vậy phải làm sao? Lục Tổ Tịnh Độ tông Vĩnh Minh Diên Thọ Đại Sư (Hoá thân đức Phật A Mi Đà) vì lòng bi mẫn thương xót chúng sinh đắm chìm trong biển khổ sinh tử mà dạy rằng: "Tu thiền không Tịnh Độ Mười người lầm mất chín, Ấm cảnh vừa hiện ra, Thoáng qua liền theo nó". Lại nói: "Không thiền, chuyên Tịnh Độ Muôn người không sai một, Chỉ cần được thấy Phật, Lo gì không chứng ngộ"? Ở Việt Nam, mấy chục năm trở lại đây, Phật giáo dần được chấn hưng nhờ vào đại nguyện và lòng bi mẫn của chư tôn đức Hoà Thượng, Đại Đức, Tăng Ni khắp trong ba miền của các cấp Giáo Hội. Ở các Tỉnh phía Bắc có các cố trưởng lão Hoà thượng như Hoà Thượng Thích Tố Liên, Hoà thượng Thích Trí Hải, Hoà thượng Thích Thanh Bích, Hoà thượng Thích Viên Thành... các Tỉnh miền Nam có cố trưởng lão Hoà Thượng Thích Quảng Đức, cố Hoà thượng Thích Thiện Hoa, cố Hoà thượng Thích Trí Tịnh, cố Hoà thượng Thích Thiền Tâm, Đương kim đệ tứ tổ Thiền phái Trúc Lâm Yên Tử đại lão Hoà thượng Thích Thanh Từ... Chư tôn đức vừa nêu trên đều là những bậc long tượng của Phật giáo Việt Nam trong thế kỷ XX và đầu thế kỷ XXI. Các Ngài đều đem giáo lý của Đức Phật để khéo léo dìu dắt chúng sinh, chính nhờ vào sự khéo léo, uyển chuyển của các Ngài mà các Tông phái Phật giáo Việt Nam được phục hưng và phát triển. Ở các Tỉnh phía Bắc ngoài sự chấn hưng và hợp nhất các tổ chức Phật giáo năm 1981, phải kể đến sự hình thành và phát triển to lớn của tông phái Mật Tông, do cố Hoà Thượng Thích Viên Thành - Viện chủ Chùa Hương, Chùa Thầy - Thành phố Hà Nội phục hưng và truyền bá. Ở các Tỉnh phía Nam có các tông phái được phục hưng và phát triển lớn mạnh như Thiền phái Trúc Lâm Yên Tử - do đương kim đệ tứ tổ trưởng lão Hoà thượng Thích Thanh Từ phục hưng và truyền bá. Thiên Thai Tông (Pháp Hoa Tông) do đại lão Hoà thượng Thích Trí Quảng khởi xướng và truyền bá... Đặc biệt là Tịnh Độ Tông, tuy ở Việt Nam chưa có tổ hệ để truyền thừa tông phái này, nhưng sau thời nhà Trần, khoảng đầu thế kỷ XV đến cuối thế kỷ XX, phương pháp tu hành của Tịnh Độ (đọc tụng kinh A Mi Đà và niệm Nam Mô A Di Đà Phật...) đã được kết hợp hài hoà với các Thiền phái tại Việt Nam. Vì lòng đại bi, chí muốn lưu truyền Tịnh Độ Tông phát triển lớn mạnh, song hành với các tông phái Phật giáo phát triển tại Việt Nam, đến năm 1955 cố trưởng lão Hoà thượng Thích Trí Tịnh đã cho sáng lập hội "Cực Lạc Liên Hữu", đạo tràng chuyên tu Tịnh Độ đầu tiên của Việt Nam tại Chùa Vạn Đức - Thành phố Hồ Chí Minh, do cố Hoà Thượng làm Liên Trưởng để tu tập và truyền bá. Trong khoảng thời gian này cả Phật giáo đàng trong và Phật giáo đàng ngoài đều rất ưa chuộng pháp môn Tịnh Độ. Cùng tu tập và truyền bá Tịnh Độ Tông tại Việt Nam trong thời điểm này còn có cố Hoà thượng Bửu Hệu, Hoà thượng Thiền Tâm, Hoà thượng Bửu Lai... Đặc biệt năm 1968 cố đại lão Hoà thượng Thích Thiền Tâm đã cho thành lập "Đạo Tràng Tịnh Độ" để chuyên tu ở Đại Ninh. Tới năm 1970 cố Hoà Thượng còn cho mở Hương Nghiêm Tịnh Viện; năm 1974 cho mở khoá chuyên tu Tịnh Độ suốt ba năm. Từ đây pháp môn Tịnh Độ đã được nhị vị cố trưởng lão Hoà Thượng truyền bá mạnh mẽ tại miền Nam. Trong những năm gần đây, dưới sự hướng dẫn của Thượng Toạ Thích Chân Tính - trụ trì Chùa Hoằng Pháp - TP. Hồ Chí Minh và Đại đức Thích Giác Nhàn - trụ trì Tịnh Thất Quan Âm ở Lâm Đồng, Thượng Toạ Thích Tiến Đạt - trụ trì Chùa Đại Từ Ân - Hoài Đức - Hà Nội... đã cho mở các khoá tu Phật thất, Pháp hội niệm Phật và các khoá chuyên tu Tịnh Độ, số lượng người tham dự mỗi khoá lên tới 5 - 6 nghìn phật tử, đã làm cho Tịnh Độ Tông thực sự phát triển ở Việt Nam. Vì lòng mong muốn lời Phật ý Tổ được lưu truyền rộng khắp nên mấy năm gần đây, tôi luôn canh cánh ước ao làm sao để Tịnh Độ Tông thực sự có được chỗ đứng vững chắc trong lòng Tăng Ni, Phật tử Phật giáo Việt Nam. Tôi đã năm lần bảy lượt muốn tới Đại Ninh để đỉnh lễ Bảo Tháp cố Hoà thượng Thiền Tâm và cầu thỉnh môn đồ pháp quyến của cố Hoà Thượng đồng tâm suy thỉnh - suy tôn cố đại lão Hoà thượng lên ngôi vị Sơ Tổ của Tịnh Độ Tông Việt Nam. Tâm nguyện chưa thành, ý kia vừa được khởi ra thì tôi đã nhận được góp ý của một vài Phật tử. Họ nói rằng: "Nếu suy tôn tổ sư Tịnh Độ Tông Việt Nam thì phải suy tôn Hoà thượng Thích Trí Tịnh lên làm Sơ Tô mới đúng". Nghe phật tử nói vậy tôi liền suy nghĩ: "Hoà Thượng Thiền Tâm đã vãng sinh nhập Niết Bàn, còn Hoà Thượng Trí Tịnh chưa vãng sinh, chưa nhập Niết Bàn mà suy tôn làm Sơ Tổ không biết có phù hợp không?" Đang phân vân không biết phải làm sao thì vào tối ngày 19 tháng 2 năm Giáp Ngọ, trong lúc đang ngủ bỗng tôi mơ thấy một giấc mơ rất kỳ lạ. Trong giấc mơ tôi nhìn thấy trên bầu trời xanh biếc bỗng từ từ xuất hiện những đám mây ngũ sắc tuyệt đẹp, những đám mây ấy cứ vần vũ rồi kết thành những đoá sen rực rỡ. Trên mỗi đoá sen đều phóng ra vô lượng ánh hào quang như xanh, vàng, đỏ, trắng và cam...mỗi đoá sen có một đức hoá Phật đang ngồi kết già, tay phải thì kết ấn Cát Tường, tay trái thì kết ấn Tiếp Dẫn, vẻ mặt hoan hỷ trang nghiêm vô lượng. Đang mải mê đắm chìm trong quang minh và linh ảnh của Phật Đà, bỗng tôi nhìn thấy từ đằng xa đức Quán Thế Âm Bồ Tát đứng trên một đoá sen to lớn, quang minh chói lọi, tay trái cầm một đài sen, tay phải đưa xuống giống như thế tay tiếp dẫn của Đức Phật A Mi Đà vậy. Điều làm tôi ngạc nhiên hơn cả đó chính là sự xuất hiện của Hoà Thượng thượng Trí hạ Tịnh. Tôi nhìn thấy Hoà Thượng tay phải cầm chiếc gậy gỗ, tay trái cầm quyển Hương Sen Vạn Đức từ từ tiến lên đi về phía Bồ Tát Quán Thế Âm. Lạ thay, tôi không nhìn thấy Hoà Thượng cúi chào hay có bất cứ hành động nào, ngoài việc cứ đi về phía Bồ Tát Quán Thế Âm và từ từ tiến thẳng vào, rồi hai thân nhập vào là một. Được một lát rồi tất cả những linh ảnh đó đều dần dần biến mất trên không trung với mùi hương lạ, nhạc trời réo rắt mà tôi chưa từng được nghe một lần ở thế giới này. Trong lòng tôi lúc đó còn đang nuối tiếc và mong những sự việc vừa được chứng kiến không bị biến mất thì bỗng tôi nghe trên hư không có tiếng nói vọng lại: "Con đừng buồn, nhân duyên hoá độ của ta đã mãn, ta phải trở về nhà mình, con ở lại hãy cố gắng niệm Phật và tuỳ duyên giáo hoá khuyên người niệm Phật, cứ yên tâm ta còn trở lại. À tiện đây ta cũng nói cho con biết, Hoà Thượng Thiền Tâm mà các con đang muốn suy tôn làm Tổ Sư của Tịnh Độ Việt Nam chính là hoá thân của Bồ Tát Đại Thế Chí đấy". Vừa nghe tới đó thì tiếng chuông thức chúng vang lên, khiến tôi giật mình tỉnh giấc mới biết là một giấc mơ. Sau khi thức dậy, mấy ngày sau tôi cứ suy nghĩ mãi. Chẳng lẽ giấc mơ đêm hôm trước có gì liên quan đến tâm nguyện muốn suy tôn ngôi vị Tổ Sư Tịnh Độ Tông Việt Nam của mình? Đang mải miên man trong dòng suy tư, bỗng tôi nghe thấy chuông điện thoại, tôi vừa bắt máy thì nghe phía đầu máy bên kia một phật tử nghẹn ngào nói rằng: "Thầy ơi Hoà Thượng Chủ Tịch đã vãng sinh rồi". Tôi như không tin vào đôi tai của mình và gạn hỏi lại: "Bà nghe thông tin ở đâu, có chuẩn không? Hoà Thượng vẫn còn khoẻ mà". Vị phật tử kia bảo: "Thầy vào mạng mà xem, có thông báo của Giáo Hội rồi". Tôi vội vàng tra mạng xem phần tin tức của Giáo Hội, tôi như chết lặng và cảm nhận giường như mình vừa để mất đi một điều gì đó quý giá mà tôi thường trân trọng nhất. Vì khi thành lập đạo tràng Tịnh Tông Học Hội Việt Nam, tôi đã hứa với các liên hữu đồng tu sẽ có dịp tổ chức cho các liên hữu vào đỉnh lễ Đại lão Hoà Thượng Chủ Tịch. Nay tâm nguyện của tôi và các liên hữu chưa thực hiện được, vậy mà Hoà Thượng đã thâu thần thị tịch, nhẹ bước về Tây, bỏ lại những đứa con bơ vơ ở lại thế gian này, thật chẳng đáng cảm thương lắm sao? Buồn thương cho phúc mỏng nghiệp dày, chướng sâu tuệ cạn của mình và các liên hữu đồng tu. Tôi cố muốn thu xếp một vài phật tử trong đạo tràng đáp máy bay vào kính viếng giác linh cố Hoà Thượng nhưng sức tàn lực kiệt, thân thể mệt nhọc, mắt hoa chân mỏi, đi không đủ vững. Vậy là tôi và quý liên hữu trong đạo tràng lại bỏ lỡ đi một cơ hội thân thừa bậc thiện tri thức, bậc đại tùng lâm thạch trụ của Phật Giáo Việt Nam một lần cuối. Trong những ngày diễn ra đại lễ tống chung và an nhập Bảo Tháp nhục thân của cố Hoà Thượng, tôi và quý liên hữu chỉ có thể bái vọng trên chính điện của chùa và nắm bắt thông tin qua các kênh truyền thông của Nhà nước và Giáo Hội. Mấy ngày sau, tôi đã quyết tâm sớm biến ước mơ của mình trở thành hiện thực, đó là hoàn tất tâm nguyện suy tôn ngôi vị Tổ Sư Tịnh Độ Tông Việt Nam để phần nào báo đáp lại ân điển, lòng từ bi độ sinh vô lượng của cố Hoà Thượng Chủ Tịch. Chính nhờ vào công trình phiên dịch Kinh Luận vô tiền khoáng hậu của Ngài mà những kẻ hậu sinh mông muội như tôi mới biết được lối vào trong ngôi nhà Phật pháp. Khi khảo cứu trên văn bản tôi mới thấy lời góp ý của một số cư sĩ phật tử trước đây là hợp tình hợp lý. Qua việc khảo cứu chúng ta đều thấy rằng nhị vị cố trưởng lão Hoà Thượng Thích Trí Tịnh và cố trưởng lão Hoà Thượng Thích Thiền Tâm đều xứng đáng về mọi mặt trên ngôi vị "Đệ nhất Tổ Sư Tịnh Độ Tông của Việt Nam". Thế nhưng qua tham khảo tài liệu chúng ta đều nhận thấy sự thị hiện pháp tướng và sự nghiệp hành đạo của cố Hoà Thượng Chủ Tịch đều có phần tiên phong. Chúng ta hãy cùng lắng lòng để xem xét về sự thị hiện thân tướng, xuất gia, cầu đạo, hoằng pháp, Niết Bàn của nhị vị Tổ Sư Tịnh Độ Tông Việt Nam.
Hoà Thượng Thích Trí Tịnh: Hoà Thượng Thích Thiền Tâm:
Năm sinh đệ nhất Tổ: 1917 Năm sinh đệ nhị Tổ: 1924
Năm xuất gia đệ nhất Tổ: 1937 Năm xuất gia đệ nhị Tổ: 1945
Năm thọ giới Sa Di đệ nhất Tổ: 1941 Năm thọ giới Sa Di đệ nhị Tổ: 1948
Năm thọ giới Cụ Túc đệ nhất Tổ: 1946 Năm thọ giới Cụ Túc đệ nhị Tổ: 1950
Năm 1948 Sơ Tổ thành lập Phật học đường Liên Hải thì Nhị Tổ là Tăng sinh theo học tại Phật học đường này.
Năm 1950 Sơ Tổ nhập thất tịnh tu Năm 1955 - 1964 Nhị Tổ nhập thất tịnh tu.
Năm 1951-1956 Sơ Tổ tham gia giảng huấn tại Phật Học Đường Nam Việt Nhị Tổ là Tăng sinh đứng đầu tại khoá học này.
Năm 1953 Sơ Tổ khởi công xây dựng Chùa Vạn Đức Năm 1967 - 1971 Nhị Tổ khởi công xây dựng Hương Quang Tịnh Thất và Hương Nghiêm Tịnh Viện.
Năm 1955 Sơ Tổ sáng lập hội "Cực Lạc Liên Hữu" Năm 1971 Nhị Tổ cho thành lập đạo tràng "Tịnh Độ Chuyện Tu" trong suốt ba năm.
Năm 2014, nhân duyên hoá độ đã viên mãn, đức Sơ Tổ đã thâu thần vãng sinh vào hồi 9h15 phút ngày 28 tháng 2 năm Giáp Ngọ (2014). Đức Nhị Tổ thì thâu thần thị tịch vào hồi 6h15 phút ngày 21 tháng 11 năm Nhâm Thân (1992).
Sơ lược qua hành trạng thị hiện độ sinh của nhị vị Tổ Sư Tịnh Độ Tông Việt Nam, chúng ta thấy duy chỉ có việc vãng sinh là Sơ Tổ thị hiện sau, còn lại đều thị hiện ra trước. Đối với các bậc đại triệt đại ngộ, Pháp thân Bồ Tát thì trong tâm các Ngài lúc nào mà chẳng là Tịnh Độ. Chỉ có điều vì muốn thuận thế độ sinh nên các Ngài mới thị hiện có sinh có diệt mà thôi. Đến đây tôi lại liên tưởng tới giấc mơ khi Sơ Tổ sắp vãng sinh, lòng tôi càng ý thức và vững thêm niềm tin về việc làm tri ân báo ân của mình đối với chư vị Tổ Sư. Ngõ hầu làm chỗ dựa vững chắc cho hàng hậu học của Tịnh Độ Tông Việt Nam có chỗ y cứ để tu học, hoằng pháp và truyền bá rộng khắp vậy. Trong đại lễ Trung Phong Tam Thời Hệ Niệm cầu Quốc thái dân an, âm siêu dương thái tại Chùa Khai Nguyên - Thành phố Hà Nội nhân tuần đại lễ Phật đản Liên Hợp Quốc Phật lịch 2558, tôi đã chính thức phát lời thông bạch, gửi tới chư tôn đức Tăng Ni, quý liên hữu Phật tử Việt Nam đang tu tập theo pháp môn Tịnh Độ trong nước và ở nước ngoài, cùng đồng tâm suy thỉnh giác linh nhị vị tôn túc cố trưởng lão Hoà Thượng thượng Trí hạ Tịnh, cố trưởng lão Hoà Thượng thượng Thiền hạ Tâm, hoan hỷ thuận theo lời bái thỉnh của hàng hậu học chúng con mà cảm ứng chứng minh. Rất mong nhận được sự chỉ giáo và ủng hộ của Chư tôn đức Tăng Ni, quý liên hữu Phật tử Việt Nam đang tu tập theo pháp môn Tịnh Độ trên khắp thế giới. Sự đồng tâm, hoan hỷ để suy tôn nhị vị Tổ Sư Tịnh Độ Tông Việt Nam của chư tôn đức và quý liên hữu được vận động thông qua hình thức lấy chữ ký trực tiếp tại Chùa Khai Nguyên, Chùa Tản Viên trụ sở đạo tràng Tịnh Tông Học Hội Việt Nam (nơi phát động lời thông bạch) hoặc lấy chư ký điện tử thông qua các trang Website: Chuatanvien.com, Tinhtonghochoi.vn, Phattuvietnam.net, Thientam.vn. facebook Ban tổ chức đưa ra tiêu chí phát động: "Nếu trong vòng 100 ngày, kể từ khi phát động: từ ngày 10/5/2014 - 20/8/2014 mà nhận được 20.000 chữ ký thì việc phát động thông bạch suy tôn nhị vị Tổ Sư Tịnh Độ Tông Việt Nam đã thành công. Nếu trong vòng 100 ngày mà không đủ 20.000 chữ ký thì ban tổ chức sẽ phát động lần thứ hai cũng 100 ngày nhưng sẽ lấy 50.000 chữ ký. Nếu lần thứ hai vẫn chưa được thì sẽ phát động lần thứ ba cũng 100 ngày nhưng sẽ lấy 100.000 chữ ký. Vì vậy ban tổ chức xin gửi lời thông bạch rộng rãi đến chư tôn đức Tăng Ni, quý liên hữu Phật tử Việt Nam trong nước và ở nước ngoài hoan hỷ, nhất tâm suy tôn nhị vị Tổ Sư Tịnh Độ Tông Việt Nam bằng hình thức ký bằng chữ ký của mình thông qua lời thông bạch và hướng dẫn của ban tổ chức. Đệ tử Tỷ khiêu Bồ tát giới Thích Đạo Thịnh xin được kính cẩn thông bạch. Trong phần thông bạch suy tôn nhị vị Tổ Sư Tịnh Độ Tông Việt Nam này, có được bao nhiêu công đức nguyện xin hồi hướng, cầu nguyện cho Quốc thái dân an, thế giới hoà bình, chúng sinh an lạc, Phật pháp xương minh, trường tồn, khi hội đủ duyên lành đồng nguyện vãng sinh An Lạc Quốc; Còn nếu có điều gì khiếm khuyết, gây nên tội lỗi, nguyện một mình gánh chịu, không dám phiền lòng tới ai./. Nam Mô Chứng Minh Sư Bồ Tát Ma Ha Tát - tác đại chứng minh. Hà Nội ngày Phật Đản: 15 tháng 4 năm Giáp Ngọ. Sa môn: Thích Đạo Thịnh- hiệu Thường Chiếu- Tự Pháp Tịnh- Trưởng đạo tràng Tịnh Tộng Học Hội Việt Nam cẩn bạch. TIỂU SỬ SƠ TỔ TỊNH ĐỘ TÔNG VIỆT NAM ĐẠI LÃO HÒA THƯỢNG THÍCH TRÍ TỊNH - Phó Pháp chủ kiêm Giám luật Hội đồng Chứng minh - Chủ tịch Hội đồng Trị sự Giáo hội Phật giáo Việt Nam- Trưởng Ban Tăng sự Trung ương GHPGVN- Viện chủ Chùa Vạn Đức, quận Thủ Đức, Tp. Hồ Chí Minh- Viện chủ Chùa Vạn Linh, huyện Tịnh Biên, tỉnh An Giang.I. THÂN THẾ: Đại lão Hòa thượng THÍCH TRÍ TỊNH, thế danh Nguyễn Văn Bình, sinh năm Đinh Tỵ (1917), tại làng Mỹ Luông, quận Cái Tàu Thượng, tỉnh Sa Đéc (nay là huyện Lấp Vò, tỉnh Đồng Tháp). Thân phụ là cụ ông Nguyễn Văn Cân và thân mẫu là cụ bà Võ Thị Truyện. Đại lão Hòa thượng có 7 anh em, 2 trai, 5 gái và Đại lão Hòa thượng là người con thứ 7 trong gia đình. Đại lão Hòa thượng được trưởng trong một gia đình trung nông, phúc hậu, nhơn từ, có nề nếp đạo đức vững chắc và kính tin Tam bảo. Khi lớn lên, Đại lão Hòa thượng đã mồ côi cả cha lẫn mẹ, sống với các anh chị và học hết chương trình Trung học Pháp tại tỉnh nhà. II. THỜI GIAN XUẤT GIA HỌC ĐẠO: Nhờ đã gieo căn lành từ nhiều kiếp, sớm giác ngộ cõi đời là huyễn, thế sự phù du, nên sau một thời gian đi chiêm bái khắp chốn Thiền môn trong tỉnh. Năm 1937, Đại lão Hòa thượng lên núi Cấm, đến chùa Vạn Linh, cầu xin Hòa thượng Trụ trì Pháp húy Hồng Xứng cầu thế độ xuất gia, khi trông thấy Hòa thượng, Tổ liền ấn chứng: "Các ông đừng khinh ông này, đời trước ổng đã từng làm Hòa thượng…”. Sau khi được Tổ cho phép xuất gia, ban Pháp húy là Nhựt Bình, hiệu Thiện Chánh tiếp nối dòng pháp Lâm Tế Gia Phổ đời thứ 41. Sau khi xuất gia, Đại lão Hòa thượng đã đi tham học Phật pháp với chư sơn Thiền đức ở trong và ngoài tỉnh, và lần lượt nghiên cứu tài liệu Phật học in trong Tạp chí Từ Bi Âm, do Hội Nam Kỳ nghiên cứu Phật học, chùa Linh Sơn - Sài gòn ấn hành và tham học tại chùa Bích Liên, Liên Tôn – Bình Định. Năm 1940, Đại lão Hòa thượng cùng với quý Hòa thượng Thích Thiện Hòa, Thích Thiện Hoa tiếp tục ra Huế học. Trước tiên, Đại lão Hòa thượng theo học Lớp Trung đẳng tại Phật học đường Tây Thiên, do Ngài Thiền Tôn làm Giám đốc. Sau đó học lớp Cao đẳng tại Phật học đường Báo Quốc, do Ngài Tường Vân làm Giám đốc, Hòa thượng Thích Trí Độ là Đốc giáo. Năm 1941, Đại lão Hòa thượng đăng đàn thọ Sa di giới tại chùa Quốc Ân và được Sư cụ Trí Độ đặt cho Pháp hiệu là Trí Tịnh. Sau khi mãn khóa Cao đẳng Phật học năm 1945, Đại lão Hòa thượng trở về miền Nam để tiếp tục tu học và hành đạo. III. THỜI GIAN HÀNH ĐẠO: Năm 1945, Đại lão Hòa thượng đã cùng với Hòa thượng Thích Thiện Hoa, thành lập Phật học đường Phật Quang, Trà Ôn, tỉnh Cần Thơ (nay là tỉnh Vĩnh Long), do Hòa thượng Thích Thiện Hoa làm Giám đốc, Hòa thượng làm Đốc giáo kiêm Giáo thọ. Để viên mãn tam đàn Giới Pháp, năm 1946, Đại lão Hòa thượng được đăng đàn thọ Tỳ kheo và Bồ tát Giới tại chùa Long An, Sa Đéc, do Hòa thượng Chánh Quả làm Đàn đầu Hòa thượng. Năm 1948, Đại lão Hòa thượng về Sài gòn và thành lập Phật học đường Liên Hải, tại chùa Vạn Phuớc, xã Bình Trị Đông, huyện Long Hưng Thượng, tỉnh Chợ Lớn (nay là huyện Bình Chánh, Tp. Hồ Chí Minh), do Hòa thượng làm Giám đốc, Hòa thượng Thích Huyền Dung làm Đốc giáo. Năm 1950, Đại lão Hòa thượng nhập thất tịnh tu tại chùa Linh Sơn - Vũng Tàu. Năm 1951, Đại lão Hòa thượng cùng Hòa thượng Thích Thiện Hòa sáp nhập 03 Phật học đường Liên Hải, Mai Sơn, Sùng Đức thành Phật học đường Nam Việt, trụ sở đặt tại chùa Ấn Quang, quận 10, tỉnh Chợ Lớn (nay là quận 10, Tp. Hồ Chí Minh). Từ năm 1951 - 1956, Đại lão Hòa thượng tham gia Ban Giảng huấn và giảng dạy cho Lớp Cao Đẳng Phật học. Năm 1953, Đại lão Hòa thượng khởi công xây dựng chùa Vạn Đức, Thủ Đức. Năm 1955, Đại lão Hòa thượng sáng kiến thành lập Hội Cực Lạc Liên hữu tại chùa Vạn Đức, quận Thủ Đức do Đại lão Hòa thượng làm Liên trưởng, Thượng tọa Thích Huệ Hưng làm Liên phó. Năm 1957, Đại lão Hòa thượng được Đại hội Giáo hội Tăng già Nam Việt cử làm Trị sự phó và kiêm Trưởng ban Giáo dục Giáo hội Tăng già Nam Việt. Đồng thời, hợp tác với Hòa thượng Thích Thiện Hoa, Hòa thượng Thích Thiện Hòa mở các khóa Như Lai Sứ Giả tại chùa Pháp Hội, chùa Tuyền Lâm, chùa Dược Sư… để đào tạo cán bộ Trụ trì và Giảng sư cho Giáo hội. Năm 1959, trong Đại hội Giáo hội Tăng già toàn quốc Việt Nam kỳ II, vào 02 ngày 10, 11/9/1959 tại chùa Ấn Quang, Đại lão Hòa thượng được Đại hội suy cử làm Trị sự Phó Giáo hội Tăng già toàn quốc Việt Nam. Năm 1960 - 1962, Đại lão Hòa thượng làm Giới Luật sư trong các Đại Giới đàn, tổ chức tại chùa Ấn Quang, Pháp Hội… để truyền trao giới pháp cụ túc cho chư Tăng. Năm 1962, Đại lão Hòa thượng được Giáo hội Phật giáo Trung phần cung thỉnh vào cương vị Phó Viện trưởng Phật học Viện Trung phần Hải Đức - Nha Trang. Năm 1964, Đại lão Hòa thượng làm Trưởng đoàn Đại biểu Giáo hội Tăng già Nam Việt tham dự Đại hội Thống nhất Phật giáo Việt Nam, được tổ chức tại chùa Xá Lợi trong những ngày 30, 31/12/1963 và 01/01/1964 để thành lập Giáo hội Phật giáo Việt Nam Thống nhất. Tại Đại hội này, Đại lão Hòa thượng được suy cử vào cương vị Tổng vụ Trưởng Tổng vụ Tăng sự. Năm 1964, Đại lão Hòa thượng đảm nhiệm cương vị làm Tuyên Luật sư trong Đại Giới đàn Quảng Đức, tổ chức tại Việt Nam Quốc Tự - Sài gòn. Năm 1965, Đại lão Hòa thượng đảm nhiệm cương vị Yết ma Tiểu giới đàn Quảng Đức tại Phật học viện Huệ Nghiêm 0 Gia Định và Tuyên Luật sư Đại Giới đàn Từ Hiếu - Thừa Thiên Huế. Năm 1966, Đại lão Hòa thượng là Tuyên Luật sư Đại Giới đàn Quảng Đức, tại Phật học viện Huệ Nghiêm. Năm 1966 - 1968, tại Đại hội kỳ II Giáo hội Phật giáo Việt Nam thống nhất, Đại lão Hòa thượng được suy cử vào cương vị Chánh Thư ký Viện Tăng Thống. Năm 1968 - 1971, Đại lão Hòa thượng tham gia Ban Giảng huấn Phật học viện Huệ Nghiêm và giảng dạy Phật pháp cho lớp Chuyên khoa Phật học trong ba năm. Năm 1969, Đại lão Hòa thượng đảm nhiệm cương vị Tuyên Luật Sư trong Đại Giới đàn Quảng Đức, tổ chức tại Phật học viện Huệ Nghiêm. Năm 1970, Đại lão Hòa thượng đảm nhiệm cương vị Khoa trưởng Phân Khoa Phật học tại Đại học Vạn Hạnh - Sài gòn đến năm 1975. Năm 1971, sau khi Giáo hội thành lập Viện Cao đẳng Phật học Huệ Nghiêm - Gia Định, Đại lão Hòa thượng được cử làm Viện trưởng từ năm 1971 đến năm 1991. Năm 1973, trong phiên họp của Hội đồng Giáo phẩm Trung ương, Đại lão Hòa thượng được cử làm Thành viên Hội đồng Giáo phẩm Trung ương. Vào ngày 05.7.1973, Đại lão Hòa thượng được cử làm Chủ tịch Hội đồng phiên dịch Tam tạng thuộc Viện Tăng Thống, GHPGVNTN. Cũng trong năm 1973, tại Đại hội Giáo hội Trung ương kỳ 4, Đại lão Hòa thượng được tấn phong Hòa thượng và được suy cử đảm nhiệm cương vị Phó Viện trưởng Viện Hóa Đạo Giáo hội Phật giáo Việt Nam Thống nhất. Cuối năm 1974, Đại lão Hòa thượng được cố Hòa thượng Thích Thiện Hòa cử làm Cố vấn Hội đồng Quản trị Tổ đình Ấn Quang và các cơ sở trực thuộc Tổ đình. Năm 1975, Đại lão Hòa thượng được Hội đồng Giáo phẩm Trung ương cử làm Trưởng ban Kiến thiết Pháp Bảo Viện tại xã Linh Xuân Thôn, Thủ Đức - Gia Định. Năm 1980, Đại lão Hòa thượng được cử làm Tuyên Luật Sư và Chánh Chủ khảo trong Đại Giới đàn Thiện Hòa, tổ chức tại chùa Ấn Quang. Đặc biệt, vào đầu xuân Canh Thân năm 1980, khi đất nước đã hoàn toàn độc lập, giang sơn nối liền một dãy, Bắc Nam sum họp một nhà, tất cả sự sinh hoạt, từ phương diện kinh tế, chính trị, xã hội… đều thống nhất trong phạm vi cả nước, và đấy cũng là một thuận duyên cho Phật giáo Việt Nam có đầy đủ cơ duyên thống nhứt thành một mối, trong phạm vi cả nước. Do đó, trong phiên họp hiệp thương của chư tôn Hòa thượng, Thượng tọa, Đại đức, Cư sĩ của các Tổ chức Giáo hội, Hệ phái Phật giáo được tổ chức tại thành phố Hồ Chí Minh để thảo luận chương trình thống nhất Phật giáo nước nhà. Kết quả một Ban Vận động Thống nhất Phật giáo ra đời, do Hòa thượng Thích Trí Thủ làm Trưởng ban và Đại lão Hòa thượng được cử làm Phó ban Vận động kiêm Trưởng Tiểu ban Nội dung. Tại Hội nghị Đại biểu Thống nhất Phật giáo Việt Nam, tổ chức tại Thủ đô Hà Nội, từ ngày 04 - 07/11/1981, Đại lão Hòa thượng được Đại hội suy tôn ngôi vị Thành viên Hội đồng Chứng minh, suy cử cương vị Phó Chủ tịch Thường trực Hội đồng Trị sự kiêm Trưởng Ban Tăng sự Trung ương Giáo hội Phật giáo Việt Nam. Năm 1982, tại Đại hội Đại biểu Phật giáo Tp. Hồ Chí Minh, nhiệm kỳ I, Đại lão Hòa thượng được cử làm Trưởng Ban Trị sự Thành hội Phật giáo Tp. Hồ Chí Minh đến năm 1987. Năm 1984, sau khi Hòa thượng Trí Thủ - Chủ tịch Hội đồng Trị sự GHPGVN viên tịch vào tháng 4/1984, Đại lão Hòa thượng được suy cử Quyền Chủ tịch Hội đồng Trị sự, rồi Chủ tịch Hội đồng Trị sự nhiệm kỳ II và những nhiệm kỳ tiếp theo cho đến ngày về cõi Phật. Từ năm 1984 đến năm 2013, Đại lão Hòa thượng được cung thỉnh làm Đàn Đầu Hòa thượng Đại Giới đàn đầu tiên và những Giới đàn tiếp theo của Thành hội Phật giáo Tp. Hồ Chí Minh được tổ chức tại chùa Ấn Quang. Tại Đại hội Kỳ III - 1992, Đại lão Hòa thượng được Đại hội suy tôn lên ngôi vị Phó Pháp chủ kiêm Giám luật Hội đồng Chứng minh GHPGVN. Năm 2004, Đại lão Hòa thượng đảm nhiệm cương vị Đàn đầu Hòa thượng Đại giới đàn Trí Tấn do Ban Trị sự Tỉnh hội Phật giáo Bình Dương tổ chức. Đặc biệt, Đại lão Hòa thượng đã được Ban Trị sự Tỉnh hội Phật giáo Bà Rịa - Vũng Tàu cung thỉnh đảm nhiệm cương vị Hòa thượng Đàn đầu truyền giới Tỳ kheo tại các Đại giới đàn Thiện Hòa I (1993), Thiện Hòa III (2000), Thiện Hòa IV (2003), Thiện Hòa V (2006), Thiện Hòa VII (2013). + BIÊN SOẠN VÀ PHIÊN DỊCH: Mặc dù bận rộn nhiều công việc cho Giáo hội, Đại lão Hòa thượng Hòa thượng vẫn dành thời gian để dịch kinh và giảng kinh. Những tác phẩm Hòa thượng đã biên soạn, phiên dịch và phổ biến như:1. Kinh Pháp Hoa: 07 quyển2. Kinh Hoa Nghiêm: 08 quyển3. Kính Đại Bát Niết Bàn: 02 quyển4. Kinh Đại Bát Nhã: 03 quyển5. Kinh Đại Bảo Tích + Đại Tập: 12 quyển6. Kinh Phổ Hiền hạnh nguyện: 01 quyển7. Kinh Địa Tạng bổn nguyện: 01 quyển8. Kinh Tam Bảo: 01 quyển9. Tỳ kheo giới bổn: 01 quyển10. Bồ Tát giới bổn: 01 quyển11. Kinh Pháp Hoa cương yếu: Tóm tắt12. Kinh Pháp Hoa thông nghĩa: Tóm tắt13. Cực Lạc liên hữu tập: 01 quyển14. Đường về Cực Lạc: Trọn bộ15. Ngộ tánh luận: 01 quyển16. Hương Sen Vạn Đức: 01 quyển. + XÂY DỰNG: Năm 1995, Đại lão Hòa thượng Hòa thượng đã khởi công xây dựng lại chùa Vạn Linh và Tháp Tổ Hồng Xứng - Núi Cấm, huyện Tịnh Biên, tỉnh An Giang. Năm 2000, với tư cách Chủ tịch Hội đồng Trị sự GHPGVN, Đại lão Hòa thượng Hòa thượng đã ký quyết định thông qua dự án và bổ nhiệm Ban Trùng tu cơ sở Văn phòng 2 Trung ương Giáo hội - Thiền viện Quảng Đức, quận 3, Tp. Hồ Chí Minh. Năm 2001, Đại lão Hòa thượng Hòa thượng trùng tu Giảng đường chùa Vạn Đức, Phật đài Quan Âm, Thư viện, Thiền thất, phòng sách v.v… Năm 2002, Đại lão Hòa thượng Hòa thượng là Chủ đầu tư xây dựng lại cơ sở Văn phòng 2 Trung ương Giáo hội - Thiền viện Quảng Đức, quận 3. Năm 2004, Đại lão Hòa thượng khởi công xây dựng lại Chánh điện, Nhà Tổ chùa Vạn Đức với quy mô lớn, trang nghiêm tú lệ, đã thành tựu viên mãn các công việc Phật sự của Ngài. Với những đóng góp to lớn của Hoà Thượng cho Giáo Hội và nhà nước nên Hoà Thượng đã nhận được nhiều Bằng Tuyên dương Công đức của Giáo hội Phật giáo Việt Nam cũng như nhiều phần thưởng cao quý khác của Nhà nước. IV. THỜI GIAN VIÊN TỊCH: Là một trong những cao tăng cống hiến trọn đời cho sự nghiệp hoằng pháp lợi sinh, Đại lão Hòa thượng đã có những đóng góp to lớn trong công cuộc chấn hưng, thống nhất và hòa hợp Phật giáo, góp phần xây dựng và bảo vệ khối đại đoàn kết dân tộc, phụng sự đất nước. Đại lão Hòa thượng là một bậc Tôn sư khả kính đã có nhiều công lao súc dưỡng và dìu dắt hàng trăm môn đồ đệ tử đã trưởng thành, noi gương từ bi hỷ xả, tự giác giác tha của Hòa thượng để bền vững đạo tâm và trang nghiêm Giáo hội. Ngày nay, khi hạnh nguyện hoằng dương Phật pháp, tế độ chúng sinh của Đại lão Hòa thượng đã viên mãn, thì cũng chính là lúc luật vô thường đưa Đại lão Hòa thượng trở về Tây phương kiến Phật vào lúc 09 giờ 15 phút, ngày 28 tháng 3 năm 2014 (28 tháng 02 năm Giáp Ngọ). Trụ thế 98 năm, hạ lạp 69 năm. Thế là Đại lão Hòa thượng đã viên thành đại nguyện, Giác linh Đại lão Hòa thượng đã trở về thế giới Niết bàn vô tung bất diệt, nhưng công đức và đạo hạnh của Đại lão Hòa thượng sẽ mãi mãi lưu lại trong tâm tư, trong ký ức của hàng Tăng, Ni, phật tử và những người yêu mến đạo Phật; như trang sử rạng ngời của Phật giáo Việt Nam thời hiện đại. Nam Mô Từ Lâm Tế Gia Phổ, Tứ thập nhất thế, Pháp húy thượng Nhựt hạ Bình, tự Trí Tịnh, hiệu Thiện Chánh, Nguyễn công Đại lão Hòa thượng Giác linh.Giáo hội Phật giáo Việt Nam. TIỂU SỬ NHỊ TỔ TỊNH ĐỘ TÔNG VIỆT NAM HOÀ THƯỢNG THÍCH THIỀN TÂM (1925-1992) Hòa thượng pháp danh Thiền Tâm, pháp hiệu Liên Du, tự Vô Nhất thuộc dòng Lâm Tế Chánh Tông đời thứ 43, thế danh Nguyễn Nhựt Thăng, sinh năm 1925 (Ất Sửu) tại xã Bình Xuân, Gò Công Đông, tỉnh Tiền Giang. Song thân là cụ Nguyễn Văn Hương và cụ Trần Thị Dung pháp danh Giác Ân. Ngài là người thứ 10 trong số 13 anh em, 4 trai, 9 gái. Xuất thân từ gia đình Nho giáo kính tín Tam Bảo. Sáu tuổi, Ngài đã cắp sách đến trường học quốc ngữ song song với Nho học. Lúc thiếu thời, Ngài đã bộc lộ thiên tư tài hoa văn nhã, bẩm chất cao khiết, và là người con chí hiếu với cha mẹ. Do vì thấy mẹ đau yếu triền miên, năm 12 tuổi, Ngài ra đi tìm thầy học thuốc để mong trị lành bệnh cho mẫu thân. Nhân tạm trú học thuốc tại chùa Vĩnh Tràng - Mỹ Tho, Ngài có dịp nghiên tầm Phật điển và nuôi dần ý chí xuất gia tu học. Năm 18 tuổi, Ngài trở về chăm sóc mẹ đến khi lành mạnh. Sau đó, Ngài khẩn khoản xin phép song đường cho xuất gia, nhưng không được đồng ý. Cuối cùng, Ngài đành phải âm thầm trốn đi (năm Giáp Thân - 1944, lúc 19 tuổi), đến tu tại chùa Sắc Tứ Linh Thứu ở Xoài Hột, và được thế phát xuất gia vào năm Ất Dậu (1945) làm đệ tử của Đại lão Hòa thượng Thành Đạo. Năm 1948, Ngài thọ giới Sa Di và học ở Phật học đường Liên Hải cùng Phật học đường Nam Việt chùa Ấn Quang cho đến năm 1951 để hoàn tất chương trình Trung đẳng Phật học. Thời gian đó, Ngài được thọ Tỳ Kheo giới tại Đại giới đàn Ấn Quang tổ chức năm 1950. Từ năm 1951 đến năm 1954, Ngài hoàn tất chương trình Cao đẳng Phật học tại Phật học đường Nam Việt với các vị đồng khóa như: Hòa thượng Bửu Huệ, Tắc Phước, Tịnh Đức, Đạt Bửu, Tịnh Chơn... và Ngài cùng quý thầy lớp Cao đẳng đã phụ giúp đắc lực cho Hòa thượng Giám đốc Thiện Hòa trong việc điều khiển sinh hoạt đại chúng. Ngài làm Tri chúng, Ngài Bửu Huệ làm Tri sự. Lòng khoan dung, tính hòa nhã điềm đạm của Ngài giúp an chúng và thành tựu mọi Phật sự. Năm 1954, tốt nghiệp lớp Cao đẳng, Ngài xin phép chư Tôn đức trong Ban Giám Đốc lui về nhập thất tịnh tu trong mười năm tại trụ xứ Cái Bè và Vang Quới. Dù nhập thất tinh tấn chuyên tu, song Hòa thượng không xa rời bi nguyện độ sanh. Trong mười năm ấy, Ngài đã phiên dịch các loại kinh sách chuyên hướng xiển dương pháp môn Tịnh độ, như: kinh Quán Vô Lượng Thọ, Tịnh học Tân Lương, Lá thơ Tịnh Độ, Hương quê Cực Lạc, và giảng dạy cho Ni chúng khắp nơi đến thọ học. Năm 1964, Hòa thượng Thiện Hòa mở Trường Trung đẳng Chuyên khoa Phật học tại chùa Huệ Nghiêm, Bình Chánh, Sài Gòn. Ngài và hai vị Thanh Từ, Bửu Huệ được mời giao đảm trách việc giáo dục học Tăng. Song song đó, các Ngài còn phụ trách giảng dạy cho học Ni tại Phật học viện Dược Sư. Ngoài ra, Ngài còn giảng dạy tại Phân khoa Phật học thuộc Viện Đại Học Vạn Hạnh, Sài Gòn. Trong giai đoạn này, Ngài tập trung biên soạn các bộ sách để làm giáo trình kiến thức Phật học Trung Cao như: Phật học Tinh Yếu, Duy Thức học Cương yếu và phiên dịch sách Tịnh Độ Thập Nghi Luận cùng kinh Đại Bi Tâm Đà La Ni. Năm 1967, Ngài đến Đại Ninh, ấp Phú An, xã Phú Hội, huyện Đức Trọng, tỉnh Lâm Đồng, kiến thiết Hương Quang Thất, chuẩn bị cho giai đoạn ẩn tu. Năm 1968, Hòa thượng chính thức về trụ hẳn ở Đại Ninh, lập nên đạo tràng Tịnh độ. Ngài không câu nệ vào việc nhập thất, mà sẵn sàng tiếp hóa chư Tăng Ni Phật tử đến tham vấn học đạo, Ngài còn soạn thuật: Niệm Phật thập yếu, Tây phương nhựt khóa, Tịnh độ pháp nghi và phiên dịch kinh Phật Đảnh Tôn Thắng Đà La Ni. Năm 1970, Ngài xây dựng Hương Nghiêm Tịnh Viện, biến đạo tràng thành một vùng chuyên tu Tịnh độ, cũng là trung tâm xiển dương pháp môn này ở miền Nam. Tăng Ni tín đồ qui tụ về lập am thất trụ lại tu học rất đông. Danh đức của Ngài được lan truyền rộng và Phật tử đến quy ngưỡng ngày càng nhiều. Đặc biệt, ở Hương Nghiêm Tịnh Viện này tâm Tịnh độ là nguồn cảm hứng để Ngài sáng tác rất nhiều thơ văn đượm chất đạo vị, thanh thoát. Thơ văn liễu ngộ tâm cảnh Cực Lạc của Ngài cảm hóa được không biết bao nhiêu đồ chúng hướng về pháp môn này. Năm 1974, Ngài mở khóa tu học chuyên về pháp môn Tịnh độ trong ba năm, với số Liên chúng 13 vị dưới sự hướng dẫn của Ban Liên Đạo gồm 3 vị: Liên Thủ: Hòa thượng Bửu Huệ, Liên Huấn: Hòa thượng Thiền Tâm, Liên Hạnh: Hòa thượng Bửu Lai. Từ năm 1975, Ngài viễn ly mọi sự nghe thấy bên ngoài, lặng lẽ nhiếp tâm tu niệm gia trì hai pháp môn Mật Tịnh song hành. Suốt một thời gian dài, Ngài kiên trì nhập thất chăm chắm giải quyết việc lớn sanh tử, song Ngài vẫn soạn dịch bộ: “Mấy Điệu Sen Thanh” và “Tam Bảo cảm ứng lục” để lợi lạc nhân sinh khuyến tu Tịnh độ. MỘT SỐ CÂU CHUYỆN VỀ ĐỨC HẠNH VÀ SỰ CẢM HOÁ ĐỘ SINH CỦA HOÀ THƯỢNG KHI ẨN TU Ở ĐẠI NINH: Phú An là một thôn nhỏ, nằm trong Tổng Đại Ninh, thuộc xã Phú Hội, Huyện Đức Trọng, Tỉnh Lâm Đồng (Tuyên Đức - Đà Lạt). Dân số nơi đây vào năm 1968 chỉ có chừng 50 nóc nhà, mà trong đó khoảng 10 nhà là người Kinh (người Việt), số còn lại là người Thượng (dân tộc thiểu số). Đa số nhà người Kinh thì ở gần bên quốc lộ Đà Lạt - Sài Gòn (tức là quốc lộ số 20), còn nhà sàn của người Thượng thì nằm sâu trong rừng, cách quốc lộ khoảng chừng 3,4 cây số. Thôn này nằm trên bờ sông Đại Ninh, còn gọi là sông Đa Nhim, vì ở thượng nguồn của con sông này trên Đà Lạt, có đập thủy điện cao thế Đa Nhim. Chiều ngang của con sông rộng chừng 300 thước, chảy từ hướng Tây của ấp, qua hướng Nam, Đông Nam của vùng Đại Ninh với một giòng nước ngọt êm đềm, hiền hòa và mang nhiều chất phù sa mầu mỡ đã làm cho đất đai của vùng nầy, từ lâu trở nên vô cùng phong phú… "Hương Quang tịnh Thất" là nơi của cố Hòa thượng Thích Thiền Tâm ẩn tu không nằm sát ngoài quốc lộ như đa số nhà của các người Kinh khác trong thôn, mà lại là nằm sâu bên trong, sát với khu vực của người Thượng, cho nên muốn vào đến chỗ trú xứ của Ngài thì phải đi bộ một khoảng đường rất xa, mất gần cả giờ đồng hồ mới tới. Vùng Phú An này vào thời gian năm 1968, đặc biệt là chỗ của cố Hòa thượng tịnh tu, vì là nơi rừng núi, ít người lai vãng và có lẽ, cũng vì ở gần sông, suối nên có rất nhiều loại rắn khác nhau.Theo lời Ngài kể lại thì trong gần nửa năm đầu tiên về ẩn tu nơi đây, Ngài gặp nhiều thứ rắn độc khác nhau, to có, trung bình có, nhỏ có. To thì cỡ bằng cột nhà, trung trung thì bằng bắp vế, nhỏ thì bằng bắp chân, cườm tay trở xuống v.v... Có đôi lúc sau khi làm vườn xong, đến khi trở vào Thất thì thấy rắn nó quấn đuôi trên ngạch cửa thòng mình xuống, hả miệng, le lưỡi thở khè khè. Ban đầu thì Ngài cũng có ý sơ, chần chờ không dám bước qua, nhưng rồi nghĩ không lẽ đứng ở ngoài sân hoài, hay là dùng cây đập đuổi thì gây thù oán khó lòng. Thôi thì cứ niệm Phật mà bước ngang qua đại, rủi có bị nó cắn chết thì mình cũng quy Tây, càng tốt chớ sao. Rồi Ngài nhiếp tâm niệm Phật và nghĩ đến phép "từ bi quán" đoạn nhắm mắt, đi ngang qua cửa. Con rắn "đánh đu mình qua bên nầy, bên kia phạm vào mắt, vào cổ lạnh ngắt, mà Ngài vẫn cứ làm tỉnh bước đi. Đến khi vào trong Thất xong rồi, mới mở mắt nhìn lại thì nó cũng vừa buông mình ra, rớt xuống đất nghe một cái đụi rồi bò ra ngoài rừng đi mất. Lại có lần khác, sáng sớm thức dậy (để sửa soạn vào khóa lễ). Vừa bước chân xuống "đơn" (tức là cái đi văng nhỏ, bề ngang khoảng 8 tấc, bề dài khoảng 2 thước rưỡi của người tu) thì Ngài có cảm giác như là đạp trúng phải vật gì tròn tròn và mềm mềm. Ngó xuống, té ra đó là một con rắn hổ đen thui, to bằng bấp chân đang nằm khoanh một đống ở dưới chân giường! Ngài nghĩ: Cha chả, mình đạp trúng nó một cái mạnh như vậy, chắc nó cắn mình quá. Liền niệm A Di Đà Phật năm bảy câu rồi đứng chết trân tại chỗ chớ không dám nhúc nhích. Còn con rắn kia dù bị Ngài đạp trúng mà nó cũng không có phản ứng gì hung hăng hết, y từ từ cất đầu lên. nhìn Ngài một hồi rồi le cái lưỡi đỏ lòm ra khè khè mấy cái đoạn nằm im trở lại. Lúc đó Ngài mới dám bước đi, vừa mở cửa ra vừa niệm Phật mà bảo với y ta rằng: Thôi sáng rồi, đạo hữu cũng nên về đi để cho Thầy còn niệm Phật nữa. Tưởng đâu nói khơi khơi vậy rồi thôi, không dè y ta dường như biết nghe nên y mới từ từ bung mình ra dài cả mấy thước, chầm chậm bò đến cửa một cách êm ái hòa bình, rồi ra ngoài rừng mất dạng. Thêm một lần khác, đêm đó Ngài niệm Phật và trì chú Đại bi đến khuya mới xong, vừa bước một chân xuống cầu thang thì đạp phải lên một đống gì đó đen thui, to tướng, Ngài biết, chắc là rắn (quen với mấy người quá xá rồi!) nhưng cũng làm tỉnh niệm A Di Đà Phật một hồi, đoạn bước đến bàn viết, vặn đèn lên cho tỏ để xem thì thấy một con rắn quá to (không biết làm sao mà nó lọt vào nhà được, trong khi cửa nẻo đã đóng kín rồi - sau này mới biết chúng nó là các loại rắn thần) đang cuộn tròn một đống bên cạnh đôi dép của mình. Nó nhìn Ngài, Ngài nhìn nó. Hai bên làm thinh ngó nhau một chặp, Ngài vừa niệm Phật vừa hỏi, có phải đạo hữu vào đây để nghe Kinh, nghe niệm Phật không? Nếu phải vậy thì gật đầu ba cái cho Thầy biết đi. Rắn ta liền gật đầu 3 cái. Cố Hòa thượng biết rằng đây là loại rắn linh cũng ưa tu niệm chớ không có ý gì muốn làm hại mình. Cũng như các lần trước, Ngài mở cửa ra bảo thôi đạo hữu hãy về đi, và y ta nhìn Ngài với ánh mắt hiền lành rồi từ từ bò ra ngoài đi mất. Từ đó trở đi, mỗi lần làm vườn hay tình cờ gặp phải các "người bạn dài thòn", thấy dễ sợ này thì Ngài niệm Phật cho nó nghe một hồi, rồi mạnh đường ai nấy đi, việc ai nấy làm chớ không có xảy ra chuyện gì khác lạ cả.Biết vùng này có nhiều loại rắn linh mến mộ tu hành như vậy, nên Ngài mới làm pháp "Du già thí thực", hồi hướng công đức tu niệm của mình để bố thí đến cho loài rắn và nói rằng: (nói khơi khơi một mình nhưng dùng tâm tưởng và tác ý cho loài rắn được nghe). Vì khác loài nhau, nên từ nay nếu như quý vị muốn nghe Kinh chú và niệm Phật. v.v... để tu theo thì cứ ở ngoài sân chớ đừng có vào trong Thất của Thầy nữa. Sau vài lần "truyền lịnh" như thế rồi thì từ đó về sau tuyệt nhiên không còn có một con rắn nào vào trong cốc nữa. Nơi miền rừng núi cao nguyên này thường thì có rất nhiều gò mối lớn đặc biệt của miền sơn cước. Chính chỗ Thất mà Ngài đang ở (Phương Liên Thất) cũng nằm trên một gò mối lớn. Hầu hết gò mối đều là ổ hang của rắn cả (rắn làm hang trong đó để ăn mối) gò mối càng lớn bao nhiêu thì rắn ở trong đó càng nhiều và càng to bấy nhiêu. Như vừa lược qua căn Tịnh Thất của Ngài ở, Thất được xây cất trên một gò mối lớn (đã được san bằng) vì vậy nên có nghĩa là trên mặt đất thì cố Hòa thượng ở, còn dưới mặt đất là rắn ở. Hòa thượng đã vô tình "sống chung hòa bình" với cả đống rắn độc mà không hay biết chi hết. Sở dĩ các con rắn này nó không làm hại chi đến Ngài là vì cứ mỗi tối, khi Ngài niệm Phật trì chú, hoặc lễ bái, sám hối, tụng Kinh v. v... thì các "y ta" nằm im ở dưới nền nhà, hoặc là bò lên mặt đất, rồi an bình nằm tại chỗ để nghe và tu theo. Đây là lý do vì sao mà khi Ngài mới dọn về - như đã có lược qua trong phần trước - là ở dưới chân giường, cầu thang, bỗng nhiên có rắn xuất hiện, con nào con nấy cũng dài đến cả mấy thước, to bằng bắp vế, nằm một đống đen thui trong cốc mà Ngài không hiểu vì sao nó lại vào Thất được, trong khi Ngài đã đóng cửa nẻo kỹ lưỡng hết rồi. Nhờ tu theo bằng cách "dựa hơi" Hòa thượng "các ông dài" này dần dần trở nên linh thông biến hóa được. Do vì thầm cảm cái ơn trọng đại đó, cho nên các "Y ta" kính lễ cố Hòa thượng như bậc cha, Thầy, còn các "Y ta" thì giữ bổn phận của con, cháu hay đệ tử. Vì thế nên từ đó về sau các loài rắn này trở nên hiền hòa - chẳng những nó không làm cho Ngài bực bội hay gây thương tổn chi, mà trái lại còn âm thầm theo bảo vệ cho "Sư Phụ" nữa. Sau đây là một vài chuyện liên hệ mà khi còn sanh tiền, cố Hòa thượng đã tự thân kể lại cho Ni sư Thanh Nguyệt và cháu là Đại Đức Thích Hải Quang nghe: Có lần, cố Hòa thượng đang ngồi làm cỏ tranh và xới đất bên cạnh một gò mối lớn ở phía sau Thất (Phương Liên) của Ngài, lúc Ngài quơ tay ra sau lưng để cầm cuốc thì Ngài lấy làm lạ mà nói trong bụng rằng: Ủa, sao bữa nay cái cán cuốc có vẻ là lạ và bự quá vậy? Ngài quay đầu ngó lại, thì té ra là mình đang nắm nhằm cần cổ của một con rắn to bằng bắp chân người lớn, màu đen có sọc vàng. Rắn ta vì bị nắm cổ nên hả miệng, le lưỡi ra khè khè năm sáu tiếng làm cho Ngài hết hồn vội vã buông tay ra và bước lùi lại phía sau, niệm Phật cả mấy chục câu rồi mới định thần được. Xong rồi, Ngài đứng ngó y ta một lúc và nói rằng: Ủa nhà ngươi ở đâu mà ra đây, nằm sau lưng ta hồi nào vậy? Thôi hãy đi đi, Ngài lấy tay xua, khởi ý đuổi đi. Rắn ta cũng ngó Ngài một hồi, gật đầu mấy cái (giống như xin lỗi) rồi bò ra phía sau gò mối. Ngài đứng ngó theo xem nó bò đi đâu cho biết, nhưng chờ hoài mà vẫn không thấy tăm hơi gì hết, mới nghĩ: Ủa, bộ nó còn nằm gần đây sao mà không thấy bò đi đâu hết vậy kìa? Ngài đi vòng quanh gò mối tìm kiếm mấy lần mà cũng không thấy y ta đâu hết. Khuya lại, sau thời khoá trì niệm (gần 4 giờ sáng) Ngài đang ngồi trên ghế bên cạnh bàn viết nghỉ mệt, định bụng chút nữa sẽ pha cà phê uống thì nghe bên ngoài có tiếng gõ cửa. Ngài lấy làm lạ, trong bụng nghĩ rằng: Ủa, giờ này còn sớm quá mà sao mấy người Thượng lại tới gõ cửa vậy kìa? (Bởi vì mỗi buổi sáng mấy người Thượng ưa tới gõ cửa Thất của cố Hòa thượng để hỏi việc làm như là cuốc đất, phát cỏ hoang và lên giồng trồng khoai, sắn v.v... Ngài mới đứng lên, đi ra mở cửa thì thấy bên ngoài, trước Thất của Ngài là hai người Thượng một nam, một nữ, tuổi chừng 50, dung mạo rất đơn sơ, mặt mũi sần sùi, da dẻ đen đúa, cả hai đều mặc quần áo màu chàm trông cũng rất sơ sài, đầu hơi nhọn, đi chơn đất (không có dép, giày gì hết), bàn tay nhám nhúa giống như cò vảy, đang chắp tay cúi đầu chào Ngài, miệng niệm Nam Mô A Di Đà Phật. Ngài nghĩ bụng: Ủa, hai người Thượng này ở đâu đến mà thấy lạ mặt, mình ở đây cũng đã lâu rồi mà chưa quen với hai vợ chồng này. Phải hai vị đến xin việc làm hôn? Hai người ấy đáp: Mô Phật, kính bạch Hòa thượng không. Uả, vậy chớ có chuyện gì cần không mà gọi cửa tôi sớm quá vậy? Người đàn ông đáp: Bạch Hòa thượng, hai vợ chồng con đến đây để xin lỗi Hòa thượng về chuyện đáng tiếc ban trưa, có đứa cháu nội đã làm cho Ngài giật mình. Xin Hòa thượng từ bi tha lỗi và cho vợ chồng con sám hối. Cố Hòa thượng lấy làm kỳ, nên Ngài mới hỏi: Cháu nội của hai vị hả, hồi nào, nó bao nhiêu tuổi? Tôi nhớ suốt cả ngày hôm qua có gặp đứa cháu nào đâu? Người đàn bà đáp: Kính bạch Hòa thượng, cháu trai của con là đứa bé hôm qua mặc áo quần đen có sọc vàng nằm hầu phía sau lưng của Ngài lúc Ngài làm vườn đó. Ngài mới hỏi (mà trong bụng cũng chưa nhớ rõ ra là ai, bởi vì đã có đứa nhỏ nào mặc áo quần đen, sọc vàng, theo hầu sau lưng mình suốt ngày hôm qua đâu?) Vậy hả, cháu bé bao nhiêu tuổi? Người đàn bà đáp: Kính bạch bạch Hòa thượng cháu được 95 tuổi. Cố Hòa thượng của chúng ta giật mình, sửng sốt hỏi tiếp: Ủa, cháu nội mà được 95 tuổi thì hai vị đây bao nhiêu tuổi? Người đàn ông đáp: Dạ con được 842 tuổi và vợ của con 760. Đến đây thì Hòa thượng đã biết rõ họ là ai rồi, nên Ngài mới hỏi tiếp: Hai vị ở đâu tới đây? Người đàn ông thưa: Bạch Hòa thượng, chúng con ở Huỳnh Xà Thôn nằm về phía Đông của thôn Phú An này cách nơi đây khoảng 9 cây số, gia đình con có khoảng một ngàn người... Vừa nói tới đây thì người đàn bà nắm lấy tay của ông chồng đập mấy cái như ra hiệu đừng nên nói nữa (chắc sợ bị lộ tông tích) làm cho người chồng mới nói đến câu khoảng một ngàn người... thì làm thinh luôn. Cố Hòa thượng gật đầu nói: Thôi hai vị yên lòng về đi không sao đâu. Nghe Ngài bảo nbư vậy thì hai vợ chồng người này đồng chấp tay cúi chào rồi quay lưng đi vòng ra sau Thất của Ngài. Hòa thượng mới nom theo xem họ đi đâu và làm thế nào cho biết, thì Ngài thấy khi họ ra đến phía sau rồi, cả hai người đồng hóa ra hai luồng ánh sáng màu vàng nhạt lớn bằng cườm tay, bay bổng lên không về hướng Đông đi mất (giống như ông đi, bà xẹt vậy). Do đó nên Ngài biết rằng: Đứa bé 95 tuổi mặc áo đen, sọc vàng là con rắn đen có vằn vàng ngày hôm qua đã làm cho mình hết hồn! Hai vợ chồng này là rắn Chúa (chúa động). Hang ổ chánh của bọn chúng nằm về hướng Đông của ấp Phú An, cách đây 9 cây số có tên là Huỳnh Xà Động" (động rắn vàng). Chắc có lẽ họ mới biết biến hình nên dung mạo còn thô sơ chớ chưa đẹp người. Và hơn nữa chắc mỗi đêm họ ít nhiều gì đó cũng có đến đây nghe Kinh và tu theo mình nên mới có vẻ kính trọng mình và biết chắp tay niêm Phật như vậy... Nguyên gần 10 năm về trước, lúc cố Hòa thượng còn nhập Thất ở Bến Tre. Ngài có quen với một vị tu sĩ tên là "ông Sư Mỏ Cày". Sở dĩ, gọi là ông Sư Mỏ Cày vì vị này tuy có hình tượng một nhà sư Phật giáo, nhưng thật ra là một người đạo sĩ tu tiên, luyện điển theo phương pháp xuất hồn, địa danh (tên của vùng đất) nơi ông Sư này ở tu tên Mỏ Cày, không ai biết được tên thật của ổng là chi hết. Ông Sư này rất kính quý cố Hòa thượng qua phong cách và đạo hạnh của Ngài, nên thỉnh thoảng cũng có đến viếng thăm. Hòa thượng cũng có chỉ dẫn thêm cho Sư một vài pháp tu bổ túc, vì vậy mà Sư có một sự mang ơn ở nơi cố Hòa thượng. Lúc Ngài về Sài gòn và làm Đốc giáo ở Phật học Viện Huệ Nghiêm rồi thì Sư cũng có đến thăm một lần, đến khi cố Hòa thượng lìa Huệ Nghiêm để ẩn tu thì hai đàng biệt nhau. Mãi đến mấy năm sau. Sư mới tìm được lên Đại Ninh (trước sau hai lần) để thăm cố Hòa thượng, và được Hòa thượng cho phép ở lại Thất của Ngài vài ba hôm để đàm đạo giáo lý và tu tập (Sư thọ giáo mật tông từ nơi cố Hòa thượng). Qua đêm đầu tiên, sáng lại, Sư có thưa với cố Hòa thượng rằng Thất của Ngài đang ở tu nằm trên miệng hang của một động rắn "Kim Xà" rất lớn và xin Hòa thượng hãy cẩn thận, vì đây là các loại rắn thần, con nào con nấy cũng sống trên mấy trăm năm hết. Cố Hòa thượng gật đầu, nói với Sư là Ngài đã biết việc đó từ lâu rồi và cũng có kể lại cho Sư nghe về vài ba chuyện của các Kim Xà. Qua ngày kế đó, Sư nằm ngủ và xuất hồn ra đi thăm "xà động" này, khi thức dậy Sư có thưa cùng Ngài như sau: Nguyên từ mặt đất của nền Thất Phương Liên đi thẳng xuống dưới (lòng đất) sâu 800 thước có một động rắn lớn, trong đó có khoảng 200 "ông dài" đều sống từ hơn 100 cho đến gần 1000 tuổi hết. Động này có đường (hầm) thông qua 3, 4 động khác nữa. Chúa tể của tất cả các động rắn này là một đôi Xà Vương (rắn chúa) màu nửa đen, nửa vàng và đều đã được trên một ngàn tuổi rồi. Cặp Xà Vương này hiện đang ở ngay dưới nền Thất của cố Hòa thượng cùng với các con cháu, mỗi đêm đều nghe Ngài niệm Phật trì chú và tu theo, cho nên biết biến hóa và đồng thờ cố Hòa thượng làm Thầy để nương theo tu tập. Những ngày cuối cùng cuộc đời ẩn tu hành đạo, Ngài vương chút thân bệnh, trước đó Ngài đã giao phó mọi việc của Tịnh viện Hương Nghiêm lại cho Tăng đồ quản lý điều hành. Ngài cố gắng khắc phục thân bệnh, nỗ lực dụng công trì danh hiệu Phật. Cho đến khi cảm nhận thời khắc vãng sinh, Ngài bảo đồ chúng vây quanh trợ niệm, rồi đến 9 giờ sáng ngày 21 tháng 11 năm Nhâm Thân (tức ngày 14-2-1992), Ngài an nhiên thoát hóa, vãng sinh hưởng thọ 68 tuổi, hạ lạp 42. Cảm mến đức độ của một bậc danh Tăng lúc sinh thời, các vị tôn túc trong Giáo hội Tỉnh đã cung thỉnh Ngài vào Hội đồng Chứng minh Ban Trị sự Phật giáo tỉnh Lâm Đồng. Trong cuộc đời hành đạo, Hòa thượng là vị Cao Tăng có công lớn trong việc xiển dương pháp môn Tịnh Độ. Sự nghiệp sáng tác và phiên dịch của Ngài để lại cho hậu thế là một vốn quí làm tư lương tu trì và giúp hàng hậu sinh nhận thức sâu rộng trong giáo pháp. Các tác phẩm của Hòa thượng để lại:• Kinh Quán Vô Lượng Thọ.• Tịnh Học Tân Lương.• Lá thơ Tịnh Độ.• Hương Quê Cực Lạc.• Phật học Tinh yếu.• Duy Thức Học cương yếu.• Tịnh độ Thập nghi luận.• Kinh Đại Bi Tâm Đà La Ni.• Tây phương Nhựt khóa.• Tịnh Độ Pháp Nghi.• Kinh Phật Đảnh Tôn Thắng Đà La Ni.• Mấy điệu sen thanh.• Tam Bảo Cảm ứng lục.• Niệm Phật Thập yếu. Mọi thông tin xin gửi về Chùa Tản Viên - Tản Viên Sơn Quốc Tự Địa chỉ: Xã Minh Quang, huyện Ba Vì, thành phố Hà Nội Đạo Tràng Tịnh Tông Học Hội Việt Nam - Chùa Khai Nguyên Địa chỉ : Xã Sơn Đông, thị xã Sơn Tây - thành phố Hà Nội Điện thoại: 04 33.610897 – 0167.6707765 Facebook: https://www.facebook.com/tinhtonghochoivietnam https://www.facebook.com/chuatanviencom www.chuatanvien.com – www.chuakhainguyen.com – www.tinhtonghochoi.vn Tags: tâm thư thông bạch suy tôn tổ sư tịnh độ tông việt nam

Tổng số điểm của bài viết là: 37 trong 9 đánh giá

Tâm thư thông bạch suy tôn Tổ Sư Tịnh Độ Tông Việt Nam Xếp hạng: 4.1 - 9 phiếu bầu 5 Click để đánh giá bài viết

Ý kiến bạn đọc

Sắp xếp theo bình luận mới Sắp xếp theo bình luận cũ Sắp xếp theo số lượt thích

Những tin mới hơn

  • Chùa Khai Nguyên tổ chức khoá tu lần thứ III cho học sinh & sinh viên (02/06/2014)
  • KẾ HOẠCH TỔ CHỨC KHÓA TU HỌC MÙA HÈ và HỘI TRẠI HÈ THẮP SÁNG NIỀM TIN LẦN 2 CHO HỌC SINH SINH VIÊN CHÙA KHAI NGUYÊN 2014. (11/06/2014)
  • Danh sách tham dự khoá tu học sinh mùa hè 2014 - Chùa Khai Nguyên (15/06/2014)
  • Công tác chuẩn bị khóa tu mùa hè tại chùa Khai Nguyên (18/06/2014)
  • Khởi động khoá tu mùa hè 2014 tại Chùa Khai Nguyên (19/06/2014)

Những tin cũ hơn

  • Khóa Tu Một Ngày Tại Chùa Hoa Vân (26/05/2014)
  • Quan Điểm của Phật Giáo về Chiến Tranh (24/05/2014)
  • Yêu nước bằng trí tuệ và tinh thần hòa bình (24/05/2014)
  • Ngày thứ 2 của Pháp hội -Lễ rước Kiệu (10/05/2014)
  • Hân Hoan Mừng Đón Vesak Lần Thứ 11 - Suy Tôn Đệ nhất, Đệ Nhị Tổ Sư Tịnh Độ Tông Việt Nam (09/05/2014)
Sự Kiện
  • Pháp Hội Trung Phong Tam Thời Hệ Niệm – Tháng 11/Giáp Thìn - CKN
  • THÔNG BẠCH: PHÁP HỘI TRUNG PHONG TAM THỜI HỆ NIỆM THÁNG 04 GIÁP THÌN
  • Khóa tu sinh viên “Hương từ Mùa Thu” tháng 11 năm 2023
  • Thông báo Chương trình văn nghệ Chào mừng mùa Vu Lan Báo Hiếu năm 2023
  • Lễ Thế Phát Xuất Gia năm 2022 tại chùa Khai Nguyên
Ứng dụng điện thoại Tải ứng dụng cho điện thoại Thống kê truy cập
  • Đang truy cập3,246
  • Hôm nay319,991
Flag Counter

CHÙA KHAI NGUYÊN

Xây dựng từ : 2010 - 2024, Ban Thông Tin - Truyền Thông Chùa Khai Nguyên.

CÔNG TY TNHH VĂN HÓA PHẨM PHẬT GIÁO TẢN VIÊN

Địa chỉ: Thôn Tây Ninh, Xã Sơn Đông, Thị xã Sơn Tây, Thành phố Hà Nội Chịu trách nhiệm: Thượng Tọa Thích Đạo ThịnhĐịa chỉ: Thôn Tây Ninh, xã Sơn Đông, TX Sơn Tây, TP Hà Nội Tạo mã Qrcode chia sẻ link web QR-code QR-Code: Tâm thư thông bạch suy tôn Tổ Sư Tịnh Độ Tông Việt Nam E-mail: chuakhainguyen@gmail.comĐiện thoại: 02433 610 897Mobile/zalo:Sư cô Đàm Nghiêm:0986 611 496 - 0967 914 696
  • Facebook
  • Kênh Youtube
  • Kinh Sách
  • Thời gian tọa thiền
  • Số lần Lạy Phật
  • Ấn Tống Kinh Sách
  • App ChuaKhaiNguyen
  • Tipiṭaka Theravada 16 ngôn ngữ
  • Phật Sự Tản Viên
  • Kinh Sách tham khảo Scribd
Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây

Gửi bài viết qua email

Từ khóa » Tổ Sư Tịnh độ Tông Việt Nam