Tắm Xong Bị Ngứa Là Biểu Hiện Của Bệnh Gì? Làm Sao để Hết?

1. Các nguyên nhân khiến bạn tắm xong bị ngứa

Tắm xong bị ngứa có thể là do những nguyên nhân sau:

Tình trạng khô da sau khi tắm:

Bề mặt da được giữ ẩm và bảo vệ bởi một lớp dầu tự nhiên. Nếu bạn tắm trong thời gian quá lâu, đặc biệt là tắm bằng nước nóng kết hợp với xà phòng sẽ đánh bay lớp dầu tự nhiên này, dẫn tới hiện tượng khô da và mẩn ngứa.

Dị ứng nước khiến bạn tắm xong bị ngứa:

Đây không phải là tình trạng phổ biến. Một số trường hợp do không quen với nguồn nước lạ hoặc trong nước có chứa thành phần hóa chất gây dị ứng sẽ khiến da bị ngứa. Các biểu hiện do dị ứng với nước bao gồm: nổi mề đay, khó chịu, ngứa ngáy,...

Dị ứng với các sản phẩm chăm sóc da:

Nhiều người có thói quen dùng những loại dầu gội, sữa tắm, hoặc xà phòng có mùi thơm khi đi tắm, hay thoa kem dưỡng ẩm sau khi tắm cũng có thể trở thành nguyên nhân gây nên phản ứng ngứa da, mẩn đỏ, thậm chí là tróc vảy, sưng da,...

Theo các chuyên gia da liễu, trong các sản phẩm chăm sóc da và tóc chứa nhiều thành phần tạo mùi thơm - đây vô tình là yếu tố khiến da chúng ta bị ngứa ngáy sau khi tắm.

Tắm xong bị ngứa

Các sản phẩm chăm sóc da và tóc có thể khiến bạn bị dị ứng

Tắm xong bị ngứa là do dị ứng với bột giặt/nước giặt quần áo:

Ngoài những sản phẩm chăm sóc da và tóc thì các loại nước giặt, bột giặt, nước xả vải đậm hương thơm cũng là một trong những yếu tố làm tăng nguy cơ gây kích ứng da sau khi tắm, nhất là khi bạn giặt khăn tắm bằng những sản phẩm này. Khi lau khô người, phần hương liệu trên khăn sẽ chuyển vào da gây nên dị ứng. Đặc biệt phản ứng này có xu hướng nghiêm trọng hơn ở những người sở hữu làn da nhạy cảm.

2. Khắc phục tình trạng tắm xong bị ngứa

Để làm giảm hoặc chấm dứt hiện tượng tắm xong bị ngứa, bạn có thể áp dụng những phương pháp sau:

  • Điều chỉnh nhiệt độ nước tắm về mức mát hơn, không nên tắm quá lâu: vào mùa hè thời tiết oi bức, bạn có thể không cần phải sử dụng nước nóng khi đi tắm mà nên thay bằng nước mát. Nếu là trời mùa đông thì là nước ấm vừa phải, và thời gian tắm không nên quá 20 phút để da không bị khô và mất nước, giúp hạn chế tình trạng tắm xong bị ngứa;

  • Chỉ nên tắm 1 lần/ngày: nếu không phải hoạt động quá nhiều ngoài trời nắng nóng, đổ ít mồ hôi thì bạn chỉ cần tắm 1 lần/ngày nhằm tránh khô da, ngứa da;

  • Hạn chế gãi ngứa: nếu gãi ngứa quá mạnh có thể khiến da bị tổn thương, trầy xước và tình trạng dị ứng càng trở nên tồi tệ hơn. Ngoài ra bạn không nên dùng bất cứ thứ gì như bọt biển, khăn để chà xát lên vùng da bị ngứa;

  • Đổi sản phẩm chăm sóc da: nên dùng những loại sữa tắm, sữa rửa mặt, dầu gội, kem dưỡng da lành tính, hoặc nước giặt, bột giặt, nước xả vải không chứa hương liệu, cồn để tránh việc da bị kích ứng sau khi tắm. Đặc biệt, đối với những người mắc bệnh về da liễu nên dùng các sản phẩm riêng biệt dành cho người có làn da nhạy cảm theo tư vấn từ bác sĩ da liễu;

Nên tắm bằng những sản phẩm có tính chất dịu nhẹ, ít kích ứng

Nên tắm bằng những sản phẩm có tính chất dịu nhẹ, ít kích ứng

  • Sau khi rửa mặt nên dùng khăn lau nhẹ nhàng và dưỡng ẩm da mặt: để giúp da được dưỡng ẩm một cách tự nhiên, không bị khô rát mặt, bạn nên lau khô nhẹ nhàng và cấp ẩm cho da;

  • Dùng máy phun sương tạo độ ẩm không khí: đặc biệt khuyên dùng ở những vùng hanh khô hoặc khi thời tiết bước vào mùa đông;

  • Giặt thật kỹ quần áo, khăn lau mặt, khăn tắm,... để các sản phẩm tẩy rửa không sót lại trên những đồ vật này;

  • Bổ sung đủ nước mỗi ngày: mất nước cũng là nguyên nhân khiến cho da trở nên khô và ngứa. Do đó mỗi ngày bạn nên cung cấp đủ ít nhất 2 lít nước cho da;

  • Hạn chế dùng các sản phẩm chăm sóc da có chứa Retinol và AHA:

  • Retinoid: gồm tretinoin, adapalene, retinol hiện nay khá được ưa chuộng trong giới làm đẹp. Các sản phẩm này có tác dụng điều chỉnh sự phát triển của tế bào biểu mô, giảm mụn nhưng đồng thời cũng gây nên phản ứng phụ là khô và kích ứng da. Vì vậy, nếu muốn sử dụng thì trước tiên bạn cần tham khảo tư vấn từ chuyên gia da liễu xem có nên dùng hay không;

  • AHA (Axit alpha - hydroxy): có khả năng gây bỏng hoặc làm da bị ngứa, nhất là đối với những trường hợp da khô, da nhạy cảm. Vì vậy để tránh tình trạng tắm xong bị ngứa, bạn nên cân nhắc hoặc không dùng những sản phẩm có chứa AHA.

3. Tắm xong bị ngứa: Khi nào cần phải tới bệnh viện?

Thường thì hiện tượng tắm xong bị ngứa không quá đỗi nghiêm trọng và có thể khắc phục bằng những cách đơn giản như đã nêu ở trên. Tuy vậy, nhiều trường hợp bị ngứa da không đơn thuần xuất phát từ những tác nhân bên ngoài (như nguồn nước, sản phẩm bột giặt quần áo, sản phẩm chăm sóc da,...) mà lại bắt nguồn từ nguyên nhân bệnh lý hoặc tổn thương thần kinh. Điều này có thể khiến cho cơ ngứa trở nên dữ dội và dai dẳng. Nếu người bệnh gãi ngứa nhiều sẽ khiến cho tình trạng da trở nên tồi tệ hơn, thậm chí dẫn tới nhiễm trùng.

Một số vấn đề liên quan tới sức khỏe tâm thần cũng có khả năng là yếu tố làm tăng triệu chứng bị ngứa sau khi tắm xong:

  • Lo âu;

  • Trầm cảm;

  • Bệnh nhân bị rối loạn ám ảnh cưỡng chế.

Nếu ngứa da sau khi tắm là do nguyên nhân bệnh lý, bạn nên đi thăm khám ngay

Nếu ngứa da sau khi tắm là do nguyên nhân bệnh lý, bạn nên đi thăm khám ngay

Trên đây là những nguyên nhân và cách khắc phục biểu hiện tắm xong bị ngứa. Nếu sau khi đã áp dụng các biện pháp mà chúng tôi đề xuất nhưng tình trạng ngứa vẫn không thuyên giảm, thậm chí còn có xu hướng nghiêm trọng hơn, bạn hãy gọi tới tổng đài 1900565656 để tư vấn viên của Bệnh viện Đa khoa MEDLATEC hỗ trợ bạn đặt lịch khám cùng bác sĩ chuyên khoa.

Từ khóa » Da Mẩn Ngứa Sau Khi Tắm