Tạm Xuất, Tái Nhập Hàng Hóa Là Gì? - Luật Hoàng Anh
Có thể bạn quan tâm
Tại Khoản 2 Điều 29 Luật Thương mại 2005 quy định tạm xuất, tái nhập hàng hóa là việc hàng hoá được đưa ra nước ngoài hoặc đưa vào các khu vực đặc biệt nằm trên lãnh thổ Việt Nam được coi là khu vực hải quan riêng theo quy định của pháp luật, có làm thủ tục xuất khẩu ra khỏi Việt Nam và làm thủ tục nhập khẩu lại chính hàng hoá đó vào Việt Nam. Cụ thể các quy định liên quan đến tạm xuất, tái nhập là như thế nào?
Mục đích của tạm xuất, tái nhập
Tại Khoản 1 Điều 42 Luật Quản lý ngoại thương 2017 quy định như sau:
“1. Thương nhân được tạm xuất, tái nhập hàng hóa để phục vụ mục đích bảo hành, bảo dưỡng, sửa chữa, sản xuất, thi công, thuê, mượn, trưng bày, triển lãm hoặc để sử dụng vì mục đích khác theo hợp đồng với nước ngoài.”
Cụ thể tại Khoản 1 Điều 17 Nghị định 69/2018/NĐ-CP ngày 15/5/2018:
Thương nhân được tạm xuất, tái nhập hàng hóa để sản xuất, thi công, cho thuê, cho mượn hoặc để sử dụng vì mục đích khác theo các quy định sau:
+ Đối với hàng hóa cấm xuất khẩu, cấm nhập khẩu; hàng hóa tạm ngừng xuất khẩu, tạm ngừng nhập khẩu; hàng hóa thuộc diện quản lý bằng biện pháp hạn ngạch xuất khẩu, hạn ngạch nhập khẩu, hạn ngạch thuế quan, giấy phép xuất khẩu, nhập khẩu, trừ Giấy phép xuất khẩu tự động, Giấy phép nhập khẩu tự động, thương nhân phải được Bộ Công Thương cấp Giấy phép tạm xuất, tái nhập.
+ Trường hợp hàng hóa không thuộc quy định trên đây, thương nhân thực hiện thủ tục tạm xuất, tái nhập tại cơ quan hải quan, không phải có Giấy phép tạm xuất, tái nhập.
Thủ tục tạm xuất, tái nhập
Thủ tục tạm xuất, tái nhập được thực hiện theo Khoản 2 Điều 42 Luật Quản lý ngoại thương 2017 như sau:
+ Thương nhân phải có giấy phép tạm xuất, tái nhập đối với hàng hóa thuộc Danh mục hàng hóa cấm xuất khẩu, cấm nhập khẩu; hàng hóa tạm ngừng xuất khẩu, tạm ngừng nhập khẩu; hàng hóa thuộc diện quản lý bằng biện pháp hạn ngạch xuất khẩu, hạn ngạch nhập khẩu, hạn ngạch thuế quan, giấy phép xuất khẩu, nhập khẩu;
+ Thương nhân chỉ phải làm thủ tục tạm xuất, tái nhập tại cơ quan hải quan đối với hàng hóa không thuộc quy định trên đây.
+ Thương nhân được tạm xuất, tái nhập hàng hóa ra nước ngoài để tham dự hội chợ, triển lãm thương mại. Thủ tục tạm xuất, tái nhập thực hiện tại cơ quan hải quan, không phải có Giấy phép tạm xuất, tái nhập.
Riêng hàng hóa cấm xuất khẩu chỉ được tham gia hội chợ, triển lãm thương mại ở nước ngoài khi được sự chấp thuận của Thủ tướng Chính phủ.
Việc đưa di vật, cổ vật, bảo vật quốc gia ra nước ngoài để trưng bày, triển lãm, nghiên cứu hoặc bảo quản thực hiện theo quy định của Luật di sản văn hóa.
Thời hạn tạm xuất, tái nhập
Thời hạn tạm xuất, tái nhập thực hiện theo thỏa thuận của thương nhân với bên đối tác và đăng ký với cơ quan hải quan nơi làm thủ tục tạm xuất.
Thương nhân được tạm xuất, tái nhập hàng hóa còn trong thời hạn bảo hành theo hợp đồng nhập khẩu hoặc theo hợp đồng, thỏa thuận bảo hành ký với nước ngoài để phục vụ mục đích bảo hành, bảo dưỡng, sửa chữa. Thủ tục tạm xuất, tái nhập thực hiện tại cơ quan hải quan, không phải có Giấy phép tạm xuất, tái nhập.
Trường hợp hàng hóa không còn trong thời hạn bảo hành theo hợp đồng nhập khẩu hoặc theo hợp đồng, thỏa thuận bảo hành, việc tạm xuất, tái nhập ra nước ngoài để bảo hành, bảo dưỡng, sửa chữa thực hiện theo quy định sau:
+ Đối với hàng hóa cấm xuất khẩu, cấm nhập khẩu; hàng hóa tạm ngừng xuất khẩu, tạm ngừng nhập khẩu; hàng hóa thuộc diện quản lý bằng biện pháp hạn ngạch xuất khẩu, hạn ngạch nhập khẩu, hạn ngạch thuế quan, giấy phép xuất khẩu, nhập khẩu, trừ Giấy phép xuất khẩu tự động, Giấy phép nhập khẩu tự động, thương nhân phải được Bộ Công Thương cấp Giấy phép tạm xuất, tái nhập.
+ Hàng tiêu dùng đã qua sử dụng; linh kiện, phụ tùng đã qua sử dụng thuộc Danh mục hàng hóa cấm nhập khẩu không được phép tạm xuất ra nước ngoài để bảo hành, bảo dưỡng, sửa chữa.
+ Trường hợp hàng hóa không thuộc quy định trên đây, thương nhân thực hiện thủ tục tạm xuất, tái nhập tại cơ quan hải quan, không phải có Giấy phép tạm xuất, tái nhập.
Hàng hóa tạm xuất, tái nhập khi tiêu thụ tại nước ngoài phải thực hiện theo quy định về quản lý xuất khẩu hàng hóa của Luật Qản lý ngoại thương và quy định khác của pháp luật có liên quan.
Bộ Quốc phòng, Bộ Công an xem xét, cho phép tạm xuất, tái nhập vũ khí, khí tài, trang thiết bị quân sự, an ninh để sửa chữa phục vụ mục đích quốc phòng, an ninh.
Xem thêm: Tổng hợp các bài viết về Luật Quản lý ngoại thương 2017
Luật Hoàng Anh
Từ khóa » Hàng Tạm Xuất Tái Nhập Là Gì
-
Tạm Xuất Tái Nhập Là Gì? Pháp Luật Về Thương Mại Hiện Hành Quy ...
-
Thế Nào Là Tạm Nhập, Tái Xuất Và Tạm Xuất, Tái Nhập Hàng Hóa ?
-
Tạm Xuất Tái Nhập Là Gì? (Cập Nhật 2022) - Công Ty Luật ACC
-
Quy Trình Làm Hàng Tạm Xuất - Tái Nhập - Bill Company
-
Những điều Cần Biết Về Thủ Tục Hàng Tạm Xuất Tái Nhập
-
Tạm Xuất Tái Nhập Là Gì? Hướng Nghiệp Tương Lai Cho Bạn
-
Tạm Nhập Tái Xuất Là Gì? Các Hình Thức Tạm Nhập Tái Xuất?
-
Kiến Thức Ngành Xuất Nhập Khẩu: Tạm Xuất Tái Nhập Là Gì?
-
Tạm Nhập Tái Xuất Là Gì? Đặc điểm Của Tạm Nhập, Tái Xuất
-
Quy định Về Hàng Tạm Nhập, Tái Xuất - Luật Long Phan
-
08. Loại Hình Tạm Nhập -tái Xuất Hoặc Tạm Xuất-tái Nhập
-
Tái Nhập Trong Thời Hạn Nhất định được Miễn Thuế - TECOTEC Group
-
Tạm Xuất Tái Nhập (Temporary Export And Re-import) Là Gì?
-
Quy Trình Tạm Nhập Tái Xuất Hàng Triễn Lãm